Học Khối Xã Hội, Teen Nên Chọn Ngành Nào?
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn ở thời điểm này, nhiều học sinh định hướng học khối xã hội đang loay hoay chọn ngành, chọn trường đại học. Vậy team xã hội có thể lựa chọn ngành nghề như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
- 1. Khối xã hội là gì?
- 2. Chọn ngành khối xã hội
- 2.1 Nhóm ngành Quản lý
- 2.2 Nhóm ngành Truyền thông – Báo chí
- 2.3 Nhóm ngành Luật
- 2.4 Nhóm ngành Văn hóa – Ngoại ngữ
1. Khối xã hội là gì?
Khối xã hội bao gồm các môn thuộc lĩnh vực xã hội, khoa học nghiên cứu về các khía cạnh của con người như: Văn, Sử, Địa, GDCD, tiếng Anh,…
Khối xã hội gồm các tổ hợp môn khối C, khối D. Tham khảo danh sách tổ hợp môn khối C, D TẠI ĐÂY
2. Chọn ngành khối xã hội
Cùng tìm hiểu một số ngành nghề khối xã hội nhé!
2.1 Nhóm ngành Quản lý
Một trong những ngành nghề được đánh giá là có triển vọng hiện nay đó là các ngành thuộc nhóm Quản lý. Ngành này yêu cầu người học trang bị đầy đủ kiến thức trên nhièu lĩnh vực như hành chính, luật, chuyên sâu quản lý hành chính,…; có kỹ năng quản lý, phụ trách công việc tại các tổ chức xã hội. Có thể nói nhóm ngành Quản lý tại Việt Nam là một trong những ngành được đào tạo rộng rãi và có triển vọng trong tương lai.
Một số ngành thuộc nhóm ngành Quản lý mà bạn có thể lựa chọn: Quản lí nhà nước, Giáo dục đặc biệt, Quản lí giáo dục, Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Quản trị nhân lực, Quan hệ công chúng, Công tác xã hội, Thư ký văn phòng…
2.2 Nhóm ngành Truyền thông – Báo chí
Lĩnh vực Truyền thông – Báo chí đang có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong thời đại số với rất nhiều kênh thông tin cho giới trẻ như hiện nay. Do đó, đây là một ngành học cực HOT dành cho gen Z, triển vọng nghề nghiệp vô cùng “sáng sủa”.
Học truyền thông & báo chí, các em được trang bị những kiến thức nền tảng về xã hội, khả năng tư duy logic, nhạy bén, giao tiếp xã hội,…
Một số ngành học thuộc lĩnh vực này như: Truyền thông, Báo chí, Xã hội học, Xuất bản, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản lý thông tin, Kinh doanh xuất bản phẩm, Quan hệ công chúng…
Một số cơ hội việc làm sau khi ra trường dành cho sinh viên Truyền thông – Báo chí: Biên tập viên, phóng viên, làm việc tại các đài phát thanh và truyền hình, tòa soạn,… hay những nghề nghiệp năng động hơn cho giới trẻ như: truyền thông mạng xã hội, copywriter, quan hệ công chúng,…
2.3 Nhóm ngành Luật
Luật pháp có nhiệm vụ điều chỉnh các quan hệ xã hội trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sinh viên theo học ngành Luật sẽ được cung cấp kiến thức về pháp luật, các kiến thức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến lĩnh vực pháp luật, tâm lý học, luật tố tụng dân sự, luật dân sự, luật hình sự, tư pháp quốc tế, thương mại quốc tế,…
Các chuyên ngành đào tạo ngành Luật có thể kể tới như: Luật hình sự, Luật dân sự, Luật hành chính, Luật kinh tế, Luật thương mại, Luật quốc tế,…
Nhân lực ngành Luật tại Việt Nam còn tương đối khan hiếm, do đó sinh viên ngành Luật sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn nhiều vị trí công việc khác nhau, tùy thuộc vào kinh nghiệm, năng lực của từng cá nhân như:
– Luật sư, thẩm phán, cố vấn pháp lý tại các doanh nghiệp, công chứng viên,…
– Chuyên Viên lập pháp, hành pháp, tư pháp, chuyên viên tư vấn pháp luật,…
– Đảm nhận các vấn đề về mặt pháp lý trong các đơn vị, tổ chức doanh nghiệp.
