Học Công Thức Toán Bằng Thơ - Gia Sư Tâm Tài Đức
Có thể bạn quan tâm
Công thức toán học bằng thơ
TÌM TRUNG BÌNH CỘNG CỦA 2 SỐ
Để tìm được số trung bìnhTổng các số hạng, nào mình tính ra.Số trung bình cộng sẽ làTổng chia đầu số, chúng ta cùng làm.(Lưu ý: Đầu số chính là số lượng các số hạng)
TÍNH VẬN TỐC – QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN
Bạn ơi vận tốc tính sao?Quãng đường mình lấy chia vào thời gian.Quãng đường để tính, cần làmTa mang vận tốc, thời gian nhân vào.Còn thời gian tính thế nào?Quãng đường, vận tốc chia vào cho nhau.
Quãng đường, vận tốc, thờ gian
Quãng đường, vận tốc, thờ gianBa đại lượng ấy liên quan cách tìm.Quãng đường chuyển động, tính xem?Thời gian, vận tốc ta đem nhân vào.Vận tốc chuyển động thế nào?Quãng đường ta hãy chia vào thời gian.Thời gian? Cách tình miễn bàn:Quãng đường, vận tốc, ta làm tính chia.Quan hệ ba đại lượng kiaThành phần – kết quả nhân chia khó gì?
Ứng dụng tỷ lệ bản đồ
Tỷ lệ bản đồ đã choSố lần thu nhỏ có rồi đấy thôiĐộ dài thu nhỏ biết rồiNhân hai đại lượng ra tôi bạn àTôi là độ dài thật nhaCách tìm như vậy đúng là dễ thôi.Nếu độ dài thật biết rồiĐổi cùng đơn vị đi rồi mới chiaSố lần thu nhỏ cho kìaĐộ dài thu nhỏ – thương kia tính liền.
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ
Muốn tìm số bé thì cầnTổng trừ đi hiệu, hai phần chia ra.Muốn tìm số lớn thì taLấy tổng cộng hiệu, chia ra hai phần.Tìm được một số thì cầnLấy tổng trừ nó để lần số kia.() (): Sau khi tìm được số lớn hoặc số bé ta lấy tổng trừ nó để tìm số còn lại, cách này nhanh hơn
CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA PHÂN SỐ
Cộng hai phân số với nhauMẫu cùng: tử trước tử sau cộng vàoNếu mà khác mẫu thì sao?Quy đồng mẫu số, cộng vào như trên.Mẫu chung ta phải giữ nguyênRút gọn (nếu có) chớ quên bạn à.Trừ hai phân số thì taGiống như phép cộng thay là trừ thôi.Nhân hai phân số biết rồiTử sau tử trước bạn ơi nhân nào
Tiếp tục hai mẫu nhân vàoRút gọn (nếu có) thế nào cũng ra.Chia hai phân số sẽ làPhân số thứ nhất chúng ta nhân cùngSố chia đảo ngược là xongBạn làm tốt nếu THUỘC LÒNG đó nha.
Phép cộng, (trừ) phân sốCùng mẫu số tính sao?Cộng, (trừ) tử số vàoVà giữ nguyên mẫu số.
Các bạn cần ghi nhớNếu mẫu số khác nhauQuy đồng chúng mau mauFRồi cộng, trừ tử sauMẫu giống nhau giữ (nguyên) nhé!
Nhân phân số nghe vẻCách tính dễ lắm thayTử nhân tử số ngayMẫu nhân mẫu như vậyKết quả ắt sẽ thấy
Phép chia hơi khác đấyLấy phân số bị chiaNhân đảo ngược số kiaThì sẽ ra kết quả
Học hành hơi vất vảNhưng không quá khó đâuChúng mình ráng bảo nhauNhớ mấy câu thầy dạy
Phân số
Phép cộng cùng mẫu thuộc nàoLấy tử cộng tử, mẫu nào đổi thay
Còn cộng khác mẫu thì sao?Quy đồng mẫu số như nhau cách làm.
Phép trừ có khác chi đâu,Lấy tử trừ tử mẫu thì giữ nguyên.
Phép trừ khác mẫu thì sao?Quy đồng mẫu số, rồi làm như trên.
