Hoàng Kỳ, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Hoàng Kỳ

HOÀNG KỲ

Chuyên mục chính 1. Các tên gọi của Hoàng Kỳ 2. Cây Hoàng Kỳ (hình ảnh cây Hoàng Kỳ, thu hái, chế biến, bộ phận dùng làm thuốc, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ...) 3. Tác dụng của Hoàng Kỳ (Công dụng, Tính vị và liều dùng) 4. Cây Hoàng Kỳ chữa bệnh gì? Trị phong thấp, mạch Phù, cơ thể nặng, sợ gió, ra mồ hôi: Trị huyết tý, âm dương đều yếu Trị vàng da do nghiện rượu Trị tiêu khát: Trị móng tay lở sưng tấy ở hai bên ngón tay ngón chân, lòi thịt đỏ,: Trị Phế ung, thổ ra huyết: Trị các chứng hư, bất túc, chân tay mỏi mệt Trị người gìa tức mệt, bứt rứt: Trị nôn ra máu không dứt: Trị mồ hôi tự ra: Trị ung thư (mụn nhọt) lâu ngày có mủ mà không vỡ ra: Trị ung thư (mụn nhọt) phá mủ mà vết thương không gom miệng: Trị tiểu không thông: Trị bạch trọc do khí hư: Trị khát,bổ hư, nam nữ suy nhược, hồi hộp Trị trường phong, tả huyết: Trị cơ bị nhiệt, táo nhiệt, mắt đỏ, mặt hồng, mạch Hồng Đại mà Hư:Trị tiểu ra máu, có khi buốt rát đau không chịu nổi: Trị ho ra máu mủ, vì trong hư có nhiệt, không thể dùng thuốc mát được: Trị cơ quan sinh dục ngứa: Trị chóng mặt,hoa mắt, cơ thể suy yếu Trị phát sốt do huyết hư và chứng muốn thoát Trị mụn nhọt do khí huyết bất túc Trị khớp đau do cơ thể suy nhược, phong thấp: Trị các chứng suy nhược mạn tính Trị Bao tử sa: Trị trực trường sa, lòi dom: Làm thuốc phòng cảm mạo: Phòng cảm mạo: Phòng bệnh viêm đường hô hấp trên trẻ em: Trị viêm mũi dị ứng: Phòng trị ho suyễn: Trị phế quản viêm mạn: Trị dạ dày loét,hành tá tràng loét: Trị dạ dày loét,hành tá tràng loét: Trị bệnh gan mạn tính: Trị bệnh gan mạn tính: Trị bệnh gan mạn tính: Trị nhũn não: Trị bệnh tim mạch: Trị chứng bạch cầu giảm: Trị bệnh thận: Trị cầu thận viêm mạn: Trị sốt xuất huyết: Trị thị lực giảm sau phẫu thuật bóc võng mạc mắt: Trị tiền liệt tuyến phì đại: Trị bệnh vẩy nến: Trị Lupus ban đỏ: 5. Nơi mua vị thuốc Hoàng Kỳ đạt chất lượng ở đâu?

Tên gọi khác của Hoàng Kỳ

Tên dân gian: Đái thảm (Bản Kinh), Đái thâm, Thục chi, Bách bản, Ngải thảo, Kỵ thảo, Độc thầm (Biệt Lục), Vương tôn (Dược Tính Bản Thảo), Dương nhục (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Hoàng thị, Miên kỳ, Đái phấn (Bản Thảo Cương Mục), Đố phụ, Cam bản ma, Bách dược miên (Hòa Hán Dược Khảo), Hoàng kỳ, Sinh hoàng kỳ, Chích hoàng kỳ, Thanh chích kỳ, Mật chích kỳ, Đại hữu kỳ, Miên hoàng kỳ, Mạc giáp hoàng kỳ, Thượng hữu kỳ, Tây thượng kỳ, Kỳ diện, Bạch thủy,hoàng kỳ, Đại hoàng kỳ, Thổ hoàng - kỳ, Nham hoàng kỳ (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển), Độc căn (Cam Túc Trung Dược Thủ Sách), Nhị nhân đài (Liêu Đình Kinh Tễ Thực Vật Chí), Thổ sơn bạo phương căn (Tân Cương Dược Tài), Miên hoàng kỳ, Thượng hoàng kỳ, Mật trích hoàng kỳ, Thanh trích hoàng kỳ, Sinh hoàng kỳ, Sinh hoàng kỳ bì (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tên khoa học: Astragalus membranaceus (Fisch) Bge

Họ khoa học: Thuộc họ Cánh Bướm (Fabaceae).

Cây hoàng kỳ

Hoàng kỳ, hoang kì(Mô tả, hình ảnh cây hoàng kỳ, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả:

Hoàng kỳ là cây thuốc quý, dạng cây thảo sống lâu năm, thân mọc thẳng đứng phân nhiều cành, cao khoảng 6-70cm, phân nhiều cành. Rễ hình trụ đường kính 1-2cm, dài và đâm sâu, dai rất khó bẻ, vỏ ngoài màu nâu đỏ hay màu vàng nâu. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 15-25 lá chét hình trứng dài, trên trục lá có lông trắng, lá kèm mọc rời, lá kèm phía dưới hình trứng tròn, lá kèm phía trên hình mác. Lá chét có từ 8-13, dài từ 6-20m, rộng 3-8mm, đầu lá nhọn hoặc tròn. Hoa tự dài hơn lá. Cuống hoa tự dài 4-12cm, lá bắc hình mũi mác ngắn hơn lá dài. Đài hoa hình chuông xẻ răng cưa ngắn. Tràng hoa màu vàng nhạt. Nhị đực 10, xếp thành 2 bó. Quả loại đậu hình bán nguyệt bẹt, dài 2,5cm, rộng 9mm, có lông dính dát quả, đầu quả dài ra thành hình gai nhọn. Ở Trung Quốc mùa hoa vào tháng 6-7, quả tháng 8-9. Sống tốt ở nơi đất cát, thoát nước tốt, bờ rừng, hay gặp ở các tỉnh Diên An, Du Lâm, Bửu Kê, Đông Bắc, Hoa Bắc, Tây Bắc, Tứ Xuyên. Cây được trồng hoặc mọc hoang ở Trung Quốc. Mãi cho tới nay nước ta còn phải nhập Hoàng kỳ của Trung Quốc ở nước ta mới còn đang di thực chưa được phổ biến.

Thu hái, sơ chế:

Vào mùa thu, thu hoạch rễ, thường thu hoạch sau 3 năm, sau 6-7 năm thì càng tốt. Đào rễ rửa sạch đất cát cắt bỏ đầu và rễ con, phơi hay sấy khô.

Bộ phận dùng làm thuốc:

Rễ (Radix Astragali).

Mô tả dược liệu:

Hình ảnh vị thuốc hoàng kỳ

Rễ hình viên trụ, rắn và có bột, ít khi phân nhánh, trên thô dưới nhẵn, dài 30-60cm, đường kính 1,5-3,5cm. Mặt ngoài màu vàng tro hoặc nâu xám, có những vân dọc. Mặt bẻ có những sợi cứng và xơ. Chất mềm xốp và cứng, vỏ ngoài màu trắng, chính giữa màu trắng vàng, giữa hai lớp có vòng màu nâu nhạt, có nhiều củ có khe từ chính giữa phát lan ra. Rễ to mập nhiều thịt ít xơ, dai bền, ruột vàng là tốt.

Có thứ vỏ đen (trên thương trường gọi là Hắc kỳ) thịt vàng. Có thứ còn non (tên thương trường gọi là Nộn kỳ) thịt trắng nhiều bột không xơ là thứ thượng phẩm. Có khi người ta giả Hắc kỳ bằng cách nhuộm đen Hoàng kỳ, nhưng khi rửa thì hết đen (Danh Từ Dược Vị Đông Y).

Bào chế

Hình ảnh chích hoàng kỳ

- Cắt bỏ đầu, đồ lên nửa ngày, tước ra sợi nhỏ để lên mặt đá đập dập mà dùng (Lôi Công bào chích luận).

- Đập dập nát, tẩm mật Ong sao 3 lần, có khi tẩm muối đồ chín (Bản Thảo Cương Mục).

- Rửa sạch, ủ hơi mềm, xắt hoặc bào mỏng 1-2 ly.Sấy nhẹ hoặc phơi cho khô (dùng sống). Hoặc sau khi làm khô đập nát tước nhỏ, tẩm mật rồi sao vàng (cách này hay dùng gọi là Chích hoàng-kỳ). Hoặc ngâm mật Ong loãng 2-3 ngày cho thấm rồi quấn giấy bản lùi vào tro, nếu làm ít, hoặc sao vàng.( Trung Dược Đại Từ Điển).

