Hoàng Cầm - Mát Phổi, Dịu Ho - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Hoàng cầm là rễ khô của cây Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georg.), thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).
Thành phần hóa học của hoàng cầm: Chứa flavonoid (baicalein, scutelarin…), tanin nhóm pyrocatechic và nhựa.
Tính vị quy kinh: Vị đắng, tính hàn; vào các kinh tâm, đởm, đại tràng và tiểu tràng.
Công năng chủ trị: Có tác dụng thanh nhiệt (thanh nhiệt ở phổi rất tốt), lợi thấp, tả hỏa, chỉ huyết, an thai.
Trị các chứng thấp ôn, hoàng đản, nhiệt lâm, phế nhiệt khái thấu, ung nhọt sang độc, phong ôn thực nhiệt.
Hoàng cầm sống thường dùng thanh nhiệt tả hỏa; khi sao lên thì dùng cầm máu và làm mất tính đắng hàn dễ tổn thương đến dạ dày; sao với rượu có thể tăng cường thanh trừ hỏa nhiệt ở phần trên cơ thể.
Liều dùng: 4g đến 16g.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, phụ nữ có thai ở tạng hàn kiêng dùng.
Một số ứng dụng chữa bệnh của hoàng cầm
- Mát phổi, dịu ho
Ho do phế nhiệt, ho mửa đờm vàng, họng đau, miệng khô
+ Hoàng cầm 24g. Sắc uống. Trị các chứng trên.
+ Hoàng cầm 16g, bán hạ 12g, nam tinh chế 12g. Sắc uống ngày 2 lần. Trị ho nhiệt, đờm tắc.
+ Thang Hoàng cầm tả phế: Hoàng cầm 12g, liên kiều 12g, chi tử 12g, đại hoàng 8g, hạnh nhân 8g, chỉ xác 8g, cát cánh 4g, bạc hà 4g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 2 lần. Trị ho do phế nhiệt.
- Mát ruột, trị lỵ
Các chứng đi lỵ do thấp nhiệt, bụng đau, mót rặn, đái ra máu, có niêm dịch, miệng khát, không muốn uống nước, miệng xít, rêu lưỡi vàng dày.
+ Thang Hoàng cầm: Hoàng cầm 12g, cam thảo 8g, thược dược 8g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 2 lần. Trị sốt nóng, đắng miệng, đau bụng, đi lỵ, lưỡi đỏ, mạch huyền nhanh.
+ Thang Thược dược gia giảm: Hoàng cầm 12g, thược dược 12g, hoàng liên 4g hậu phác 6g, quảng bì 6g, mộc hương 3g.
Sắc uống ngày 2 lần. Trị đau bụng do nhiệt lỵ, mót rặn.TIN LIÊN QUAN
Bài thuốc kinh nghiệm trị ho mùa thu đông
Vỏ rễ cây dâu trị ho suyễn do phế nhiệt, viêm thận
- Lương huyết, an thai
Hoàng cầm 12g, bạch truật 12g, thược dược 12g, đương quy 8g, xuyên khung 4g. Sắc uống ngày 2 lần.
Dùng khi huyết nhiệt, thai động không yên.
Ngoài ra, còn dùng cho các chứng hoàng đản do thấp nhiệt, đổ máu cam do huyết nhiệt, đái ra máu, băng lậu và mụn nhọt do hỏa độc.
- Chữa thấp nhiệt, hoàng đản
+ Hoàng cầm 12g, hoàng bá 12g, hoàng liên 12g, nhân sâm 8g, thạch xương bồ 8g, đại hoàng 8g, chi tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Trị viêm gan virus cấp tính.
+ Hoàng cầm 12g, nhân trần 20g, kim ngân 16g, hoạt thạch 12g, đại phúc bì 12g, mộc thông 12g, phục linh 8g, trư linh 8g, đậu khấu 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia làm 2 lần. Trị viêm gan virus mạn tính.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Vì một thế hệ trẻ em cao lớn chuẩn BMI – Đồng hành dinh dưỡng cùng con trong mùa dịch
Từ khóa » Hoàng Cầm
-
Hoàng Cầm Có Tác Dụng Gì Trong Chữa Bệnh | Vinmec
-
Hoàng Cầm (nhà Thơ) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hoàng Cầm (tướng) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hoàng Cầm - Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Dùng Chữa Bệnh Hiệu ...
-
Hoàng Cầm, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Hoàng Cầm
-
Cây Hoàng Cầm - Dược Liệu Với Nhiều Công Dụng Quý Trị Bệnh
-
Hoàng Cầm - Hello Bacsi
-
Hoàng Cầm Một Câu Chuyện Buồn Và "kháng Sinh Trong Đông Y"
-
HOÀNG CẦM - OPC Pharma
-
Tính Vị, Quy Kinh Của Dược Liệu Hoàng Cầm Và Một Số Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Nhà Thơ Hoàng Cầm Và Vụ án 'Về Kinh Bắc' - BBC News Tiếng Việt
-
100 Năm Ngày Sinh Nhà Thơ Hoàng Cầm Và Bí Mật Cần Giải đáp - BBC