Phép nhân cũng dễ như chơi!Tử nhân với tử, mẫu thời (thì) nhân nhau.
Phép chia cũng chẳng ưu phiền,Giữ nguyên số trước, đảo liền số sau.
Nhân hai phân số với nhau,Kết quả chính xác khi nào cũng ra!
Học toán phân số dễ ghê
Học toán phân số dễ ghêNắm được quy tắc không chê chỗ nào.
Phép cộng cùng mẫu thuộc làoLấy tử cộng tử, mẫu nào đổi thay.
Phép trừ có khác chi đâuLấy tử trừ tử, mẫu thì giữ nguyên.
Còn cộng khác mẫu thì sao?Quy đồng mẫu số như nhau cách làm.
Ghi lời cô dạy chớ saiCẩn thận mà tính không ai bắt mình.
Phép trừ đâu có khác chiLàm như phép cộng vậy thì ra ngay.
Phép nhân cũng dễ như chơi!Tử nhân với tử, mẫu thời nhân nhau .
Phép chia cũng chẳng ưu phiềnGiữ nguyên số trước đảo liền số sau.
Nhân hai phân số với nhauKết quả chính xác khi nào cũng ra.
Vậy ta nên phải nằm lòngĐể mà vận dụng thong dong điểm mười
Tìm X
Kết quả của phép cộngLà tổng đấy bạn ơiTrừ số hạng biết rồiTìm X tôi thật dễ!
Số bị trừ to thếTrừ hiệu của chúng tôiSố trừ X ra rồiBạn ơi làm nhanh nhé!
Lấy hiệu cộng số béLà số trừ bạn ơiRa X lơn nhất rồiSố bị trừ tôi đó.
Phép nhân cũng chẳng khóKết quả là tích thôiChỉ thừa số biết rồiRa X tôi chưa biết.
Phép chia cần phân biệtLấy kết quả là thươngNhân số chia bình thườngSố bị chia X đó.
Tìm số chia (X) phải rõSố to nhất bị chiaChia cho thương kia kìaTìm X kia chẳng khó.
Bạn nhớ ghi cho rõMối quan hệ thành phầnKết quả cộng, trừ, nhânvà phép chia mới tỏ.
TÍNH CHU VI – DIỆN TÍCH – THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH
Muốn tính diện tích hình vuông
Muốn tính diện tích hình vuôngCạnh nhân chính nó ta thường làm đây.Chu vi mình tính thế nàyMột cạnh nhân bốn đúng ngay bạn à.
Hình Tam Giác
Diện tích tam giác sao ta?Chiều cao nhân đáy chia ra hai phần.
Hình Chữ Nhật
Diện tích chữ nhật thì cầnChiều dài, chiều rộng bạn đem nhân vào.Chu vi chữ nhật tính sao?Chiều dài, chiều rộng cộng vào nhân hai.
Hình Bình Hành
Bình hành diện tích không saiChiều cao nhân đáy ai ai cũng làm.
Diện tích hình thang
Muốn tính diện tích hình thangGiá trị hai đáy nhớ mang cộng vàoTổng này nhân với chiều caoChia đôi lấy nửa thế nào chẳng ra.
Hình thoi
Hình thoi diện tích tính làTích hai đường chéo chia ra hai phần.Chu vi gấp cạnh bốn lầnLập phương diện tích toàn phần tính sao?Diện tích một mặt tính nàoRồi đem nhân sáu chẳng sai bao giờXung quanh tính dễ bất ngờMột mặt nhân bốn bây giờ là ra.Thể tích mình sẽ tính làLấy cạnh, cạnh, cạnh ta nhân chúng vào.
Hình tròn
Hình tròn, thì phải tính sao?Bán kính, bán kính nhân vào với nhauBa phẩy mười bốn nhân sauChính là diện tích ở đâu cũng làm.Chu vi tính cực nhẹ nhàngBa phẩy mười bốn ta mang nhân cùngSố đo đường kính là xong.
Hình hộp
Hình hộp cũng chẳng lòng vòng bạn ơiXung quanh hình hộp dễ thôiTính chu vi đáy xong rồi nhân raCùng chiều cao nữa thôi màThể tích hình hộp chúng ta biết rồiTích ba kích thước mà thôiĐể giải hình tốt bạn ơi THUỘC LÒNG.