Bảo quản:

Để nơi cao ráo, nơi ẩm dễ hư. Khi đã tẩm mật thì không nên để lâu.

Thành phần hóa học:

Hình ảnh vị thuốc hoàng kỳ sao

+ Theo Sở dược thuộc Viện nghiên cứu y học Bắc kinh: trong Hoàng kỳ có Cholin, Betain, nhiều loại Acid Amin và Sacarosa.

+ Theo Lý Thừa Cố (Sinh dược học 1952): trong Hoàng kỳ có Sacarosa, Glucosa, tinh bột, chất nhầy, gôm, hơi có phản ứng Alcaloid.

+ Trong Hoàng kỳ có Sacarosa, nhiều loại Acid Amin, Protid (6,16- 9,9%), Cholin, Betain, Acid Folic, Vitamin P, Amylase (Trung Dược Học).

+ Trong Hoàng kỳ có 2’, 4’ - Dihyroxy-5,6-Dimethoxyisoflavane, Choline, Betaine, Kumatakenin, Sucrose, Glucoronic Acid, b-Sitosterol (Chinese Hebral Medicine).

+ Soyasaponin I, Calycosin-7-O-b-D-Glucoside, 2’-Hydroxy-3’, 4’-Dimethoxyisoflavane-7-O-b-D-Glucoside, 9,10-Dimethoxypterocarpan-3-O-b-D-Glucoside (Vương Đức Khiêm – Trung Thảo Dược 1989, 20 (5): 198.

+ Palmatic acid, Linoleic acid, Linolenic acid (Lưu Thiên Bồi – Gian Tô y Dược 1978, 2: 32).

+ Coriolic acid (Subarnas Anas và cộng sự Planta Med, 1991, 57 (6): 590.

Tác dụng dược lý:

Hình ảnh hoàng kỳ thái lát

Tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể: Hoàng kỳ làm tăng chức năng thực bào của hệ thống tế bào lưới, nếu cùng dùng với Linh chi, Đảng sâm thì tác dụng càng rõ. Người bình thường sau khi cho uống nướcsắc Hoàng kỳ thì IgM, IgE và cAMP trong máu tăng lên rõ, SIaA trong nướcmiếng giảm rõ. Hoàng kỳ và Polysaccharide của nó có khả năng làm cho tế bào tương của lách súc vật tăng sinh, thúc đảy sự hình thành kháng thể và nâng cao tính miễn dịch của thể dịch. Hoàng kỳ không những làm tăng cường chức năng miễn dịch mà lại còn có tác dụng điều tiết 2 chiều, có thể coi Hoàng kỳ như 1 vị thuốc điều tiết miễn dịch (Trung Dược Học).

Thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể: Làm thí nghiệm mỗi ngày: thụt vào bao tử chuột nhắt nướcsắc Hoàng kỳ trong 3 tuần, chuột khỏe lên. Hoàng kỳ dùng trong nuôi dưỡng tế bào làm cho tế bào sinh trưởng nhanh, số lượng tế bào hoạt động tăng lên nhiều, tuổi thọ kéo dài. Nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy thuốc làm tăng cương1 chuyển hóa sinh lý của tế bào, tác dụng này có thể do thuốc có tác dụng điều chỉnh cAMP và cGMP trong tế bào.Hoàng kỳ có thể thúc đẩy sự chuyể hoa Protid của huyết thanh và gan, đây cũng là1 mặt quan trọng của tác dụng ‘Phù Chính’ của thuốc (Trung Dược Học).

Tác dụng lợi tiểu: Nướcsắc và cao lỏng Hoàng kỳ đối với súc vật thực nghiệm (chuột cống, thỏ, chó...) và người thường đều có tác dụng lợi tiểu rõ rệt. Súc vật sau khi uống thuốc, lượng nướctiểu tăng 64% (Trung Hoa Y Học Tạp Chí,47 (1): 7-11, 1961) nhưng phạmvi liều lượng có hiệu quả hẹp, liều thấp không có tác dụng, ngược lại, liều quá cao lại làm cho nướctiểu giảm(Tác Dụng Hạ Áp Và Lợi Niệu Của Hoàng Kỳ, Dược Học Học Báo 12 (5), 319-324, 1965).

Tăng lực co bóp của của tim bình thường: đối với trạng thái suy tim do mệt mỏi hoặcdo nhiễm dộc, tác dụng cường tim của thuốc càng rõ. Dịch tiêm Hoàng kỳ có tác dụng 100% làm cho mạch co bóp và làmnhanh nhịp tim cô lập của thỏ (Trung Dược Học).

Hạ áp: Nước sắc, cao lỏng, cồn Hoàng kỳ tiêm dưới da hoặctĩnh mạch cho súc vật đã gây mê đều có tác dụng hạ áp nhanh nhưng thời gian ngắn. Tác dụng hạ áp có thể do thuốc làm dãn mạch ngoại vi ( Trung Dược Ưùng Dụng Lâm Sàng). Thí nghiệm trên chuột bạch và chuột lang còn chứng minh thuốc có tác dụng tăng sứ đề kháng của mao mạch, do đó, có thể đề phòng hiện tượng thẩm thấu của mao mạch tăng mạnh do Clorofoc, Histamin tạo nên (Trung Dược Học).

Đối với Thận và niệu đạo:

Hình ảnh hoàng kỳ thái chéo

+Trên lâm sàng cho thấy Hoàng kỳ cùng dùng với Đảng sâm trị đạm niệu do Thận hư nhiễm mỡ. Nếu dùng liều cao thuốc có tác dụng làm giảm đạm niệu. Có báo cáo cho bằng dùng bột Hoàng kỳ tốt hơn (Trích Luận Văn Hội Nghị Khoa Học Sinh Lý Trung Quốc, trang 135,1964).

+ Dùng lượng lớn Hoàng kỳ có thể giảm phù và cải thiện trạng thái dinh dưỡng của cơ thể (Trích Luận Văn Báo CáoTại Hội Nghị Khoa Học Sinh Lý Toàn Quốc Trung Quốc Lần Thứ 2, trang 13,1963).

Kháng Khuẩn:

trong ống nghiệm thuốc có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn lỵ Shigella, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu, tụ cầu vàng (Trung Quốc Tạp Chí 1947, 67: 648-656,).

Đối với tử cung:

Dịch tiêm Hoàng kỳ có tác dụng hưng phấn co bóp tử cung cô lập của chuột cống 100%. Nướcsắc Hoàng kỳ có tác dụng ức chế ruột cô lập của thỏ. Polysaccharide Hoàng kỳ có tác dụng kháng tế bào ung thư. Dịch tiêm Hoàng kỳ trong ống nghiệm có tác dụng làm tăng trưởng xương đùi của phôi thai gà (Trung Dược Ưùng Dụng Lâm Sàng).

Đối với gan:

Hoàng kỳ có tác dụng bảo vệ gan, chống giảm sút Glycogen ở gan (Trích Luận Văn Báo Cáo Tại Hội Nghị Học Thuật Của Hội Dược Học Trung Quốc 1963, trang 332-333).

Vị thuốc hoàng kỳ

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Tính vị:

Hình ảnh vị thuốc hoàng kỳ

+ Vị ngọt, tính hơi ôn (Bản Kinh).

+ Khí ấm, vị ngọt, tính bình (Y Học Khải Nguyên).

+ Vị ngọt, tính hơi ôn (Trung Dược Học).

+ Vị ngọt tính hơi ấm (Trung Dược Đại Từ Điển).

+Vị ngọt, tính ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Quy kinh:

+ Vào kinh thủ Thiếu dương (Tam tiêu), túc Thái âm (Tỳ), túc Thiếu âm (Thận), Mệnh môn (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Vào kinh thủ Thiếu dương, thủ Thái âm (Phế), túc Thái âm (Bản Thảo Mông Thuyên).

+ Vào kinh thủ Dương minh (Đại trường), thủ Thái âm (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Vào kinhthủ thái âm (Phế), túc thái âm (Tỳ), thủ thiếu âm (Tâm) (Trung Dược Học).

+ Vào kinh Phế và Tỳ (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Vào 2 kinh Phế, Tỳ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tác dụng:

Dùng sống: Ích vệ, cố biểu, lợi thủy, tiêu thủng, thác độc, sinh cơ.

Dùng nướng: bổ trung ích khí..(Trung dược đại tự điển).

Dùng sống: cố biểu, lợi tiểu. Tẩm sao: Có tác dụng bổ khí huyết; bổ tỳ vị.(Trung quốc dược học đại tự điển).

