Học Thuyết Tạng - Phủ - P.1 - Cty Cổ Phần Tống Gia đường
Có thể bạn quan tâm
CÁC TẠNG
Tạng có chức năng chung là tàng giữ tinh khí. Có 5 tạng chính và 1 tạng phụ là :
Tâm (phụ là tâm bào), can, tỳ, phế, thận.
Quan hệ giữa các tạng là quan hệ ngũ hành sinh khắc
Tương sinh: Can sinh tâm, tâm sinh tỳ, tỳ sinh phế, phế sinh thận, thận sinh can
Tương khắc: Can khắc tỳ, tỳ khắc thận, thận khắc tâm, tâm khắc phế, phế khắc can
( Mối quan hệ này, vui lòng xem lại bài viết chủ đề Ngũ hành trong Y học cổ truyền tại đây ! )
CÁC PHỦ
Chức năng chung của các phủ là chứa đựng, truyền tống, hấp thụ, bài tiết. Phủ có nghĩa là nơi trú ngụ, trên đầy thì dưới vơi và trên vơi thì dưới đầy, luôn luôn thay đổi.
Có 6 phủ gồm: Đởm; tiểu trường; đại trường; vị; bàng quang và tam tiêu.
Ngoài ra còn một số phủ đặc biệt gọi là phủ Kỳ hằng như Não; tử cung.
QUAN HỆ GIỮA CÁC TẠNG VÀ PHỦ
Là quan hệ âm dương, biểu lý. Biểu thuộc dương, lý thuộc âm.
Mỗi tạng đều quan hệ biểu lý với một phủ.
- Tâm biểu lý với tiểu trường
- Can biểu lý với đởm
- Tỳ biểu lý với Vị
- Phế biểu lý với đại trường
- Thận biểu lý với bàng quang
- Tâm bào biểu lý với tam tiêu
CHỨC NĂNG CÁC TẠNG
Tạng Tâm (Phụ tâm bào)
Tâm thuộc hành hoả, là tạng đứng đầu các tạng. Tâm khai khiếu với lưỡi, vinh nhuận ra mặt, sinh tỳ thổ, khắc phế kim, có những chức năng sau:
Tâm chủ thần minh
Hay còn gọi là tâm tàng thần. Tâm làm chủ những hoạt động tâm thần như nhận thức, tư duy, trí nhớ, thông minh, tương ứng chức năng của vỏ đại não.
Tâm khí tâm huyết đầy đủ thì tinh thần sáng suốt tỉnh táo. Tâm huyết không đủ thì thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như hồi hộp, mất ngủ.
Tâm chủ huyết mạch
Tâm khí thúc đẩy huyết dịch trong mạch đi nuôi dưỡng toàn thân. Nếu tâm khí đầy đủ, huyết dịch vận hành không ngừng, toàn thân được nuôi dưỡng tốt, biểu hiện nét mặt hồng hào, tươi nhuận, tâm khí giảm sút sự cung cấp huyết dịch bị kém dẫn đến sắc mặt xanh xao. Tâm phụ trách về tuần hoàn và máu. Huyết liên quan nhiều tạng khác như can, tỳ, thận, nhưng tâm là chính.
Phụ tâm bào - Đản trung
Là bộ phận bên ngoài như tấm áo của tâm, có chức năng bảo vệ tâm.
Tạng Can
Can thuộc hành mộc, tính ưa vận động và vươn toả, phò tá tâm, cùng với đởm là cơ sở cho tính quyết đoán, dũng cảm.
Có câu nói to gan lớn mật cũng là biểu hiện cho tính chất này.
Can khai khiếu ra mắt, vinh nhuận ra móng tay, móng chân, sinh tâm hoả, khắc tỳ thổ, có những chức năng sau:
Can tàng huyết
Tàng nghĩa là chứa đựng. Can chứa huyết và điều tiết lượng huyết trong cơ thể. Khi nghủ máu về can, khi hoạt động can đưa máu tới các bộ phận. Xuất huyết có quan hệ tới chức năng của can.
