Khối Xã Hội Gồm Những Môn Nào? Ngành Nào? Các Ngành Thuộc ...
Có thể bạn quan tâm
Theo Bộ giáo dục và Đào tạo, các môn học tại THPT được chia thành hai khối là khối tự nhiên và khối xã hội dựa vào tính chất và đặc điểm của môn học. Nhiều bạn học sinh trong quá trình học tập còn những thắc mắc về cách chia này cũng như chưa có nhiều thông tin về các ngành thuộc từng khối. Từ đó dẫn đến hoang mang và bối rối khi bước vào mùa thi THPTQG. Mong rằng bài viết sau đây có thể giúp bạn một phần nào đó hiểu hơn về khối xã hội và những ngành học thuộc khối này.
Danh mục bài viết
Khối Xã hội gồm những môn nào?
Theo sự phân ban của bộ giáo dục và đào tạo, ban C bao gồm các môn thuộc lĩnh vực xã hội. Khối Xã Hội bao gồm các môn khoa học nghiên cứu về các phương diện con người của thế giới như: Văn, Sử, Địa, Giáo Dục Công Dân, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga,… và nhiều các môn ngoại ngữ khác.
Phân biệt khối Tự nhiên và khối Xã hội như thế nào?
Khối Tự nhiên
Khối Tự nhiên sẽ giúp bạn hiểu thêm về những định luật có sẵn trong thế giới xung quanh. Những môn học cơ bản của khối Tự nhiên bao gồm Toán, Lý, Hóa, Sinh. Một khối dành cho những ai có tư duy logic và yêu thích những con số.
Khối Xã hội
Những môn học cơ bản của khối học này bao gồm Văn học, Lịch sử, Địa lý và các môn học liên quan đến ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp,… Khối học này chủ yếu khai thác các khái niệm, lý thuyết về những thứ trong xã hội. Khối học này sẽ phù hợp với những bạn thích tìm hiểu và làm việc cùng mọi người xung quanh.
Các ngành nào thuộc khối xã hội?
Sau đây là một số ngành sở hữu đặc điểm phù hợp với khối xã hội và cũng xét tuyển bằng những môn học thuộc khối này.
Nhóm ngành Pháp luật
Luật |
Luật hiến pháp và luật hành chính |
Luật dân sự và tố tụng dân sự |
Luật hình sự và tố tụng hình sự |
Luật kinh tế |
Luật quốc tế |
Nhóm ngành Báo chí và thông tin
Báo chí và truyền thông |
Báo chí |
Truyền thông đa phương tiện |
Truyền thông đại chúng |
Công nghệ truyền thông |
Truyền thông quốc tế |
Quan hệ công chúng |
Thông tin – Thư viện |
Thông tin – thư viện |
Quản lý thông tin |
Văn thư – Lưu trữ – Bảo tàng |
Lưu trữ học |
Bảo tàng học |
Xuất bản – Phát hành |
Xuất bản |
Kinh doanh xuất bản phẩm |
Nhóm ngành nhân văn
Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam |
Hán Nôm |
Ngôn ngữ Jrai |
Ngôn ngữ Khmer |
Ngôn ngữ H’mong |
Ngôn ngữ Chăm |
Sáng tác văn học |
Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam |
Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài |
Ngôn ngữ Anh |
Ngôn ngữ Nga |
Ngôn ngữ Pháp |
Ngôn ngữ Trung Quốc |
Ngôn ngữ Đức |
Ngôn ngữ Tây Ban Nha |
Ngôn ngữ Bồ Đào Nha |
Ngôn ngữ Italia |
Ngôn ngữ Nhật |
Nhóm ngành Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên
Giáo dục học |
Quản lý giáo dục |
Đào tạo giáo viên |
Giáo dục Mầm non |
Giáo dục Tiểu học |
Giáo dục Đặc biệt |
Giáo dục Công dân |
Giáo dục Chính trị |
Giáo dục Thể chất |
Huấn luyện thể thao |
Giáo dục Quốc phòng – An ninh |
Sư phạm Toán học |
Sư phạm Tin học |
Sư phạm Vật lý |
Sư phạm Hóa học |
Sư phạm Sinh học |
Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp |
Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp |
Sư phạm Ngữ văn |
Sư phạm Lịch sử |
Sư phạm Địa lý |
Sư phạm Âm nhạc |
Sư phạm Mỹ thuật |