Bổ khí, cố biểu, lợi thủy, thác độc, bài nùng, lâu lành các vết thương, sinh cơ (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).

Chủ trị:

+ Chủ ung nhọt lở loét lâu ngày, bài nùng, chỉ thống, trị bệnh phong hủi, ngũ trĩ, bổ hư, tiểu nhi bách bệnh (Bản Kinh).

+ Chủ tử cung bị phong tà khí, trục ác huyết ở ngũ tạng, bổ hư tổn (nam giới), ngũ lao (5 tạng hư tổn) gầy ốm, chỉ khát, bụng đau, tiêu chảy, lỵ, ích khí, lợl âm khí (Biệt Lục).

+ Chủ hư suyễn, thận suy, tai điếc, trị hàn nhiệt (Dược Tính Bản Thảo).

+Hoàng ky trợ khí, tráng gân cốt, trưởng nhục, mạnh cơ bắp, bổ huyết, phá trưng tích, trị loa lịch, anh lựu, trường phong, huyếtbăng, đái hạ. .. các bệnh trước và sau khi sinh đẻû, tiêu khát, ho có đờm (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

+ Trị hư lao, mồ hôi tự ra, bổ phế khí, làm mạnh da lông, tả phế nhiệt, mạch huyền, mồ hôi tự ra, trị tỳ vị hư nhược, các chứng ung mụn họt, lở ngứa (Y Học Khởi Nguyên).

+ Dùng sống: Trị mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, huyết tý, nhũ ung, ung thư (mụn nhọt) không vỡ mủ hoặcvỡ mủ mà không gom miệng.

Dùng nướng: Trị nội thương lao quyện, tỳ hư, tiêu chảy, thoát giang, khí hư, huyết thoát, băng đới, các chứng khí suy, huyết hư (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Trị đái đường, đái đục, đái buốt...Dương hư, tự ra mồ hôi, mệt mỏi ăn ít, khí hư phù thũng, Khí hư, mất huyết, băng huyết, Ung nhọt, lở loét không liền miệng . Trung khí hạ hãm gây ra các chứng bao tử sa, trực trường sa, tử cung sa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị khí hư, không có sức, ăn ít, trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, thoát giang, tiêu ra máu, băng lậu, phần biểu hư mồ hôi tự ra, khí hư, thủy thủng, ung nhọt không vỡ mủ, vết thương không liền miệng, huyết hư, gầy ốm, nội nhiệt, tiêu khát, Thận viêm mạn, tiểu đục, tiểu đường.Nướng mật có tác dụng ích khí bổ trung, trị khí hư, không có sức, ăn ít, tiểu đường (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).

Liều dùng: 12-20g, có khi tới 80g .

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc hoàng kỳ

HÌnh ảnh hoàng kỳ

Trị phong thấp, mạch Phù, cơ thể nặng, sợ gió, ra mồ hôi:

Bạch truật 30g, Cam thảo 20g, Hoàng kỳ 40g, Phòng kỷ 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, thêm Gừng 4 lát, Táo 1 trái, sắc uống.(Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).

Trị huyết tý, âm dương đều yếu, mạch bộ thốn và quan đều Vi, bộ xích Tiểu,Kết, bên ngoài cơ thể mất cảm giác, giống như chứng phong tý:

Hoàng kỳ, Quế chi, Thược dược đều 120g, Sinh khương 240g, Táo 12 trái. Sắc, chia ra uống (Hoàng Kỳ Quế Chi Ngũ Vật Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).

Trị vàng da do nghiện rượu, vùng dưới tim đau, chân sưng, tiểu vàng, hoặcuống rượu sinh ra những nốt vàng đen đỏ ở da, do say rượu quá mà gặp gió và nước mà gây ra:

Hoàng kỳ 80g,Mộc lan 40g,tán bột, uống mỗi lần 8gvới rượu, ngày 3 lần (Trửu Hậu phương).

Trị tiêu khát:

Can địa hoàng200g Chích thảo 120g, Hoàng kỳ 120g, Mạch môn (bỏ lõi) 120g, Phục thần 120g, Quát lâu 120g, sắc uống ( Hoàng Kỳ Thang - Thiên Kim phương).

Trị móng tay lở sưng tấy ở hai bên ngón tay ngón chân, lòi thịt đỏ,:

Hoàng kỳ 80g,Lan nhự 120g,ngâm với giấm 1 đêm, thêm mỡ Heo 5 chén nhỏ, sắc với lửa nhỏ còn 3 chén, bỏ bã, bịt ở trên chỗ lở loét, ngày 3 lần thay, thịt đó sẽtiêu (Ngoại Đài Bí Yếu).

Trị Phế ung, thổ ra huyết:

Hoàng kỳ 80g,tán bột, mỗi lần dùng 8gsắc vớinước uống lúc còn nóng. Ngày uống 3-4 lần (Thánh Huệ Phương).

Trị các chứng hư, bất túc, chân tay mỏi mệt, ngực phiền, hồi hộp, tiêu khát, miệng môi khô, sắc mặt vàng úa, không muốn ăn uống hoặclúc đầu khát mà sau phát ghẻ nhọt, hoặc bị mụn nhọt rồi sinh ra khát:

Chích thảo 40g, Hoàng kỳ (nướng mật) 240g, Gĩa nát, mỗi lần dùng 8g, thêm Táo 1 trái, sắc uống (Hoàng Kỳ Lục Nhất Thang - Cục Phương).

Trị người gìa tức mệt, bứt rứt:

Miên Hoàng kỳ, Trần bì (bỏ xơ trắng), mỗi thứ 20g, tán bột, mỗi lần uống 12g,Vừng (Mè) 1 chén nhỏ, nghiền nát, lọc như tương, sắc cho tới khi thấy có nổi như sữa mới bỏ vào một thìa mật ong rồi sắc tiếp. Uống lúc đói, thuốc này dược tính bình hòa không lạnh không nóng, uống vào không bị bí tắc, hiệu quả như thần (Hòa Tễ Cục Phương).

Trị nôn ra máu không dứt:

Hoàng kỳ 10g,Tử bối phù bình 20g,tán bột, mỗi lần uống 4g với nước Gừng và Mật (Thánh Tế Tổng Lục).

Trị mồ hôi tự ra:

Bạch truật 80g, Hoàng kỳ 40g, Phòng phong 40g. Tán bột.Mỗi lần dùng 12g,thêm Gừng 3 látsắc uống (Ngọc Bình Phong Tán – Đan Khê Tâm Pháp).

Trị ung thư (mụn nhọt) lâu ngày có mủ mà không vỡ ra:

Đương quy 8g, Hoàng kỳ 16g, Tạo giác thích 6g, Xuyên khung 12g, Xuyên sơn giáp (sao) 4g, Sắc uống. (Thấu Nùng Tán - Ngoại Khoa Chính Tông).

Trị ung thư (mụn nhọt) phá mủ mà vết thương không gom miệng:

Cam thảo 8g, Hoàng kỳ 12g, Mẫu lệ 12g, Ngũ vị tử 4g, Nhân sâm 12g, Phục linh 12g, Sinh khương 12g. Sắc uống ấm(Hoàng Kỳ Nhân Sâm Mẫu Lệ Thang - Tứ Thánh Tâm Nguyên).

Trị tiểu không thông:

Miên hoàng-kỳ 8g, nước 2 chén, sắc còn 1 chén, uống nóng. Trẻ con dùng phân nửa (Tổng Vi Luận)

Trị bạch trọc do khí hư:

Hoàng kỳ (sao với muối) 20g,Phục linh 40g,tán bột, mỗilần uống 8gvới nước, lúc đói (Hoàng Kỳ Tán - Kinh Nghiệm Lương Phương).

Trị khát,bổ hư, nam nữ suy nhược, hồi hộp, đái đường, sắc mặt vàng úa, không ăn uống được, hoặc trước khát sau lở nhọt, hoặc trước lở nhọt sau khát (tiêu khát), nên uống thường thuốc này để bổ khí huyết và an hòa ngũ tạng lục phủ, phòng chống được các loại bệnh ung thư:

Miên hoàng kỳ (cắt bỏ đầu đuôi) 240g,trong đó lấy một nửa sấy khô, tán bột, Phấn cam thảo 40g,trong đó 20gdùng sống, 20gsao vàng tán bột. Mỗi lần uống 8gvới nước sôi, ngày 3 lần, hoặc có thể sắc uống (Hoàng Kỳ Lục Nhất Thang- Ngoại Khoa Tinh Yếu Phương).