Can chủ sơ tiết
Sơ tiết là sự thư thái, thông thường gọi là "điều đạt". Can thúc đẩy khí huyết tới mọi bộ phận trên cơ thể. Khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái, thư thái, tinh thần uất ức sẽ ảnh hưởng đến chức năng sơ tiết của can và ngược lại. Khi giận dữ thì sẽ tổn thương Can (Nộ thương can).
Can chủ cân
Cân được hiểu là các dây chày quanh khớp, cũng là những thần kinh ngoại biên. Can huyết đầy đủ các cân mạch được nuôi dưỡng tốt, vận động tốt, trái lại can huyết hư sẽ gây ra chứng tê bại, tay rung, co quắp, teo cơ cứng khớp,... nếu sốt cao huyết dịch hao tổn không dưỡng được gây co giật.
Móng tay là phần thừa của cân nên tình trạng thiếu, đủ của can huyết sẽ có những biểu hiện tái nhợt hay hồng nhuận.
TẠNG TỲ
Tỳ thuộc hành Thổ, tính ôn hoà, nhu nhuận, đảm nhiệm công việc hậu cần cho cơ thể, làm chức năng hậu thiên. Tỳ khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi, sinh phế kim, khắc thận thuỷ, có các chức năng.
Tỳ chủ vận hoá
Tỳ cùn vị đảm nhiệm việc tiêu hoá thức ăn, chuyển thành tính chất. Tỳ vận hoá tốt cơ thể hoạt động và phát triển tốt. Nếu vận hoá kém, thức ăn sẽ không chuyển thành tinh chất, khí huyết mà lại đẩy ra ngoài hoặc hoá thành đàm chất tích tụ lại trong cơ thể.
Tỳ vận hoá thuỷ thấp; sự chuyển hoá nước trong cơ thể do sự vận hoá của tỳ phối hợp với sự túc giáng của phế, sự khí hoá của thận. Sự vận hoá của tỳ kém sẽ gây chứng đàm ẩm, gây thủy thũng.
Tỳ thống huyết, nhiếp huyết
Thống (nhiếp) có nghĩa là quản lý. Tỳ hấp thu tinh hoa đồ ăn thức uống thành tinh (hậu thiên) bổ sung cho tinh tiên thiên; tinh chuyển thành huyết. Tỳ đồng thời giúp huyết vận hành đúng đường. Tỳ khí mạnh huyết sẽ đi trong mạch, thúc đẩy đi nuôi cơ thể, trái lại tỳ khí hư sẽ không thống nhiếp được huyết gây ra chứng rong kinh, rong huyết, đại tiện ra máu lâu ngày...
Tỳ chủ cơ nhục, chủ tứ chi
Tỳ đưa các chất dinh dưỡng của đồ ăn đến nuôi dưỡng các cơ nhục, chân tay. Tỳ tốt thì cơ bắp săn chắc, chân tay vững mạnh. Chứng sa nội tạng có liên quan đến tỳ. Tỳ hư thì cơ bắp nhão, chân tay mềm yếu.
Tỳ khai khiếu ra miệng, biểu hiện môi
Tỳ khí (dương) hư người bệnh cảm thấy nhạt miệng, ăn không ngon; môi nhợt.
TẠNG PHẾ
Phế thuộc hành kim, có liên quan đặc biệt tới tâm vì cùng ở thượng tiêu. Quan hệ Tâm - Phế là quan hệ Khí - Huyết. Phế khai khiếu ra mũi, biểu hiện ra tiếng nói, sinh thận thuỷ, khắc can mộc , có những chức năng sau:
Phế chủ khí, chủ hô hấp.
Phế tiếp thu thanh khí và đào thải độc khí, tiếp nhận khí từ tỳ chuyển lên phối hợp khí trời thành Tông khí.