…
2.4 Nhóm ngành Văn hóa – Ngoại ngữ
Ngành Văn hóa nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm trù văn hóa như cơ sở văn hóa, nhân văn, tự nhiên, khoa học, xã hội,… Ngành ngôn ngữ lại nghiên cứu về ngoại ngữ, văn hóa, đất nước, con người của các nước sử dụng ngôn ngữ đó. Đây là ngành học vô cùng triển vọng, nhất là trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay.
Một số ngành học thuộc nhóm ngành này như: Văn hóa truyền thống, Nghiên cứu văn hóa, Truyền thông văn hóa, các ngành ngôn ngữ như Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật,…
Các kỳ thi, hình thức tuyển sinh thay đổi liên tục có phải đang khiến các sĩ tử “quay cuồng” giữa một rừng thông tin không phân biệt được đúng, sai? Đứng trước “ma trận” phương thức xét tuyển và quy định mới trong tuyển sinh ĐH năm nay, có lẽ bất cứ học sinh, phụ huynh nào cũng cảm thấy bối rối. Với mong muốn hỗ trợ học sinh giải quyết những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình chọn ngành, chọn trường cũng như tìm ra phương hướng sắp xếp nguyện vọng xét tuyển hợp lý nhất, HOCMAI đã ra đời Giải pháp tư vấn chọn ngành – chọn trường cùng chuyên gia. Qua đó, thí sinh và phụ huynh được trao đổi, lắng nghe những tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia hướng nghiệp hàng đầu của HOCMAI để chọn ra ngành học, trường đại học phù hợp nhất với điểm số, thành tích, sở thích… của bản thân.
CẤP BÁO! TEEN ĐÃ CHỌN ĐƯỢC NGÀNH CHƯA? Đăng ký nhận ngay lộ trình học tập, thi cử sớm từ chuyên gia hàng đầu! – Giải pháp tư vấn toàn diện ĐẦU TIÊN giúp thí sinh nắm chắc tấm vé vào ĐH – Định hướng chọn ngành – chọn trường BÁM sát xu hướng tuyển sinh – Trò chuyện trực tiếp cùng chuyên gia HOT nhất với 15+ năm kinh nghiệm >>Khám phá ngay<<>> THỰC HIỆN BÀI TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH CHỌN NGHỀ NGHIỆP HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY <<
Tags
chọn ngànhTừ khóa » đại Học Khối Xã Hội
-
Ban Xã Hội Gồm Những Ngành Nào ? Làm Nghề Gì
-
Khối Xã Hội Gồm Những Ngành Nào? Nghề Nào HOT Nhất Hiện Nay?
-
Ngành Khoa Học Xã Hội Gồm Những Chuyên Ngành Nào?
-
Học Khối Xã Hội Làm Nghề Gì? Ngành Nào HOT Nhất Hiện Nay?
-
Top 14 đại Học Khối Xã Hội
-
Khối Xã Hội Gồm Những Môn Nào? Ngành Nào? Các Ngành Thuộc ...
-
Khối Xã Hội Là Khối Gì? Khối Xã Hội Gồm Những Ngành Nào?
-
Kỹ Năng Cần Có Khi Học Khối Ngành Xã Hội - Đại Học Gia Định
-
Tuyển Sinh Cho Các Ngành Thuộc Khối Xã Hội Của Trường Đại Học ...
-
Top 3 Trường Đại Học Dành Cho Khối Ngành Xã Hội - BlogAnChoi
-
Tìm Hiểu Ngành Nghề: Xã Hội Học (Mã XT: 7310301) - TrangEdu
-
Điểm Sàn 6 đại Học đào Tạo Khối Ngành Khoa Học Xã Hội - Giáo Dục
-
Thông Tin Tổng Quan Các Ngành đào Tạo Bậc Đại Học