Trị trường phong, tả huyết:

Hoàng kỳ, Hoàng liên, lượng bằng nhau. Tán bột, trộn với bột miến làm hoàn, uống (Tế Sinh Phương).

Trị cơ bị nhiệt, táo nhiệt, mắt đỏ, mặt hồng, mạch Hồng Đại mà Hư:

Hoàng kỳ 40g, Đương quy (tẩy rượu) 8g, sắc uống lúc đói. (Đương Quy Bổ Huyết Thang - Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận).

Trị tiểu ra máu, có khi buốt rát đau không chịu nổi:

Hoàng kỳ, Nhân sâm, liều lượng bằng nhau,tán bột, lấy 1 củ Đại la bặc (củ cải lớn), sắc ra 45 miếng (bằng ngón tay lớn),tẩm với 80gmật,sao cho tới khi nào hết mật. Chấm bột thuốc ăn khi nào cũng được hoặc uống với nước muối (Vĩnh Loại Kiềm Phương).

Trị ho ra máu mủ, vì trong hư có nhiệt, không thể dùng thuốc mát được:

Cam thảo 40g, Hoàng kỳ tốt 160g, tán bột, mỗilần uống 8gvới nước nóng (Tịch Duyên Thưởng Phương).

Trị cơ quan sinh dục ngứa:

Hoàng kỳ, Nhân sâm, mỗi thứ 40g, tán bột, Long não tốt 4g,dùng nước cốt ngó sen làm viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 20 viên với nước nóng (Bản Sự Phương).

Trị chóng mặt,hoa mắt, cơ thể suy yếu, ít ăn và Rong kinh băng huyết, sa trực trường, sa tử cung do khí hư:

Bạch truật, Cam thảo, Đảng sâmĐương qui, Hoàng kỳmỗi thứ 12g,Sài hồ 6g, Thăng ma 4g, Trần bì 6g,Sắc uống (Bổ Trung Ích Khí Thang - Tỳ Vị Luận).

Trị phát sốt do huyết hư và chứng muốn thoát do huyết hư sau khi mất máu nhiều:

Hoàng kỳ 40g,Đương quy 8g.Sắc,thêm một ít Đồng tiện uống (Đương Quy Bổ Huyết Thang - Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận).

Trị mụn nhọt do khí huyết bất túc, sưng tấy lở loét hãm vào không lành được hoặc lâu ngày không lành:

Bạch truật 8g, Cam thảo 4g, Đương quy 12g, Hoàng kỳ 16g, Kim ngân hoa 16g, Tạo giácthích, Thiên hoa phấn, Hoàng kỳû mỗi thứ 12g, Xuyên khung 8g, sắc uống (Hoàng Kỳ Nội Thác Tán - Y Tông Kim Giám).

Cam thảo 6g,Đương quy 16g, Hoàng kỳ, Kim ngân hoa mỗi thứ 20g, Sắc uống (Tứ Diệu Thang – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trị khớp đau do cơ thể suy nhược, phong thấp:

Bạch thược 120g,Hoàng kỳ 120g,Quế chi 120g, Sinh khương 240g,Đại táo 12 trái (Hoàng Kỳ Quế Chi Ngũ Vật Thang -Kim Quỹ Yếu Lược).

Trị các chứng suy nhược mạn tính do tỳ khí hư nhược, mệt mỏi kém ăùn hoặc các chứng tiêu chảy kéo dài, Rong kinh, sa tử cung, sa trực trường: dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang:

Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Đương qui mỗi thứ 12g, Thăng ma 4g, Sài hồ, Trần bì mỗi thứ 6g, Cam thảo 4g, sắc nước uống, thuốc có tác dụng bổ khí, thăng dương (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị Bao tử sa:

Dùng Hoàng kỳ (sống), Thăng ma, Sài hồ, Ngũ vị tử chế thành dịch tiêm ‘Thăng Tạng Linh’, mỗi lần tiêm bắp 4ml, ngày 2 lần hoặc tiêm huyệât Trung quản, Túc tam lý mỗi huyệt 0,5ml cách nhật, l tháng là l liệu trình, có kết hợp thuốc trị các bệnh khác, sau khi ăn, bệnh nhân nằm nghỉ. Trị 33 ca bao tử sa, kết quả khỏi 9 ca, tốt 9 ca, có kết quả 10 ca, tỷ lệ kết quả 84,9% (Tổ Tiêu Hóa Nội Khoa Thuộc Sở Nghiên Cứu Trung Y Tỉnh Thái Nguyên –‘Tiểu Kết 42 Ca Bao Tử Sa Điều Trị Bằng ‘Thăng Tạng Linh’, Sơn Tây Y Dược Tạp Chí 1978, 2: 31).

Trị trực trường sa, lòi dom:

Dùng Hoàng kỳ 30-50g phối hợp với Đan sâm 15g, Sơn tra nhục 10g, Phòng phong, Thăng ma mỗi thứ 3g, sắc nước uống mỗi ngày l thang, dưới 3 tuổi giảm liều. Nếu có lòi ra ngoài, thêm Thuyền thoái, Kinh giới (than), Băng phiến tán bột trộn với Hương dầu bôi trị sa trực trường, kết quả tốt (Vương Chí Thanh, Trị Sa Trực Trường Bằng Thuốc’, Sơn Đông Trung Y Tạp Chí 1983, 2: 43).

Làm thuốc phòng cảm mạo:

Tổ nghiên cứu trị cảm mạo, viêm phế quản đã

Cho uống mỗi ngày 5 viên Hoàng kỳ (mỗi viên có lg thuốc sống), ngày 3 lần hoặccách nhật sắc 15g Hoàng kỳ uống, 10 ngày một liệu trình, nghỉ thuốc 5 ngày, uống liệu trình 2. Đã dùng cho 540 nguời dễ cảm mạo, số lần người cảm giảm bình quân 2,7 lần và rút ngắn được thời gian mắc bệnh (Trung Y Tạp Chí 1980, l: 7 l),

Phòng cảm mạo:

Dương Vĩnh Phương và cộng sự dùng Hoàng kỳ 15g, Đại táo 10g, chế thành thuốc bột chia làm 2 bao hòa nước uống, người lớn mỗi lần l bao, ngày 2 lần. Đã theo dõi 160 ca chứng minh thuộc có tác dụng phòng chống cảm mạo nhẹ phát sinh, hạ thấp tỷ lệ bệnh viêm Phế quản, hen phế quản, viêm mũi dị ứng (Hồ Nam Trung Y Học Viện Học Báo 1987, 4: 13).

Phòng bệnh viêm đường hô hấp trên trẻ em:

Chiết xuất nước Hoàng kỳ cho vào ống 2ml (tương đương thuốc sống 2g), ngày uống l lần. Thẩm Vỹ Bình đã theo dõi 100 ca, kết quả 94% (Giang Tô Trung Y Tạp Chí 1988, 9: 32).

Trị viêm mũi dị ứng:

Bồ Chí Thành dùng dịch tiêm Hoàng kỳ chích vào mũi mỗi bên 2ml, 3 ngày 1 lần, 10 lần là một liệu trình, theo dõi 47 ca có kết quả93,26% (Nam Kinh Y Học Viện Học Báo 1988, 3: 246).

Phòng trị ho suyễn:

Tổ Hô hấp bệnh viện Nhi khoa thuộc Y học viện số 1 Thượng Hải dùng ống thuốc Hoàng kỳ 2ml (mỗi 1 ml có 1g thuốc sống), chia Thủy châm 2 huyệt Túc tamlý, mỗi tuần 2 lần, 3 tháng là một liệu trình, dùng liền 3-4 liệu trình, mỗi liệu trình cách nhau 2 tuần, theo dõi 41 ca, kết quả 85,4%, kết quả tốt 56, l%, bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, tinh thần tốt, ít bị cảm, một số bệnh nhân tăng trọng, vết chàm ngoài da tiến bộ rõ, hết hoặc giảm mồ hôi trộm (Trung Hoa Nhi Khoa Tạp Chí 1978, 2: 87).

Trị phế quản viêm mạn:

Nhóm nghiên cứu phế quản viêm mạn tính của Quân y viện số 5 thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc dùng bài thuốc: Hoàng kỳ 24g, Tuyền phúc hoa 10g, Bách bộ 10g, Địa long 6g, chế thành 54 viên thuốc, nặng 0,31g, mỗi lần uống 6 viên, ngày 3 lần, 10 ngày là một liệu trình, uống 3 liệu trình. Đã trị phế quản viêm mạn tính 254 ca, đạt kết quả 98 ca, khỏi lâm sàng (ổn định) 35,4 ca, tốt nhất đối với các thể bệnh hư hàn, tỳ hư, đàm thấp và thận hư (Tân Trung Y Tạp Chí 1982, 2: 12).