Thể tích
Thể tích hộp chữ nhậtCác tình thật là hay:Diện tích của mặt đáyNhân chiều cao ra ngay!
Thể tích lập phương đây:cạnh nhân cạnh, nhân cạnh.Các tính cũng rất hayHọc hành vui biết mấy!
Chu vi? Chu vi?
Chu vi tam giác thế nào?Độ dài ba cạnh cộng vào ra ngayChu vi hình vuông thật hayMột cạnh nhân bốn ra ngay tức thìChu vi chữ nhật khó chiDài đem cộng rộng rồi thì nhân haiChu vi hình thoi rất tàiMột cạnh nhân bốn chẳng sai đâu màChu vi bình hình sẽ làĐộ dài hai cạnh kề ta cộng vàoNhân đôi xem đúng không nàoCứ làm như vậy lẽ nào chẳng raChu vi hình tròn quanh taBa phẩy mười bốn là ta lấy trònNhân hai chưa đủ mà cònĐem nhân bán kính đường tròn như aiCách tình chu vi chẳng saiCùng một đơn vị – khen ai khéo tìm.
Tỷ số phần trăm
Tỷ số phần trăm thế nào?Ta đem hai số chia vào cho nhauViết đúng số trước số sauLáy thương tìm được bảo nhau ta làmDấu phẩy, dịch phải hai hàngViết thêm ký hiệu (%) ta làm bài xong.
Tìm hai số khi biết tồng và tỷ số của hai số đó.
Tỷ số đã choTổng phần chẳng khóTử cộng mẫu đóKhông khó lắm đâu!Một phần tìm mauTổng hai số cóChia ngày tổng đó.Cho tổng số phầnSố bé đem nhânSố phần của nóSố lớn không khóTổng đã biết rồiTrừ số bé thôiTìm thôi thật dễ.
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC TOÁN HỌC BẰNG THƠ
Tìm sin lấy đối chia huyềnCosin ta lấy kề huyền chia nhauCòn tang ta sẽ tính sauĐối trên kề dưới chia nhau ra liền.Cotang ngược lại với tangKề trên đối dưới tính liền một khi
CÔNG THỨC VẬN TỐC
Trên đường kẻ chậm với người mau.Hai kẻ đồng chiều muốn gặp nhau.Vận tốc đôi bên tìm hiệu số.Đường dài chia với khó chi đâu.(Còn nếu ngược chiều thì tìm tổng số).
Muốn tính diện tích hình thang
Ta đem đáy nhỏ đáy to cộng vào
Rồi đem nhân với đường cao
Chia đôi kết quả thế nào cũng ra.
Version 2 vần hơn:Muốn tính diện tích hình thangĐáy lớn, đáy bé ta mang cộng vào,Cộng rồi nhân với chiều caoChia đôi lấy nửa thế nào cũng ra.
Nguyên tắc để 2 tam giác bằng nhauCon gà con, gân cổ gáy, cúc cù cu(cạnh góc cạnh, góc cạnh góc, cạnh cạnh cạnh)
Muốn tìm diện tích hình vuôngCạnh nhân với cạng ta thường chẳng saiChu vi ta đã học bàiCạnh nhân với bốn có sai bao giờMuốn tìm diện tích hình trònPi nhân bán kính bình phương sẽ thành
Trong 1 tam giác vuông ta có :Sin đi học ( Sin = Đối / Huyền )Cos không hư ( Cos = Kề / Huyền )Tang (tg) đoàn kết ( Tg = Đối / Kề )Côtang (cotg) kết đoàn ( Cotg = Kề / Đối )
Version 2:Sin (Sin) đi học (Sin = Đối / Huyền)Cứ (Cos) khóc hoài (Cos = Kề / Huyền)Thôi (Tang) đừng khóc (Tg = Đối / Kề)Có (Côtang) kẹo đây (Cotg = Kề / Đối)
Sin Đi Học, Cứ Khóc Hoài, Thích Đòi Kẹo, Có Kẹo Đây (Sin = Đối /Huyền, Cosin = Kề / Huyền, Tang = Đối /Kề, Cotang = Kề / Đối)
Khi giải hệ phương trình hai ẩn bằng định thức thì cô dạy bài này cái này:Anh Bạn Cầm Bát Ăn CơmHệ phương trình này nè: a x+b y=c và a’x+b’y=c’Định thức là: D=ab’-a’b, Dx=ca’-c’a, Dy=ac’-a’c.
