Hoang Tưởng, ảo Giác Là Bệnh Gì? Có Chữa Khỏi được Không?
Có thể bạn quan tâm
Hoang tưởng là triệu chứng rối loạn tư duy, thuộc chuyên khoa tâm thần. Người bệnh thường có ý nghĩ hoặc hay nói về các sự việc không có trong thực tế. Khác với người bị lú lẫn, người mắc bệnh hoang tưởng tỏ ra rất có ý thức và năng động.
Khi cần thăm khám, bạn đọc có thể đăng ký tư vấn qua Video với bác sĩ chuyên khoa để thuận tiện hơn.
Hoang tưởng, ảo giác là gì?
Hoang tưởng, ảo tưởng là những ý tưởng, phán đoán sai lầm, không phù hợp với thực tế, do bệnh tâm thần gây ra. Nhưng người bệnh cho là hoàn toàn chính xác, không thể giải thích phê phán được và chỉ mất đi khi bệnh thuyên giảm.
Hoang tưởng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau như loạn thần cấp, tâm thần phân liệt, trầm cảm, hưng cảm... Nhiều chuyện không có thật nhưng người bệnh lại cho là hoàn toàn đúng.
Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu cho biết, nguyên nhân của hoang tưởng có thể từ ảo giác, ám ảnh, từ định kiến hay di chứng của một bệnh loạn thần sót lại. Hoang tưởng thường kéo dài, làm thay đổi sâu sắc nhân cách của người bệnh và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sống khác của người đó.
Có người hoang tưởng mình bị bệnh nhưng dù khám ở đâu cũng không phát hiện ra bệnh. Có người mắc ảo giác là nghe thấy giọng nói luôn luôn văng vẳng trong đầu và bắt mình làm theo. Một số bệnh nhân khác, rối loạn biểu hiện bằng cảm xúc bị kích thích hoặc bị hành hạ hoặc ghen tuông thường nổi khùng và có hành vi bạo lực hoặc kiện cáo.
Các giai đoạn trầm cảm chủ yếu hoặc trầm cảm nhẹ thường thấy ở bệnh nhân rối loạn hoang tưởng. Rối loạn hoang tưởng còn có thể phối hợp với các rối loạn ám ảnh cưỡng bức hoặc rối loạn nhân cách.
Rối loạn hoang tưởng dai dẳng nhìn chung khởi phát ở những người cao tuổi, tiến triển mạn tính, khả năng lao động thường không bị giảm sút.
Triệu chứng của hoang tưởng
Không giống như những bệnh tâm thần khác, hoang tưởng thường xuất hiện đột ngột, mặc dù trước đó một thời gian người bệnh có thể có những biểu hiện khác thường, chẳng hạn mất ngủ, theo bác sĩ Hồng Thu.
Khi đến cơn, người bệnh thường kể với người thân rằng mình bị rình rập, theo dõi, đe dọa, bị ma ám hoặc vừa nhận được một nhiệm vụ đặc biệt... Đôi khi lại tưởng mình là một nhân vật quan trọng, nổi tiếng hoặc là nạn nhân vụ nào đó.
Người mắc chứng hoang tưởng thường ngủ ít, ăn ít và uống nước ít nên nhìn họ rất mệt mỏi, hốc hác. Trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể có những hành động gây hại cho bản thân hoặc cho người khác, sau đó thường có xu hướng lẩn trốn vì mặc cảm tội lỗi.
Ngoài ra, người bệnh có thể có ảo thanh. Là nhận thức về âm thanh - thường là tiếng nói mà không ai nghe thấy. Các âm thanh có thể nói chuyện với người bệnh hoặc nói với nhau. Có thể đó là những lời chỉ trích liên tục hoặc có ý kiến độc ác thật hoặc tưởng tượng về những lỗi lầm.
Nếu thấy người xung quanh mình có những biểu hiện bất thường kể trên, chúng ta nên cố gắng tìm nguyên nhân và đưa người đó đi khám chuyên khoa tâm thần càng sớm càng tốt. Có như thế bệnh mới nhanh thuyên giảm và khả năng phục hồi sẽ càng cao.
Nếu chưa đi khám được ngay, có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa tâm bệnh để bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị.
Nguyên nhân gây hoang tưởng
Hoang tưởng có thể xuất phát từ định kiến hay ám ảnh hoặc ảo giác. Hoang tưởng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau: Tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc, loạn thần cấp, loạn thần thực tổn…
Hoang tưởng cũng có thể do di truyền và môi trường có khả năng cả 2 đóng một vai trò trong việc gây ra tâm thần phân liệt.
Mặc dù nguyên nhân chính xác của hoang tưởng vẫn chưa được xác định rõ, một số yếu tố dường như làm tăng nguy cơ phát triển hoặc gây ra rối loạn hoang tưởng, bao gồm:
- Trong gia đình có người mắc tâm thần phân liệt
- Người mẹ tiếp xúc với virus trong khi mang thai
- Dinh dưỡng thai kém
- Hoàn cảnh sống quá nhiều áp lực căng thẳng
- Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt thường xuất hiện giữa tuổi thanh thiếu niên và giữa độ tuổi 30.
Điều trị rối loạn hoang tưởng
Bác sĩ Hồng Thu cho biết, tùy theo mức độ, tình trạng bệnh mà bác sĩ chuyên khoa Tâm thần sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị như sau:
Liệu pháp hóa dược
Rối loạn hoang tưởng điều trị ngoại trú là chủ yếu, nhưng điều trị nội trú (nằm viện) cho các trường hợp sau:
- Bệnh nhân cần khám toàn thân, đặc biệt là khám thần kinh để tìm nguyên nhân của rối loạn hoang tưởng.
- Bệnh nhân kích động, có hành vi bạo lực, tự sát, giết người do hoang tưởng chi phối.
- Bệnh nhân có hành vi gây rối loạn trong gia đình và nơi công tác do các hoang tưởng chi phối.
Liệu pháp tâm lí
- Liệu pháp tâm lí nhằm xác lập niềm tin hợp lí cho bệnh nhân. Liệu pháp tâm lí cá nhân, liệu pháp tâm lí nhận thức, liệu pháp hành vi, liệu pháp tâm lí gia đình có kết quả tốt hơn liệu pháp tâm lí nhóm.
- Tâm lý trị liệu có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và cải thiện kỹ năng giao tiếp, mối quan hệ, khả năng làm việc và động lực để tuân thủ kế hoạch điều trị. Điều trị cũng có thể giúp đối phó với sự kỳ thị xung quanh rối loạn hoang tưởng dai dẳng hoặc bệnh tâm thần phân liệt.
Xem thêm Video
- Chủ đề: Bệnh hoang tưởng tự cao
- Thực hiện: VCT9
- Thời lượng: 2 phút 40 giây
Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Hoang Tưởng ảo Giác
-
Bệnh Hoang Tưởng Là Gì? - Bệnh Viện Quận 11
-
Chứng Hoang Tưởng ảo Giác - Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Xử Lý
-
Nguyên Nhân Gây Bệnh Hoang Tưởng Lo Lắng | Vinmec
-
Bệnh Hoang Tưởng - Triệu Chứng, Cách Chữa Trị Tại Hello Doctor
-
Rối Loạn Hoang Tưởng - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tâm Thần Phân Liệt - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hoang Tưởng Là Gì? Điều Trị Hoang Tưởng Như Thế Nào? - YouMed
-
Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Có Hoang Tưởng
-
Bệnh Hoang Tưởng Có Chữa Khỏi Không? Có Tự Khỏi Không?
-
Nhiều Người Bệnh Hoang Tưởng ảo Giác - Tuổi Trẻ Online
-
Tâm Thần Phân Liệt Hoang Tưởng - Hello Bacsi
-
Bệnh Hoang Tưởng ở Người Già Có Nguy Hiểm Hay Không?
-
Điều Trị Rối Loạn Hoang Tưởng Dai Dẳng - YouTube
-
Điều Trị Và Tổ Chức điều Trị Tâm Thần - Bệnh Viện Quân Y 103