Trị dạ dày loét,hành tá tràng loét:

Tổ Tiêu hóa nội khoa bệnh viện số 2 Tân Y Học Viện Giang Tô dùng tiêm bắp dịch Hoàng kỳ mỗi lần 2ml (1ml tương đương 1g thuốc sống), ngày 2 lần, đã trị 18 ca dạ dày loét, 5 l ca hành tá tràng loét, 4 ca loét hỗn hợp. Kết quả: sau 1 tuần dùng thuốc, các triệu chứng chủ yếu đều giảm với mức độ khác nhau, kiểm tra X-quang sau 1 tháng 36 ca: có 13 ca hết ổ loét, có tiến bộ 15 ca, không kết quả 10 ca (Giang Tô Y Dược Tạp Chí 1977, l: 20).

Trị dạ dày loét,hành tá tràng loét:

Huệ Quang Hỷ dùng bài Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang Gia Giảm trị 43 ca dạ dày hành tá tràng viêm loét:: Hoàng kỳ 12g, Bạch thược 12g, Cam thảo 5g, Quế chi 10g, Sinh khưong 3g, Đại táo 5 quả, Đường phèn 30g, sắc nước, chia 2 lần uống, tùy chứng gia giảm, tất cả bệnh nhân đều được chụp X-quang trước và sau uống thuốc. Kết quả sau thời gian dùng thuốc từ 25 đến 53 ngày, 22 ca khỏi, 17 ca tiến bộ, 4 ca không kết quả, tỷ lệ có kết quả 90,7% (Hồ Nam Y Dược Tạp Chí 1977, 2: 35).

Trị bệnh gan mạn tính:

Ngô Khai Chi dùng dịch tiêm Hoàng kỳ 4ml (1ml có 1g thuốc sống) tiêm bắp ngày 1 lần, có cho thêm một số Vitamin bảo vệ gan, trị viêm gan mạn 29 ca, liệu trình từ 1 đến 3 tháng, có kết quả cải thiện triệu chứng lâm sàng và gan nhỏ lại (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1983, 3: !03).

Trị bệnh gan mạn tính:

Hậu Thế Vinh và cộng sự dùng dịch tiêm Sâm Kỳ mỗi 1ần tiêm bắp 4ml (mỗi ml có 2g thuốc sống) Hoàng kỳ, 1g Đan sâm, ngày l lần, mỗi tuần tiêm 6 lần, một liệu trình 3 tháng. Đã trị 112 ca trong đó có 58 ca chỉ dùng thuốc này và phối hợp Vitamin, kết quả trước mắt 83% thuốc có tác dụng tốt hơn đối với viêm gan kéo dàl, tỉ lệ kết quả 89,5% có triệu chứng cải thiện và chức năng gan hồi phục tốt (Trung Thảo Dược 1980, 12: 551).

Trị bệnh gan mạn tính:

Mạnh Tiên đã dùng 100% dịch tiêm Hoàng kỳ tiêm vào huyệt Túc tam lý (2 bên), Thận du (2 bên), mỗi 3 ngày thay nhau tiêm 1 lần, mỗi 1ần 1ml, 2 tháng là một iệu trình. Một số bệnh nhân được tiêm thêm 1ml dịch Đảng sâm và cho thuốc bảo vệ gan. Đã trị 114 ca HbsAg dương tính, số bệnh nhân chuyển âm tính và tiến bộ 13 1 ca, tỷ lệ 75,3% (Cát Lâm Trung Y Duợc Tạp Chí 1985, 5: 24).

Trị nhũn não:

Trương Học Văn và cộng sự dùng ‘Thông Mạch Sơ Lạc Dịch’ (Hoàng kỳ, Đơn sâm, Xuyên khung, Xích thưực) 250ml truyền tĩnh mạch mỗi ngày, 10 ngày là một liệu trình, nghỉ 4 ngày, tiếp tục liệu trình hai, đồng thời mỗi ngày sắc uống bài Thông Mạch (Hoàng kỳ, Hồng hoa, Xuyên khung, Đơn sâm, Sơn tra, Ngưu tất, Địa long, Quế chi). Trị 110 ca nhũn não, khỏi 52 ca, kết quả tốt 36 ca, tiến bộ 20 ca, tỉ lệ kết qủa 98,2%((Tân Trung Y Tạp Chí 1982, 3: 37).

Trị bệnh tim mạch:

Tổ nghiên cứu bệnh mạch vành bệnh viện Phụ Ngoại thuộc Viện Khoa Học Y Học Trung Quốc dùng bài thuốc: Hoàng kỳ 30g, Xích thược, Đan sâm mỗi thứ 15g, Đương qui 12g, Xuyên khung 10g, mỗi ngày 1 thang, sắc uống, một liệu trình 4-6 tuần, kết hợp thuốc Tây điều trị triệu chứng, trị 98 ca nhồi máu cơ tim cấp thể khí hư, huyết ứ, kết quả 90 ca hồi phục, 8 ca tử vong. So với Tổ chỉ dùng Tây y 15 1 ca, hồi phục 101 ca, tử vong 44 ca (Trung Hoà Nội khoa Tạp Chí 1976, 4: 216).

Trị chứng bạch cầu giảm:

Phùng Vân Trung dùng bài: Hoàng kỳ (sống) 30g, Điều sâm 15g, Tiểu hồng táo 20 quả, sắc uống, trị chứng bạch cầu giảm do Dibazol 14 ca có kết quả tốt (Vân Nam Trung Y Tạp Chí 1980, 2: 28).

Trị bệnh thận:

Tổ nghiên cứu viêm thận thuộc Sở Nghiên cứu Y Dược dân tộc tỉnh Hắc Long Giang dùng độc vị Hoàng kỳ chế thành cao lỏng, mỗi ngày uống tương đương lượng 100g thuốc sống, chia 2 lần. Thời gian điều trị từ 15 ngày đến 3 tháng, không dùng các loại thuốc Tây. Đã trị viêm thận mạn 20 ca, kết quả tốt 7 ca, tiến bộ 9 ca, không kết quả 4 ca. Phần lớn bệnh nhân triệu chứng lâm sàng được cải thiện, đạm niệu hết hoặc giảm (Hắc Long Giang Trung Y Dược Tạp Chí 1982, l: 39).

Trị cầu thận viêm mạn:

Đổng Đức Trường dùng dịch tiêm Hoàng kỳ 2ml (hàm lượng tương đương 8g Hòang kỳ sống), một liệu trình 30 ngày không dùng các loại thuốc khác. Trị 56 ca Cầu thận viêm mạn, sau một liệu trình nhận xét thấy thuốc có tác dụng điều tiết tế bào miễn dịch và dịch thể miễn dich, giảm đạm niệu (tỷ lệ kết quả 61,7%, chức năng thận được cải thiện (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1987, 7: 403).

Trị sốt xuất huyết:

Phan Cốc Vân dùng dịch tiêm Hoàng kỳ (lml có Hoàng kỳ sống lg) cho vào dịch truyền20ml nếu không cần truyền dịch thì tiêm bắp mỗi lần 5ml, ngày 2 lần, 7 ngày một liệu trình. Đã trị 23 ca, sau 3 ngày tiến triển tốt 17 ca, 2 ca nặng lên (Tân Y Học Học Báo 1983, 5: 240).

Trị thị lực giảm sau phẫu thuật bóc võng mạc mắt:

Nhiếp Ái Quang dùng dịch tiêm Hoàng kỳ 2ml (1 ml có 2g thuốc sống) tiêm bắp, 30 lần là một liệu trlnh. Sau phẫu thuật lần I, 5-6 tháng bắt đầu điều trị, tất cả 32 ca, 23 ca viễn thị, thị lực tiến bộ và tiếp tục được củng cố (Trung Thảo Dược Học Báo, 1981, 3: 23).

Trị tiền liệt tuyến phì đại:

Hoàng Chí Cường và cộng sự dùng bài ‘Bảo Nguyên Thông Bế Thang’ (Sinh hoàng kỳ 100g, Hoạt thạch 30g) sắc nước 2 lần, trộn đều, ngoài ra dùng Hổ phách 3g tán bột cho vào thuốc, chia uống lúc bụngđói. Kết quả theo dõi 52 ca không còn triệu chứng lâm sàng, tiểu tiện bình thường, kiểm tra trực tràng, tiền liệt tuyến bình thường 38 ca, triệu chứng có bớt, tiểu thông hơn, tiền liệt tuyến co nhỏ 13 ca, 1 ca không kết quả (Tân Trung Y Tạp Chí 1987, 10: 54).