Sư phạm Tiếng Bana |
Sư phạm Tiếng Êđê |
Sư phạm Tiếng Jrai |
Sư phạm Tiếng Khmer |
Sư phạm Tiếng H’mông |
Sư phạm Tiếng Chăm |
Sư phạm Tiếng M’nông |
Sư phạm Tiếng Xê đăng |
Sư phạm Tiếng Anh |
Sư phạm Tiếng Nga |
Sư phạm Tiếng Pháp |
Sư phạm Tiếng Trung Quốc |
Sư phạm Tiếng Đức |
Sư phạm Tiếng Nhật |
Sư phạm Tiếng Hàn Quốc |
Sư phạm nghệ thuật |
Sư phạm công nghệ |
Sư phạm khoa học tự nhiên |
Giáo dục pháp luật |
Nhóm ngành Khoa học xã hội và hành vi
Khoa học chính trị |
Chính trị học |
Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước |
Quản lý nhà nước |
Quan hệ quốc tế |
Xã hội học và Nhân học |
Xã hội học |
Nhân học |
Tâm lý học |
Tâm lý học |
Tâm lý học giáo dục |
Địa lý học |
Địa lý học |
Khu vực học |
Quốc tế học |
Châu Á học |
Thái Bình Dương học |
Đông phương học |
Trung Quốc học |
Nhật Bản học |
Hàn Quốc học |
Đông Nam Á học |
Việt Nam học |
Những ngành nghề ban xã hội nào sẽ hot trong tương lai?
Dù bạn học ban tự nhiên hay xã hội, bạn đều có thể tìm được công việc cho bản thân mình. Tuy nhiên, hiện nay có thể thấy rằng các ngành lĩnh vực xã hội có ít việc làm hơn các ngành lĩnh vực tự nhiên.
Điển hình là các ngành như Văn hóa, Lịch sử, Ngôn ngữ học,… vẫn có cơ hội việc làm cho các bạn nhưng nó không rộng mở như nhiều ngành đang hot như: Công Nghệ Thông Tin, Marketing,…
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có nhiều ngành nghề ban xã hội đang sở hữu độ hot không hề kém cạnh ban tự nhiên trong tương lai như:
- Hướng dẫn viên du lịch: Du lịch là một trong những ngành quan trọng, đóng góp hơn 10% GDP của nước ta năm 2019. Với đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh như Việt Nam thì nghề du lịch vẫn sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
- Cố vấn văn hóa cho các viện bảo tàng.
- Marketing: Với khả năng và hiểu biết về tâm lý con người, các bạn sinh viên khối C có thể tham gia các công việc trong ngành Marketing như là: content writer, chạy quảng cáo, làm Marketing tổng thể,….
- Các ngành khác có liên quan đến con người: Nếu bạn học tốt các môn trong khối xã hội, bạn có khả năng thấu cảm, bạn có thể làm những công việc liên quan đến con người như: đào tạo, chăm sóc khách hàng, bán hàng, tư vấn, hỗ trợ,…
Bí kíp ôn thi khối Xã hội dành cho học sinh
1. Môn Lịch sử
Nếu chọn môn Lịch sử trong tổ hợp xã hội để xét tuyển thì học sinh cần tập trung vào các kiến thức cơ bản, bám sát vào chương trình sách giáo khoa đặc biệt là lớp 11 và lớp 12. Nội dung ôn tập môn Lịch sử trải dài theo chương trình học từ lớp 11 đến lớp 12 và không cố định tập trung vào phần nào. Các em cần hệ thống hóa kiến thức dễ nhớ và rèn luyện các kỹ năng so sánh, tổng hợp, liên hệ trong khi học bài.
2. Môn Địa lý
Đối với môn Địa lý, học sinh phải nắm được toàn bộ chương trình và cần lưu ý một số điểm sau: Trả lời các câu hỏi nhỏ sau mỗi bài học, lưu ý các chi tiết quan trọng, lập sơ đồ tư duy cho từng bài, từng chương, với những nội dung chính. Quan tâm các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý như khí hậu có ảnh hưởng gì đến địa hình, đến sông ngòi, sinh vật…; vị trí có thuận lợi gì trong việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng…Ngoài ra, cách ôn thi hiệu quả là học trên Atlat kết hợp bài học sách giáo khoa, chú ý về biểu đồ, địa danh có trên bản đồ.