Sự thở và tiếng nói trực tiếp do phế đảm nhiệm. Chứng ho, khó thở, khản tiếng đều liên quan đến tạng Phế.
Phế chủ tuyên phát, túc giang, thông điều thuỷ đạo
Tuyên phát là đưa khí ra kinh mạch, đặc biệt là đưa vệ khí ra phần biểu để bảo vệ cơ thể chống lại ngoại tà.
Túc giáng là điều hoà và phân bổ thuỷ dịch trong cơ thể. Nếu trắc trở, nước sẽ đọng cục bộ gây phù nề, thường ở phần trên cơ thể (phù dị ứng)
Phế trợ tâm chủ việc trị tiết
- Trị tiết là quản lý rành mạch, các tổ chức trong cơ thể hoạt động có quy luật là nhờ có tâm, nhưng vẫn cần tới sự hỗ trợ của phế. Phế giữ chức phó tướng việc trị tiết từ đó mà ra. Phó tướng của phế biểu hiện ở huyết mạch, chủ yếu là mối quan hệ lẫn nhau giữa khí và huyết. Khí của toàn thân do phế làm chủ nhưng phải nhờ vận chuyển của huyết mạch mới có thể thông đạt khắp toàn thân.
Phế chủ bì mao
Phế đảm nhận phần biểu của cơ thể gồm da, lông, hiểu rộng ra là hệ thống bảo vệ cơ thể, hệ thống miễn dịch. Hay bị cảm mạo, mụn nhọt, dị ứng đều liên quan chức năng của phế.
Vì vậy, khi có bệnh ở phần biểu thường xuất hiện các chứng ở vệ khí và phế phối hợp như ngoại cảm phong hàn: Sợ gió, sợ lạnh, ngạt mũi, ho.
TẠNG THẬN
Thận thuộc hành thuỷ, là gốc của tiên thiên (di truyền huyết thống) quan hệ với tâm là quan hệ thuỷ - hoả. Thận khai khiếu ra tai và nhị âm (hậu âm, tiền âm), vinh nhuận ra răng tóc, sinh can mộc, khắc thận thuỷ. Tạng thận có 2 phần gọi là:
- Thận âm hay thận thuỷ, thận tinh.
- Thận dương hay thận hoả, thận khí (nhiệt năng và cơ năng của cơ thể).
Thận có những chức năng:
Thận tàng tinh
Thận tàng giữ tinh tuý của cơ thể:
- Tinh thiên còn gọi là tinh sinh dục, là hệ thống gen di truyền trong các tế bào sinh dục.
- Tinh hậu thiên do nguồn ăn uống, chất nuôi dưỡng cơ thể, còn gọi là tinh tạng phủ.
Quá trình sinh dục và phát dục do tinh tiên thiên và hậu thiên giải quyết, liên quan trực tiếp đến thận khí.
* Quá trình phát dục ở nữ giới tính theo số 7.
+ 7 tuổi: Thận khí thịnh, răng thay, tóc mọc dài.
+ 14 tuổi: Thiên quý đến, có kinh, có khả năng sinh con.
+ 49 tuổi: Thiên quý cạn, mãn kinh.
* Quá trình phát dục ở nam giới tính theo số 8.
+ 8 tuổi: Thận khí thực, răng tóc thay.
+ 16 tuổi: Thận khí thịnh, thiên quý đến, có khả năng sinh con.
+ 64 tuổi: Thận khí cạn, râu tóc bạc, răng rụng, không sinh sản được.
Thận chủ thuỷ
Thận cai quản và phân bổ các thuỷ dịch trong cơ thể.
Thận khí hoá nước, tham gia vào việc chuyển hoá nước trong cơ thể, cùng với:
- Tỳ vận hoá thuỷ thấp
- Phế thông điều thuỷ đạo
- Tam tiêu là đường thuỷ dịch của cơ thể
Thận thanh lọc nước để đưa lên phế và dồn phần trọc xuống bàng quang để bài tiết ra ngoài.