Trị bệnh vẩy nến:

Lưu Minh Nhuệ cho uống viêncao Hoàng kỳ (l viên có hàm lượng thuốc sống l,33g), mỗi lần 4 viên, ngày 2 lần, hoặc mỗi ngày tiêm dịch tiêm Hoàng kỳ 2ml (hàm lượng lml có 4g thuốc sống) tiêm bắp hoặc uống bài thuốc sắc có Hoàng kỳ, ngoài bôi thêm thuốc mỡ axit Boric 10% hoặc thuốc mỡ Lưu huỳnh 10%. Đã trị 204 ca, khỏi 42 ca, cơ bản khỏi 62 ca, đỡ nhiều 91 ca, 9 ca không khỏi, tỷ lệ kết quả 95,61% (Trung Y Tạp Chí 1985, 7: 52).

Trị Lupus ban đỏ:

Phan Phúc Sơ dùng Hoàng kỳ 30-60-90g, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, liệu trình từ 1 đến 12 tháng, một số ít phối hợp dùng liều nhỏ và trung bình Cocticoit. Đã trị 17 ca, kết quả 6 ca tốt, 11 ca khác đềutiến bộ. Tỉ lệ kết quả 100% (Lâm Sàng Y Học Tạp Chí 1985,

Tham khảo:

Kiêng kỵ khi dùng Hoàng Kỳ

- Ghét vị Miết giáp (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

- Ghét vị Bạch tiễn bì (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

- Mụn đậu sắc đen, khíthịnh, không dùng. Phần biểu có tà khí, không dùng, Chứng âm hư chỉ dùng ít thôi, sợ vịPhòng phong (Y Học Nhập Môn).

- Không có khí hư mà biểu lý có thực tả thì cấm dùng. Thực chứng, hư chứng có âm hư hỏa vượng cấm dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

- Ngực, hoành cách mô có bỉkhí, tích tụ: không dùng, Dương thịnh âm suy: không dùng, thượng tiêu có nhiệt, hạ tiêu hư hàn: không dùng, người giận dữ nhiều, Can khí không hòa: không dùng, mụn đậu, ghẻ lở mà phần huyết nhiệt: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).

- Phục linh làm sứ cho nó (Dược Tài).

- Thực chứng mà âm hư dương thịnh, không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).

Phân biệt:

1. Ngoài cây trên ra, ở Thiểm Tây còn dùng một loại Hoàng kỳ khác có tên khoa học là Astragalus hoantchy Franch, có tác dụng như Hoàng kỳ.

2. Cây được dùng với tên Hoàng kỳ khác, dùng như Hoàng kỳ, được sản xuất ở Mông Cổ có tên khoa học Astragalus Mongholicus Bunge, rất giống với loài Astrslus Membranaceus (Fisch) Bge, nhưng khác bơiû lá chét nhỏ hơn, 12-18 đôi lá chét, tràng hoa dài hơn, quả rộng hơn 1,1-1,2cm, không có lông. Hoa nở tháng 6-7, quả 7-8. Hay mọc ở những nơi có Hoàng kỳ.

3. Ở Nhật Bản, còn dùng Hoàng kỳ với tên khoa học là Astralus hoantchy Franch. (Astrslus reflexistipulus Miq) và một số địa phương của Trung Quốc còn dùng nhiều cây khác để dùng làm Hoàng kỳ như: Astralus tongolensis Ulbr. Heydysarum polybotrys Hand-Mazz... (Danh Từ Dược Học Đông Y).

Lưu ý khi dùng

+ Hoàng kỳ chủ hư suyễn thận suy, tai điếc, trị hàn nhiệt, trị phát bối nội bổ (Dược Tính Bản Thảo).

+ Hoàng kỳ trợ khí, mạnh gân cốt, lên da non, bổ huyết, phá trưng ha,ø loa lịch, bướu cổ, tiêu ra máu, băng huyết, kiết kỵ ra đờm máu, tất cả các bệnh thai tiền sản hậu, kinh nguyệt không đều, ho đờm, đầu đau thuộc phong, mắt đỏ nhiệt độc (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).

+ Hoàng kỳ trị hư lao, ra mồ hôi trộm, bổ phế khí, tả phế hỏa, tâm hỏa, vững vàng phần biểu vệ, bổ vị khí, khử cơ bắp nhiệt, và đau của các kinh (Trân Châu Nang).

+ Hoàng kỳ chủ Thái âm ngược tật, bệnh của mạch Dương duy, nóng rét, bệnh của Đốc mạch, khí nghịch lý cấp, lại ghi rằng Hoàng kỳ trị mồ hôi trộm và tự đổ mồ hôi,là thuốc trị bệnh ởda, trị khạc ra máu, hòa tỳ vị, là thuốc của trung châu (tỳ vị), trị chứng thương hàn mạch bộ xích không đến, bổ nguyên khí tạng thận, là thuốc trị bên trong, cũng là thuốc trị trong ngoài và thượng trung hạ tiêu (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Hoàng kỳ bổ tam tiêu, cố vệ khí như công hiệu của Quế, đặc biệt là vị ngọt tính bình hơn Quế khác biệt là chổ không cay nóng, bởi Quế thì thông huyết mạch phá huyết mà thực vệ khí, còn Hoàng kỳ thì ích khí (Dụng Dược Pháp Tượng).

+ Sâm, Kỳ đều bổ ích phần hư tổn, nhưng Nhân sâm chỉ bổ nguyên khí điều trung, còn Hoàng kỳ thì kiện bổ vệ khí thực phần biểu, nếu cùng dùng chung, ắt phải chia ra chủ và phụ, hễ chứng nội thương tỳ vị, phát sốt sợ lạnh, mệt mỏi, hay nằm. ói mửa, tiêu chảy và đầy tức bĩ tắc, dáng gầy yếu sức, mạnh vi thần đoản, dùng Sâm làm quân, Kỳ làm thần, nếu như biểu dư mà tự hãn, dần dần dẫn đến vong dương, các chứng lở loét hay ra mủ máu, đậu sởi trẻ con chưa hoàn toàn bạt ra mủ, tất cả các bệnh âm độc không khỏi, điều trị lại phải mạnh vệ và bảo hộ vinh, nên lấy Kỳ làm quân, Sâm làm thần (Bản Thảo Mông Thuyên).

+ Hoàng kỳ vị ngọt, khí hơi ấm, khí nồng hơn vị, thăng được giáng được, là âm trong dương, vào khí phận kinh Thủ túc Thái âm. Vị ngọt tính ấm thuộc về thuần dương, chủ bổ ích phế khí, ấm phần cơ nhục, mạnh phần bì mao, vững phần tấu lý, đại bổ nguyên khí suy nhược của biểu, thông hòa dương khí, lợi phần vị khí (trị tỳ vị hư nhược, mạch huyền, huyết mạch không thông hành, người gầy róc bụng đau), bổ ích phần nguyên dương của tam tiêu, bổ các thứ hư tổn bất túc của ngũ tạng, đàn ông hư tổn gầy gò, hư suyển thở gấp, thận suy, ù tai, tiêu chảy lâu ngày, cầu ra máu, người gìa khí hư tắc ruột, cũng trị cả hư phiền cơ thịt nóng, hư lao, đổ mồ hôi. Nếu biểu hư có tà, không phát hãn được uống vào sẽ tự hãn, đồng thời rút mủ, giảm đau, lên da non, là thánh dược trong ghẻ lở. Lại trị phụ nữ kinh nguyệt không đều, huyết băng đới hạ, thai tiền sản hậu, khí haohuyết hư, đồng thời cả trị các bệnh trẻ con (Bản Thảo Thuật Nguyên).

