Học Cách Làm Lẩu Cua Sông Thơm Ngon Lạ Miệng Cho Bạn Trổ Tài Nội Trợ

1. Nguyên liệu làm món lẩu cua sông

Nguyên liệu làm lẩu cua sông cần chuẩn bị cho khẩu phần 4 – 5 người ăn bao gồm:

  • 1kg cua sông.
  • 500g xương ống.
  • 500g ngao.
  • 200g đậu hũ non.
  • 500g thịt bắp bò.
  • 3 trái cà chua.
  • 3 trái me tươi.
  • ½ bát dấm.
  • 1 củ gừng.
  • 3 củ hành tím.
  • Rau và nấm nhúng lẩu: rau muống, mồng tơi, hoa chuối, xà lách, cải thảo, nấm kim châm, nấm đùi gà…
  • Gia vị vừa đủ: dầu ăn, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt,…

Mách bạn cách làm lẩu cua sông:

Học cách làm lẩu cua sông thơm ngon lạ miệng cho bạn trổ tài nội trợ

Cua sông thường béo và ngon nhất vào giữa hạ hoặc đầu đông. Nếu ăn lẩu cua sông thì chọn thời điểm vào tháng 10 là đẹp nhất. Cua sông tháng 10 vừa béo, ăn có vị ngọt, thơm rất hấp dẫn.

Khi chọn cua sông, đừng ham chọn những con quá to. Nên ưu tiên chọn những con cua còn sống khỏe, nên chọn cua cái để có thu được nhiều thịt và gạch cua hơn. Muốn biết cua cái hay cua đực, chỉ cần lật ngửa con cua lên, con nào yếm to thì là cua cái, yếm nhỏ là cua đực.

2. Cách làm lẩu cua sông bước sơ chế nguyên liệu

Với món lẩu cua sông, bạn cần sơ chế cua và các loại nguyên liệu khác trước khi tiến hành chế biến. Các bước sơ chế, bạn làm theo hướng dẫn sau đây:

- Sơ chế cua

  • Ngâm cua trong nước gạo hoặc nước muối loãng. Thay nước nhiều lần, mỗi lần khoảng 15 phút đến khi thấy nước ngâm cua hết đục thì vớt cua ra để ráo nước.
  • Tách mai cua, bỏ yếm, lấy gạch cua và phần thịt cua để riêng.
  • Phần xác con cua, bạn đem giã hoặc xay nhuyễn. Sau đó dùng rây lọc lấy nước.

- Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Thịt bắp bò rửa sạch, thái mỏng, ướp với gia vị: gừng băm, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa xì dầu.
  • Xương ống rửa sạch, trần qua với nước sôi cho thêm ½ thìa muối, sau đó rửa lại với nước sạch để hết mùi hôi.
  • Ngao rửa sạch vỏ, ngâm trong nước gạo khoảng 20 phút, rửa lại bằng nước rồi vớt ra để ráo nước.
  • Đậu hũ thái miếng vuông vừa ăn, rán vàng.
  • Rau và nấm bỏ hết phần cuống, phần già, rửa sạch, vớt ra rổ để cho ráo nước rồi cắt thành các đoạn vừa ăn.
  • Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.
  • Gừng cạo vỏ, nướng thơm, đập dập, băm nhỏ.
  • Hành tím nướng đến cháy xém, bóc vỏ, băm nhỏ.

3. Cách làm lẩu cua sông đơn giản

Tương tự như cách chế biến các món lẩu khác, cách làm lẩu cua sông sau khi sơ chế nguyên liệu, bạn cần chế biến nước dùng lẩu. Nước lẩu cua sông là sự kết hợp giữa vị ngọt của thịt cua, gạch cua và vị ngọt từ xương hầm. Vì thế, công đoạn và cách nấu lẩu cua sông sẽ cần thêm chút thời gian hơn so với các món lẩu thông thường.

- Bước 1: ninh nước hầm xương

  • Cho xương ống vào nồi, đổ thêm 1.5 lít nước hầm cùng gừng băm và hành băm.
  • Ninh xương trong khoảng 30 – 45 phút. Vừa ninh xương, bạn vừa dùng thìa vớt hết bọt trong nồi để nước dùng trong và thơm hơn.
  • Nêm nếm gia vị: 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột canh, 1 thìa bột ngọt, sau đó tắt bếp, lọc lấy nước hầm xương để ra âu lớn.

- Bước 2: Cách nấu lẩu cua sông

  • Cho nước cua lọc cùng nước hầm xương vào một chiếc nồi lớn đun lửa vừa. Lưu ý điều tiết ngọn lửa khi đun để nước dùng không bị trào ra ngoài.
  • Cho tiếp cà chua, hành khô vào đun thêm 15 – 20 phút.
  • Phi thơm hành khô, cho gạch cua vào đảo nhanh và đều tay. Sau đó, cho gạch cua vào nồi nước lẩu cua đang sôi lăn tăn.
  • Dùng thìa vớt riêu cua trong nồi múc ra bát, sau đó tắt bếp.

Mách bạn: cua sông có tính hàn, vì thế bạn có thể cho thêm ớt hoặc sa tế, vừa giúp giảm tính hàn, vừa kích thích thêm vị giác, giúp cho nồi lẩu thơm ngon hơn khi thưởng thức.

4. Setup nồi lẩu cua sông và thưởng thức

  • Các nguyên liệu nhúng lẩu bạn đem sắp ra đĩa, bày trí xung quanh nồi lẩu sao cho đẹp mắt và thuận tiện nhất khi ăn.
  • Sau khi hoàn thành công đoạn nấu nước dùng, bạn trút 2/3 lượng nước lẩu cua sang nồi ăn lẩu, bật bếp cho nước lẩu sôi trở lại. Cho tiếp đậu phụ đã rán vàng vào trong nồi lẩu đun sôi.
  • Lúc ăn, bạn thả thịt bò, gạch cua, nhúng các loại rau, nấm vào để ăn cùng.

Cua sông là thực phẩm giàu canxi, cung cấp nhiều dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, dù nhiều dinh dưỡng nhưng không phải cũng có thể ăn lẩu cua. Đặc biệt là phụ nữ mang thai, người mới ốm dậy, người mắc các chứng tiêu chảy hay người bị bệnh gút thì không nên ăn món lẩu cua.

Trên đây là những chia sẻ về cách làm lẩu cua sông thơm ngon lạ miệng và một số lưu ý khi ăn lẩu cua, hi vọng là nguồn tham khảo hữu ích cho chị em nội trợ. Đừng bỏ qua công thức nấu ăn ngon này để trổ tài nội trợ chiêu đãi cả gia đình trong những dịp vui sum vầy bạn nhé. Chúc các bạn thực hiện món ngon thành công.

Từ khóa » Cách Làm Lẩu Cua Sông