Học Giả Trần Trọng Kim

     “Vua Bảo Ðại thấy tình thế kéo dài mãi cũng sốt ruột, triệu tôi vào bảo tôi chịu khó lập chính phủ mới.

“Ngài nói:

“Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước”.

Tôi thấy vua Bảo Ðại thông minh và am hiểu tình thế, liền tâu rằng:

“Nếu vì quyền lợi riêng tôi không dám nhận chức gì cả, xong ngài nói vì nghĩa vụ đối với nước, thì dù sao tôi cũng cố hết sức. Vậy xin ngài cho tôi vài ngày để tôi tìm người, hễ có thể được tôi xin tâu lại.

Xuân Hãn để tìm người xứng đáng làm bộ trưởng. Nguyên tắc của tôi định trước là lựa chọn những người có đủ hai điều kiện. Một: phải có đủ học thức và tư tưởng về mặt chính trị, hai: phải có đức hạnh chắc chắn để dân chúng kính phục…

“Có một điều nên nói cho rõ, là trong khi tôi chọn người lập chính phủ lúc ấy, người Nhật Bản không bao giờ hỏi tôi chọn người này người kia. Tôi được hoàn toàn tự chủ tìm lấy người mà làm việc. Và tôi đã định từ trước rằng nếu người Nhật can thiệp vào việc trong nước thì tôi thôi ngay, không làm nữa.

Ðến ngày cuối cùng tôi chọn được đủ người rồi kê rõ danh sách các bộ trưởng như sau:

– Trần Trọng Kim, giáo sư, Nội các Tổng trưởng

– Trần Ðình Nam, y sĩ, Nội vụ Bộ trưởng

– Trần Văn Chương, luật sư, Ngoại giao Bộ trưởng

– Trịnh Ðình Thảo, luật sư, Tư pháp Bộ trưởng

– Hoàng Xuân Hãn, toán học thạc sĩ, Giáo dục và Mỹ nghệ Bộ trưởng

– Vũ Văn Hiền, luật sư, Tài chánh Bộ trưởng

– Phan Anh, luật sư, Thanh niên Bộ trưởng

– Lưu Văn Lang, kỹ sư, Công chính Bộ trưởng

– Vũ Ngọc Anh, y khoa bác sĩ, Y tế Bộ trưởng

– Hồ Bá Khanh, y khoa bác sĩ, Kinh tế Bộ trưởng

– Nguyễn Hữu Thí, cựu y sĩ, Tiếp tế Bộ trưởng.

“Chừng mười giờ sáng ngày 17 tháng tư năm 1945, tôi đem danh sách ấy vào trình vua Bảo Ðại. Vào đến nơi, tôi thấy ông Yokohama, tối cao cố vấn Nhật, đã ngồi đó rồi. Ông thấy tôi vào liền hỏi: “Cụ đã lập thành chính phủ rồi à?”. Tôi nói: “Vâng, hôm nay tôi đem danh sách các bộ trưởng vào tâu trình hoàng thượng để ngài chuẩn y”.

“Tôi đệ trình vua Bảo Ðại, ngài xem xong phán rằng: “Ðược”. Khi ấy ông Yokohama nói: “Xin cho tôi xem là những ai”. Ông xem rồi, trả lại tôi và nói: “Tôi chúc mừng cụ đã chọn được người rất đứng đắn”. Sự thực là thế, chứ không như người ta đã tưởng tượng là người Nhật Bản bắt tôi phải dùng những người của họ đã định trước” (sđd., tr. 50-53).

Ngoài các bộ trưởng đã nêu trong danh sách, bộ máy chính phủ Trần Trọng Kim còn lần lần được bổ sung, gồm có:

– Phan Kế Toại (1892-1992), Tổng đốc, Khâm sai Bắc Bộ (sau giữ chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)

– Nguyễn Văn Sâm, Nhà báo, Khâm sai Nam Bộ (được cử theo Đạo dụ 108 ngày 14.8.1945, sau bị ám sát ngày 10.10. 1947)

– Trần Văn Lai, Bác sĩ, Đốc lý Hà Nội (sau giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính TP Hà Nội)

– Đặng Văn Hướng (1887-1954), Phó bảng, Tổng đốc Nghệ An (sau giữ chức Quốc vụ khanh đặc trách công tác ở 3 tỉnh Thanh-Tĩnh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) – Vũ Trọng Khánh (1912-1996), Luật sư, Đốc lý Hải Phòng (sau giữ chức Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời)

– Kha Vạng Cân (1908-1982), Kỹ sư, Đô trưởng Sài Gòn (sau giữ chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)

Từ khóa » định Nghĩa Về Câu Của Trần Trọng Kim