+ Hoàng kỳ màu vàng, vị ngọt, tính hơi ấm, bẩm khí hóa của hỏa thổ mà tương sinh, Thổ chủ cơ nhục, Hỏa chủ kinh mạch, nên chủ trị nhọt (ung) cơ nhục, nhọt (thư) nơi kinh mạch, nhọt độc lâu lành, chính khí suy yếu, dẫ đến khí của tam tiêu không âm phận cơ nhục, thì thành chứng bại sang. Hoàng kỳ trợ giúp khí tam tiêu làm ấm cơ nhục nên trị được ung thư vậy. Nhọt độc chưa vỡ mủ, hóa huyết thành mủ, đau không chịu được. Hoàng kỳ bổ khí, trợ dương, dương khí hóa huyết mà rút mủ, rút mủ thì giảm đau. Bệnh lại (ở ngoài da, phong lao cổ lại) bởi hỏa phong gọi là trúng “Lệ dương” (lở loét có tính lây lan) bởi của phong tà đóng nơi mạch phận không đi, khiến cho sụp sống mũi mà da dẻ xấu mét, lở loét. Nay, hễ ngũ trĩ như Mẫu trĩ, Tẩn trĩ, Trường trĩ, Mạch trĩ, Huyết trĩ, là do nhiệt tà dầm thấm ở phía dưới, chứng Thử lậu là bở thủy độc của tạng Thận dầm thấm ở trên nơi phần mạch tới cổ gáy rồi lở loét, hoặc rỗng hoặc lồi lên là hàn tà đóng trú ở trên vậy. Hễ bệnh Lại, Ngũ trĩ, Thử lậu, là do tà ở phần kinh mạch mà chứng biểu hiện ở cơ nhục da dẻ, Hoàng kỳ có công dụng tư dưỡng phần trong, phần kinh mạch, tư dưỡng phần bên ngoài, nơi cơ nhục, thích hợp cho cả ba chứng trên. Lại ghi bằng bổ hư là bổ cái hư của chính khí mà kinh mạch điều hòa, cơ nhục đầy đủ. Trẻ con kinh mạch chưa thịnh, cơ nhục chưa đầy, khí huyết đều yếu, nên Hoàng kỳ trị tất cả các bệnh trẻ con (Bản Thảo Sùng Nguyên).

+ Hoàng kỳ thân rễ, không có nhánh rễ hông, trên dưới đều duy nhất chỉ có một nhánh, rễ ở giữa vàng, lớp kế màu trắng, vỏ ngoài màu nâu, lộ rõ 3 lớp, ranh giới rõ ràng, vị ngọt, khí hơi ấm, vào thẳng phần trung châu tỳ thổ mà hành nơi tam tiêu, do đó bổ phầ trung khí bên trong, thì điều bổ hư. Trong sách Bản Kinh, Biệt Lục gọi là bổ hư tổn của đàn ông, tức bổ khí trong chứng ngũ lao gầy róc. Có khả năng hành vinh khí bên trong, cái đó sách Bản Kinh gọi là chủ trị nhọt độc, nhọt độc lâu gày, bài rút mủ, giảm đau, phong cùi, lại tật, cái mà trong sách Biệt Lục gọi làtrục ác huyết trong ngũ tạng. Hạ hành phần vệ khí, tức sách Bản Kinh gọi là Ngũ trĩ thử lậu. Sách Biệt Lục gọi là “Phụ nhân tử tạng phong” là chứng bụng đau do tà khí và tiêu chảy. Thiên “Ung thư” ghi rằng, hàn tà đóng trú tRong kinh lạc thì huyết không thông, vệ khí về rồi không được trở lại nên nhọt sưng hàn khí hóa thành nhiệt, nhiệt thắng thì cơ nhục thối thành mủ. Thiên ‘Phong Luận’ sáchTố Vấn ghi rằng, phong khí và Thái dương đều đi vào các mạch du, tan ở phần cơ thịt, tranh nhau với vệ khí khiến nó mất bình thường nên làm cho cơ nhục rối loạn có khi lở loét, vệ khí bị ngưng trệ do đó cơ nhục tê dại, nhiệt khí núp ở vinh khí không đi thanh được, nên làm cho sống mũi hỏng mà màu sắc rất xấu, gọi là bệnh lệ phong (bệnh phong cùi lây truyền). Thiên ‘Sinh Khí Thông Thiên Luận’ (sách Tố Vấn) lại ghi rằng, vinh khí không theo đường đi của nó, mà đi nghịch nơi cơ nhục, bèn mọc nhọt sưng rõ ràng, là bệnh nơi vinh vệ, mà vinh vệ thuộc tam tiêu, tam tiêu thuộc trung châu tỳ thổ. Thiên ‘ Vinh Vệ Sinh Hội’ (sách Linh Khu) ghi rằng: Thượng tiêu xuất từ miệng trên vị, qua cách mô và yết hầu rải rác giữa ngực, phát ra hô hấp mà hành thông ở phần vinh vệ, đó là trung khí. Trung tiêu cũng xuất từ vị sau thượng tiêu, khí ở đây lọc phần cơm nước, chưng bốc tân dịch lên chỗ vùng phế, bèn hóa thành huyết là phần vinh khí. Hạ tiêu từ nơi hồi tràng gạn lọc nước khác rót về bàng quang là vệ khí. Cả ba đều gốc từ thủy cốc, tam tiêu là gốc của vinh vệ, sự biến hóa nghiền nát và chưng bốc của tỳ vị, lại là gốc của tam tiêu. Hoàng kỳ bổ cả ba, là cội rễ thông cả tam tiêu, là lõi cho khí vinh vệ, nên hễ giữa vinh vệ trở trệ dùng Hoàng kỳ đều thông suốt cả, đây chính là nguồn nước trong chảy suốt mà tự sạch sẽ vậy (Bản Kinh Sơ Chứng).

+ Hoàng kỳ vị ngọt, tính ấm chất nhẹ, vỏ vàng ruột trắng, nên vào tỳ, bổ khí, vào biểu, mạnh phần vệ khí, là thuốc rất bổ trong thuốc bổ khí, bởi thế nó có tên gọi là “Kỳ” (có nghĩa là gìa), lại ghi về công dụng của nó rằng, dùng sống thì cố biểu, không ra mồ hôi thì sẽ phát mồ hôi, đã phát mồ hôi rồi sẽ thu liễm lại, là chỉ rõ tác dụng biểu thực của nó trục được tà khí nên không mồ hôi sẽ phát mồ hôi, tác dụng cố biểu thì khí không tiết ra ngoài, nên có mồ hôi rồi sẽ cầm lại, lại ghi về công dụng của nó rằng, thuốc chín (thục) thì sinh huyết sinh cơ, rút mủ, là bởi chỉ về phần khí của nó đầy đủ thì huyết nhục đều sinh cả, độc hóa thành mủ là thánh dược trong ngoại khoa, còn như đậu sang không mọc, dương hư vô nhiệt, sách nói dùng Kỳ là tốt nhất, đều nhằm lấy cái chất nó nhẹ đạt tới phần biểu. Lại ghi rằng, bổ thận, trị băng đới, đái đục bí tiểu, là bởi lấy cái bổ trung ích thăng của nó thì thận chịu âm mà băng đới lâm trọc tự hết. Nhưng so với Nhân sâm, thì Sâm có khí vị ngọt, tính bình, dương kim có âm, Kỳ thì tính thuần dương, mà âm khí rất ít, do đó, một dùng cho trung hư, mà chứng tiêu chảy, bỉ cứng, mệt mỏi có khả năng trừ được, còn cái kia thì dùng cho biểu hư, thì chứng tự ra mồ hôi, vong dương lở loét, ban sởi không lên nổi đều trị được. Còn một lại dùng hợp cho chứng thủy suy mà khí không tuyên thông; còn cái kia thì hợp cho chứng hỏa suy, mà khí không được đạt lên phần trên làm khác biệt. Sách ghi rằng Hoàng kỳ tính sợ Phòng phong, công hiệu của nó càng lớn, bởi rằng nó giúp cho Hoàng kỳ đạt tới phần biểu, tương úy (sợ) càng tương ỷ (dựa) là như thế đó. Nếu như dương thịnh âm hư, thượng tiêu nhiệt nhiều, hạ tiêu hư hàn, can khí bất hòa, mạch phế hồng đại thì kiêng không được dùng. Hoàng kỳ sản xuất ở Lê Dân (Sơn Tây) củ lớn mập nhuận mượt dạng thẳng là tốt, củ gầy nhỏ, màu đen, cứng không xốp, dùng vào làm cho người ta đầy ngực. Huyết hư, Phế táo: gĩa dập, nướng với mật dùng. Muốn phát biểu thì dùng sống, khí hư, phế hàn thì sao với rượu để dùng; Thận hư khí nhược thì chưng với nước muối cho thấm, bào thành phiến mà dùng (Bản Thảo Cầu Chân).

+ Hoàng kỳ vỏ vàng vào tỳ, ruột trắng vào phế, tính ấm, thăng dương, vị ngọt nhạt, sao mật dùng lại có tác dụng ôn trung, chủ kiện tỳ, cho nên nội thương khí hư ít dùng, trợ giúp Nhân sâm khiến bổ trung ích khí, trị tỳ hư tiêu chảy, ngược lỵ lâu ngày, chảy máu cam, tiêu ra máu, các chứng mất máu lâu ngày, chứng sắc mặt trắng bệch sau đậu sởi. Chủ về bổ Phế nên chứng ở biểu mà thưa hở, vệ khí hư, dùng lượng cao Nhân sâm làm quân để liễm hãn cố biểu, trị mồ hôi tự ra và mồ hôi trộm, các bệnh độc sau khi lở loét, gom miệng lên da non, và đậu sởi nưng mủ, nhọt độc lâu ngày không lành, đẩy độc từ trong xương ra cần phải sao muối, đậu sởi dạng hư không bạt ra nổi, trước tiên phải trợ khí phân biểu cần nên dùng sống. Nếu phần khí hữu dư, biểu tà vượng, tấu lý chắc, tam tiêu thừa nhiệt chưa hết thì kiêng không nên dùng (Biện Dược Chỉ Nam).