Bài thơ tự họa:Muốn tính diện tích Việt NamTa đem Trung Quốc Thái Lan cộng vàoRồi đem nhân với nước LàoCampuchia phát thế nào cũng ra… 😉
HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG
Sao Đi Học ( Sin = Đối / Huyền)Cứ Khóc Hoài ( Cos = Kề / Huyền)Thôi Đừng Khóc ( Tan = Đối / Kề)Có Kẹo Đây ( Cotan = Kề/ Đối)
Sin : đi học (cạnh đối – cạnh huyền)Cos: không hư (cạnh đối – cạnh huyền)Tang: đoàn kết (cạnh đối – cạnh kề)Cotang: kết đoàn (cạnh kề – cạnh đối)
Tìm sin lấy đối chia huyềnCosin lấy cạnh kề, huyền chia nhauCòn tang ta hãy tính sauĐối trên, kề dưới chia nhau ra liềnCotang cũng dễ ăn tiềnKề trên, đối dưới chia liền là ra
Sin bù, cos đối, hơn kém pi tang, phụ chéo.
+Sin bù :Sin(180-a)=sina+Cos đối :Cos(-a)=cosa+Hơn kém pi tang :Tg(a+180)=tgaCotg(a+180)=cotga+Phụ chéo là 2 góc phụ nhau thì sin góc này = cos góc kia, tg góc này = cotg góc kia.
Công thức tổng quát hơn về việc hơn kém pi
Hơn kém bội hai pi sin, cosTang, cotang hơn kém bội pi.Sin(a+k.2.180)=sina ; Cos(a+k.2.180)=cosaTg(a+k180)=tga ; Cotg(a+k180)=cotga*sin bình + cos bình = 1*Sin bình = tg bình trên tg bình cộng 1.*cos bình = 1 trên 1 cộng tg bình.*Một trên cos bình = 1 cộng tg bình.*Một trên sin bình = 1 cộng cotg bình.(Chú ý sin *; cos @ ; tg @ ;cotg * với các dấu * và @ là chúng có liên quan nhau trong CT trên
DIỆN TÍCH
Muốn tính diện tích hình thangĐáy lớn, đáy bé ta mang cộng vàoRồi đem nhân với đường caoChia đôi kết quả thế nào cũng ra.
Muốn tìm diện tích hình vuông,Cạnh nhân với cạnh ta thường chẳng saiChu vi ta đã học bài,Cạnh nhân với bốn có sai bao giờ.
Muốn tìm diện tích hình tròn,Pi nhân bán kính, bình phương sẽ thành.
Thơ về công thức lượng giác
Hàm số lượng giác
Bắt được quả tangSin nằm trên cos (tan@ = sin@:cos@)Cotang dại dộtBị cos đè cho. (cot@ = cos@:sin@)Version 2:Bắt được quả tangSin nằm trên cosCôtang cãi lạiCos nằm trên sin!
Giá trị lượng giác của các cung đặc biệt
Cos đối, sin bù, phụ chéo, khác pi tan
(Cosin của hai góc đối bằng nhau; sin của hai góc bù nhau thì bằng nhau; phụ chéo là 2 góc phụ nhau thì sin góc này = cos góc kia, tan góc này = cot góc kia; tan của hai góc hơn kém pi thì bằng nhau)
Công thức cộng
Cos cộng cos bằng hai cos coscos trừ cos bằng trừ hai sin sinSin cộng sin bằng hai sin cossin trừ sin bằng hai cos sin.
Sin thì sin cos cos sinCos thì cos cos sin sin “coi chừng” (dấu trừ).Tang tổng thì lấy tổng tangChia một trừ với tích tang, dễ òm.