3. Môn Giáo dục công dân
Đây có thể coi là môn học có rất nhiều câu hỏi gây nhầm lẫn kiến thức. Ngoài những kiến thức trong sách giáo khoa, học sinh cần bổ sung tìm hiểu thêm những kiến thức thực tế ngoài cuộc sống nhiều hơn, học thêm nhiều loại tình huống và cách giải quyết để nắm vững và rõ hơn từng loại tình huống mà mình vận dụng, suy nghĩ cẩn thận trước khi lựa chọn đáp án. Tham khảo thêm sách báo, tư liệu về pháp luật, nếu có vướng mắc thì nhờ thầy cô tư vấn thêm. Khi ôn tập nên phân bố kiến thức theo từng chủ đề như sau: một số vấn đề cơ bản của pháp luật; pháp luật và quyền bình đẳng của công dân; pháp luật với các quyền tự do, dân chủ của công dân; pháp luật với sự phát triển của công dân và đất nước.
Một số ngành nghề có thu nhập khá cao thuộc khối xã hội
- Nghề marketing cực kỳ HOT.
- Hướng dẫn viên du lịch.
- Biên phiên dịch viên có cơ hội việc làm cao.
- Luật sư là ngành nghề được kỳ vọng của xã hội.
Một số tổ hợp khối thi của Khối xã hội
Tổ hợp xã hội bao gồm Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí. Hiện tại có các khối thi gồm:
Khối | Môn thi | Khối | Môn thi |
C00 | Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý | C010 | Ngữ văn, Hóa học, Lịch sử |
C01 | Ngữ văn, Toán, Vật lí | C12 | Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử |
C02 | Ngữ văn, Toán, Hóa học | C13 | Ngữ văn, Sinh học, Địa lý |
C03 | Ngữ văn, Toán, Lịch sử | C14 | Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân |
C04 | Ngữ văn, Toán, Địa lí | C15 | Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội |
C05 | Ngữ văn, Vật lí, Hóa học | C16 | Ngữ văn, Vật lí, Giáo dục công dân |
C06 | Ngữ văn, Vật lí, Sinh học | C17 | Ngữ văn, Hóa học, Giáo dục công dân |
C07 | Ngữ văn, Vật lí, Lịch sử | C19 | Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân |
C08 | Ngữ văn, Hóa học, Sinh học | C20 | Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân |
Review khối xã hội
Bài viết trên bao gồm những thông tin cơ bản về khối xã hội trong kỳ thi THPTQG. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về các môn và ngành học của khối này. Từ đó, bạn có thể lựa chọn được khối thi cụ thể phù hợp với sở trường bản thân. Vậy nên, hãy xác định khối thi của mình càng sớm càng tốt và bắt đầu việc học tập và ôn tập cho kỳ thi đang tới. Chúc bạn thành công!
4/5 - (6 bình chọn)Từ khóa » đại Học Khối Xã Hội
-
Ban Xã Hội Gồm Những Ngành Nào ? Làm Nghề Gì
-
Khối Xã Hội Gồm Những Ngành Nào? Nghề Nào HOT Nhất Hiện Nay?
-
Học Khối Xã Hội, Teen Nên Chọn Ngành Nào?
-
Ngành Khoa Học Xã Hội Gồm Những Chuyên Ngành Nào?
-
Học Khối Xã Hội Làm Nghề Gì? Ngành Nào HOT Nhất Hiện Nay?
-
Top 14 đại Học Khối Xã Hội
-
Khối Xã Hội Là Khối Gì? Khối Xã Hội Gồm Những Ngành Nào?
-
Kỹ Năng Cần Có Khi Học Khối Ngành Xã Hội - Đại Học Gia Định
-
Tuyển Sinh Cho Các Ngành Thuộc Khối Xã Hội Của Trường Đại Học ...
-
Top 3 Trường Đại Học Dành Cho Khối Ngành Xã Hội - BlogAnChoi
-
Tìm Hiểu Ngành Nghề: Xã Hội Học (Mã XT: 7310301) - TrangEdu
-
Điểm Sàn 6 đại Học đào Tạo Khối Ngành Khoa Học Xã Hội - Giáo Dục
-
Thông Tin Tổng Quan Các Ngành đào Tạo Bậc Đại Học