+ Hoàng kỳ bẩm thụ khí xung hòa của trời để sinh ra, ngọt là mùi vị chính của đất, cho nên giải được độc, là dương dược thì giải phần biểu, vị ngọt thì ích cho huyết, tỳ chủ về phần cơ nhục cho nên chủ trị lở ngứa thối nát đã lâu ngày, làm vỡ mủ khỏi đau, thực là vị thuốc chủ yếu để bổ cho phần biểu, nếu là tà khí ở ngoài biểu đang còn thịnh thì cũng nên kiêng dùng nó (Dược Phậm Vậng Yếu).

+ Hoàng kỳ vị tính ấm, bổ ích trung khí mà có tác dụng thực biểu chỉ hãn, có thể trị được chứng ra mồ hôi do biểu hư. Chẳng hạn Hoàng kỳ kết hợp với Bạch truật, Phòng phong, trong “Ngọc Bình Phong Tán”, đó là một bài thuốc có tiếng thường dùng để trị chứng tự ra mồ hôi. Đồng thời Hoàng kỳ cùng với Thục địa, Hoàng bá cùng dùng trong việc dưỡng âm thanh nhiệt, thì có thể trị ra mồ hôi trộm do âm hư; Hoàng kỳ cũng dùng với Phụ tử trong khư hàn hồi dương, lại có thể trị ra mồ hôi do dương hư. Có thể biết được rằng hễ thuộc hư hãn thì chỉ cần tùy chứng thích đáng mà kết hợp, Hoàng kỳ đều có thể sử dụng được. Tuy nhiên, cổ nhân lại nói rằng: “Hoàng kỳ có thể làm cho mồ hôi cầm, nếu không có mồ hôi mà dùng thì phát ra mồ hôi”, thuyết này dễ làm cho người ta khó định hướng. Thực ra, Hoàng kỳ bổ khí, mạnh biểu cầm mồ hôi là mặt chính, còn nói “ra mồ hôi”, là bởi tác dụng “Phù chính khu tà” của nó. Ngô Cúc Thông từng nói rằng: “Mồ hôi là lấy âm tinh làm tài liệu, lấy dương khí làm vận dụng”. Hễ khí huyết bất túc, cảm phải ngoại tà thường không thể làm cho ra mồ hôi, trong thuốc giải biểu thường kết hợp với Hoàng kỳ, là bổ dưỡng khí huyết lấy nguồn gốc cho ích mồ hôi để cổ vũ cho chính khí để đuổi tà đi ra ngoài. Ý nghĩa Hoàng kỳ phát hãn là như thế. Hoàng kỳ, ngoài công dụng mạnh biểu cầm mồ hôi ra, đối với các chứng nhọt ung trong ngoại khoa cũng có hiệu dụng rất lớn. Rất sớm trước đây trong “Thần Nông Bản Thảo” có ghi trị ung nhọt lâu ngày, lở loét”, đời Kim, Trương Nguyên Tố cũng có nói Hoàng kỳ có tác dụng “Bài nùng chỉ thống, hoạt huyết sinh huyết, đẩy âm thư bên trong ra ngoài, đó là thánh dược của ngoại khoa”, từ đó về sau người ta dùng nó trong việc trừ ung nhọt. Nhưng, Hoàng kỳ trị nhọt ung cần phải phân rõ ràng hư chứng và thiệt chứng. Nếu khí huyết suy tổn, lở lâu không gom được miệng, hoặc sưng lên mà không đỡ, khó vỡ miệng, đó là âm chứng hư chứng, dùng Hoàng kỳ để bổ khí để xúc tiến cho lành sớm hoặc có tác dụng dễ lở và bài mủ nhanh, còn loại sưng nóng đỏ đau là dương chứng thiệt chứng thì không câu nệ vào huyết “Hoàng kỳ là thánh dược trị lở loét”, lạm dụng Hoàng kỳ sẽ đưa đến phiền toái, “bổ lầm thì ích lợi sẽ thành có hại”. Vì vậy trong sách Bản Kinh có đề xuất ra hai chữ “cửu bại” trong các chứng ung nhọt lở loét lâu ngày. Trương Nguyên Tố lại đề xuất ra hai chữ “âm thư” trong “nội thác âm thư” đều là then chốt có liên quan, không thể bỏ qua (Trung Dược Học).

+ Hoàng kỳ vị ngọt khí ấm, nhập vào kinh Thủ túc Thái âm, là thuốc bổ khí trợ dương, có thể mạnh vệ cố biểu, lại có thể ôn khí cử hạ hãn. Người dương hư, tự ra mồ hôi do biểu hư, Hoàng kỳ có thể lấy việc mạnh vệ mà liễm mồ hôi; khí huyết bất túc, tinh thần ủ rũ, tỳ vị hư nhược, ăn ít, tiêu chảy, thì Hoàng kỳ có thể bồi thổ để chỉ tả, dương khí không vận hóa được gây nên phù thũng, tiểu bí thì Hoàng kỳ có thể vận dương lợi thủy; ung nhọt lõm vào trong, mấu mủ ít thì Hoàng kỳ có thể đẩy mủ ra ngoài; Trúng phong bại nữa người, tay chân không tự chủ thì Hoàng kỳ có thể hòa huyết ôn kinh; trung khí hạ hãm, Rong kinh băng lậu sa trực trường, thì Hoàng kỳ có thể củng cố khí và đưa sa thoát lên. Ta có thể biết rằng việc ứng dụng Hoàng kỳ rất rộng rãi. Chẳng hạn như kết hợp Hoàng kỳ với Nhân sâm trong ‘Sâm Kỳ Cao’. Đó là bài thuốc quý để bổ khí có công hiệu. Hoàng kỳ kết hợp với Phụ tử trong ‘Kỳ Phụ Cao’ đó là phương thuốc quan trọng ôn bổ. Hoàng kỳ kết hợp với Bạch truật trong ‘Kỳ Truật Cao’ là phương thuốc bồi bổ cho hậu thiên tỳ vị. Hoàng kỳ kết hợp với Đương quy trong ‘Bổ Huyết Thang’ là phương thuốc vừa bổ cho cả khí và cả huyết. Chỉ độc dùng một vị Hoàng kỳ thì công dụng cũng rất tốt. Hễ khí trệ thấp trở, tiêu hóa kém, bên ngoài mới lở, biểu thực tà thịnh thì không nên dùng (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).

. Vị thuốc Hoàng kỳ có phân biệt dùng sống và nướng (chích) hoặcchỉ dùng riêng phần vỏ, như: Hoàng kỳ dùng sống nặng về trị phần biểu, đạt tới bì phu, thu được mồ hôi, giữ vững phần biểu (liềm hãn, cố biểu).Là vị thuốc chủ yếu trị ung nhọt đã vỡ và vỡ lâu ngày mà chưa khỏi, có tác dụng tiêu mủ, lên da non. Hoàng kỳ chích chủ đi vào phần Lý mà bổ trung ích khí, có thể trợ Tỳ sinh huyết, thuộc loại thuốc bổ ích khí hư nói chung của nội khoa. Còn về Hoàng kỳ dùng vỏ, người ta lấy vỏ để đạt tới bì phu, trị các bệnh như hư yếu, ra mồ hôi hoặcung nhọt ở bì phu, hiệu lực càng mạnh. - Nhân sâm và Hoàng kỳ đều làthuốc bổ khí nhưng Nhân sâm bổ khí lại kiêm dưỡng âm, giữ lại mà không đi, người bị chân khí hư yếu sắp hạ thoát thì nên dùng. Còn Hoàng kỳ bổ khí lại kiêm phù dương, đi mà không giữ lại, chân khí hư sắp thoát ra ngoài thì có thể dùng được . - Hoàng kỳ làthánh dược của những người bịung nhọt [ ung nhọt ở đây lànói về ung nhọt đã vỡ mủ lâu ngày không khỏi ] “ ( Đông Dược Học Thiết Yếu).

Đặt mua vị thuốc

Theo Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn

*************************

Từ khóa » Cây Bèn Bẹt