Công thức nhân ba
Nhân ba một góc bất kỳ,sin thì ba bốn, cos thì bốn ba,dấu trừ đặt giữa hai ta, lập phương chỗ bốn,… thế là ok.
Công thức gấp đôi
+Sin gấp đôi = 2 sin cos+Cos gấp đôi = bình cos trừ bình sin= trừ 1 cộng hai lần bình cos= cộng 1 trừ hai lần bình sin+Tang gấp đôiTang đôi ta lấy đôi tang (2 tang)Chia 1 trừ lại bình tang, ra liền.
Cách nhớ công thức: tan(a+b)=(tan+tanb)/1-tana.tanb
tan một tổng hai tầng cao rộngtrên thượng tầng tan cộng tan tandưới hạ tầng số 1 ngang tàngdám trừ một tích tan tan oai hùng
Công thức biến đổi tích thành tổng
Cos cos nửa cos-cộng, cộng cos-trừSin sin nửa cos-trừ trừ cos-cộngSin cos nửa sin-cộng cộng sin-trừ
Công thức biến đổi tổng thành tích
sin tổng lập tổng sin côcô tổng lập hiệu đôi cô đôi chàngcòn tan tử cộng đôi tan (hoặc là: tan tổng lập tổng hai tan)một trừ tan tích mẫu mang thương sầugặp hiệu ta chớ lo âu,đổi trừ thành cộng ghi sâu vào lòng
Một phiên bản khác của câu Tan mình cộng với tan ta, bằng sin 2 đứa trên cos ta cos mình… là
tanx + tany: tình mình cộng lại tình ta, sinh ra hai đứa con mình con ta
tanx – tan y: tình mình hiệu với tình ta sinh ra hiệu chúng, con ta con mình
Công thức chia đôi
(tính theo t=tg(a/2))
Trước đóSin, cos mẫu giống nhau chả khácAi cũng là một cộng bình tê (1+t^2)Sin thì tử có hai tê (2t),cos thì tử có 1 trừ bình tê (1-t^2).
Công thức tính chu vi hình tròn
Tiếp theoBài thơ về hóa học
Hãy bình luận đầu tiên
Để lại một phản hồi Hủy
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.
Phản hồi
Tên*
Thư điện tử*
Trang Mạng
Lưu tên, email và trang web của tôi trong trình duyệt cho lần bình luận sau.
Dịch vụ gia sư
- Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 8 giữa học kì 1 có đáp án năm học 2024 2025 | Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8 kèm đáp án tham khảo
- Gia sư tiếng Hàn TPHCM | Gia sư tiếng Hàn tại nhà
- Gia sư tiếng Pháp TPHCM | Tìm gia sư dạy tiếng Pháp tại nhà
- Gia sư cờ tướng TPHCM | Gia sư cờ tướng tại nhà
- Gia sư tiếng Ý tại TPHCM | Gia sư tiếng Italia tại nhà
Dành cho quảng cáo
Liên hệ quảng cáo:
091 6265 673
Từ khóa » Bài Thơ Về Sin Cos Lớp 10
-
Thơ Về Công Thức Lượng Giác Rất Dễ Nhớ - Tuyensinh247
-
Thơ Lượng Giác Hay ❤️️Trọn Bộ Các Bài Thơ Sin Cos Tan
-
Bài Thơ Ghi Nhớ Toàn Bộ Công Thức Lượng Giác - OnLuyen
-
Bài Thơ Giúp Học Nhanh Công Thức Lượng Giác 10 - 123doc
-
Bài Thơ Giúp Nhớ Các Công Thức Bảng Lượng Giác Môn Toán Hiệu Quả
-
Bài Thơ Về Công Thức Lượng Giác
-
Tổng Hợp 10+ Bài Thơ Sin Cos Hữu ích Nhất Bạn Lên Biết
-
Top 11 Bài Thơ Về Công Thức Lượng Giác - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Teen 2k2: Thơ Về Công Thức Lượng Giác, Dễ Nhớ Vô Cùng!
-
Top 14 Bài Thơ Công Thức Lượng Giác - Ôn Thi HSG
-
Những Bài Thơ Về Tỉ Số Lượng Giác Của Góc Nhọn Lớp 9
-
Thơ Công Thức Lượng Giác