Thận chủ cốt tuỷ, liên quan đến não
Tinh sản ra tuỷ, tuỷ sinh cốt, chứng còi xương, chậm đi ở trẻ, rụng răng ở người lớn có liên quan đến thận. Thận cũng luôn bổ sung tinh tuỷ cho não.
Thận tinh hư, trí tuệ chậm phát triển, đần độn nên phải bổ thận tinh sinh huyết, huyết nuôi dưỡng tóc nên sự thịnh suy của thận ảnh hưởng đến tóc.
Thận chủ nạp khí
Không khí do phế hít vào được giữ lại ở thận gọi là sự nạp khí của thận. Nếu thận hư không nạp được khí làm phế khí nghịch lên gây chứng ho hen, khó thở.
Phụ (thận chủ mệnh môn hoả)
Mệnh môn có quan hệ chặt chẽ với thận, là bộ phận rất quan trọng trong cơ thể. Thận là tạng thuộc thuỷ, chủ việc tàng tinh, tinh là nguyên âm, mệnh môn là chỗ liên quan đến nguyên khí gọi là nguyên dương.
Quan hệ giữ thận và mệnh môn là quan hệ âm dương hỗ căn, thuỷ hoả tương tế. Mệnh môn thịnh thì cơ thể sinh trưởng, phát triển tốt, mệnh môn suy bại thì nguyên khí khô kiệt, âm dương ly quyết và sinh mệnh kết thúc.
(Hết phần 1)
Vậy là Công ty CP y dược Tống gia đường đã giới thiệu với quý vị cái nhìn chi tiết về NGŨ TẠNG (5 tạng) trong cơ thể con người gồm: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận. Ở phần tiếp theo, Cty CP y dược Tống gia đường sẽ chia sẻ tiếp với quý vị về ( LỤC PHỦ ) và những nội dung có liên quan đến Học thuyết Tạng - Phủ. Kính mong quy vị theo dõi !
Công ty cổ phần Y dược Tống Gia Đường xuất phát từ gia đình nhà ông Tống, một dòng dõi thư hương và có nghề y gia truyền lâu đời ở Hải Dương. Nay dưới sự kế thừa và phát triển của Ths, Bsi. Nguyễn Văn Lực giảng viên tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã có 2 cơ sở tại Hà Nội là:
- Trung tâm đào tạo và chẩn trị Y học cổ truyền Moonday Số 25 ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng Thanh Xuân Hà Nội
- Trung tâm chăm sóc sức khỏe Trân Châu. Số 9 ngõ 32 Nguyễn Văn Trỗi , Thanh Xuân,Hà Nội
Từ khóa » Khai Khiếu Vinh Nhuận Là Gì
-
HỌC THUYẾT TẠNG PHỦ
-
Học Thuyết Tạng Phủ | Y Học Căn Bản
-
Học Thuyết Tạng Phủ-Hội Chứng Bệnh Thường Gặp
-
Học Thuyết Tạng Tượng - Học Y
-
Chức Năng Sinh Lý Tạng Tâm (tâm Bào, Phủ Tiểu Trường, Phủ Tam Tiêu)
-
HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG - SlideShare
-
Chức Năng Tạng Tâm Theo Góc Nhìn đông Y | Vinmec
-
Học Thuyết Tạng Phủ: Tạng Thận - Điều Trị Đau Clinic
-
Học Thuyết Tạng Phủ: Tạng Tỳ - Điều Trị Đau Clinic
-
Con Người Dưới Cách Nhìn Của Y Học Cổ Truyền (Kì 2)
-
Con Người Dưới Cách Nhìn Của Y Học Cổ Truyền (Kì 12)
-
Chức Năng Sinh Lý Và Bệnh Lý Của Tạng Tỳ. - SEI Pharma Ceuticals
-
Học Thuyết Tạng Phủ - Y Học Cổ Truyền
-
VAI TRÒ CHỨC NĂNG CỦA TẠNG THẬN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN