Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam Tăng Xét Tuyển Học Bạ
Có thể bạn quan tâm
Nhằm tạo cơ hội thuận lợi hơn cho các em học sinh, trong vòng 2 năm trở lại đây, trường bắt đầu bổ sung hình thức xét học bạ. Điểm chuẩn của trường dao động từ 15 đến 16 điểm ở tất cả các tổ hợp bộ môn.
Tiến sĩ Võ Khánh Linh - Trưởng bộ môn Luật - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam cho biết, năm 2020, trường có 2 phương thức xét tuyển:
Phương thức thứ nhất: Xét tuyển theo kết quả thi Tốt nghiệp THPT. Học viện hiện có 7 mã ngành đào tạo ở Hà Nội và một phân viện tại TP HCM đào tạo ngành Công tác Thanh thiếu niên. Học sinh muốn đăng kí vào Học viện Thanh thiếu niên sẽ tham gia kì thi Tốt nghiệp THPT, kết quả thi đạt từ 15 điểm trở lên và không có môn thi trong tổ hợp xét tuyển bị liệt.
Phương thức thứ hai: Tuyển sinh theo hình thức xét điểm học bạ. Nếu như năm ngoái, phương thức xét tuyển học bạ chỉ sử dụng kết quả lớp 12 thì năm nay trường tạo thêm một cơ hội nữa cho thí sinh, đó là xét điểm của lớp 11 và học kì I lớp 12. Yêu cầu chung là tổng 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên, không có môn nào trong tổ hợp xét tuyển nhỏ hơn 6.0 điểm. Việc xét tuyển học bạ áp dụng cho 7 ngành, ở tất cả tổ hợp bộ môn.
"Khi xét tuyển học bạ, hãy cố gắng lựa chọn tổ hợp bộ môn có tổng điểm cao nhất để tăng cơ hội trúng tuyển cho mình", Tiến sĩ Võ Khánh Linh nhấn mạnh.
Ở cả hai phương thức xét tuyển, Học viện sẽ lấy chỉ tiêu từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu. Về chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia sẽ chiếm 35%; phương thức xét tuyển học bạ trung học phổ thông chiếm 65%.
Với 2 phương thức xét tuyển hoàn toàn độc lập, thí sinh có thể chọn các phương thức xét tuyển hoặc đăng ký xét tuyển đồng thời cả ba phương thức để tăng khả năng trúng tuyển. Kết quả xét tuyển bằng học bạ không ảnh hưởng đến kết quả xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh.
Nhiều cơ hội việc làm trong khu vực nhà nước
Học viện Thanh thiếu niên hiện có 7 ngành đào tạo, bao gồm: Công tác xã hội, Luật, Quản lý nhà nước, Quan hệ công chúng, Tâm lí học, Công tác Thanh thiếu niên, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. Trong đó, cơ hội việc làm và khả năng tiếp cận việc làm trong khu vực nhà nước của sinh viên ngành Quản lý nhà nước và Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Luật ngày càng được mở rộng.
Sinh viên học ngành Quản lý nhà nước sẽ có cơ hội làm việc trong Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các cấp, các Sở, Ban, ngành. Thậm chí các bạn có thể làm việc ở Trung ương, ở những cơ quan phục vụ, giúp việc cho Quốc hội hay cơ quan chính phủ.
"Bên cạnh đó, các em sẽ được học các học phần liên quan đến luật như Luật Hiến pháp, Luật Hành chính để có thể hiểu về cách thức vận hành, bộ máy Nhà nước, cùng với đó là các môn học liên quan đến cách thức tổ chức công sở, văn hóa công sở, điều hành công sở, học phần quản lý Nhà nước trong từng lĩnh vực" - Tiến sĩ Võ Khánh Linh chia sẻ thêm.
Đối với ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, sinh viên khi ra trường có lợi thế công tác ở các cơ quan Đảng các cấp, từ trung ương đến địa phương, sinh viên có cơ hội làm việc trong các cơ quan cấp uy của từng cơ quan. Các môn học đặc thù của ngành cũng liên quan tới công tác Đảng.
Đối với ngành Công tác Thanh thiếu niên, khi ra trường, sinh viên có thể làm công tác cán bộ Quản lý nhà nước về thanh, thiếu niên, cán bộ đoàn ở các cấp khác nhau hoặc cán bộ đoàn chuyên trách ở các trường học, doanh nghiệp.
Chia sẻ về định hướng làm việc cho sinh viên sau khi thực tập nghề nghiệp, Tiến sĩ Lê Thị Thanh Thủy - Trưởng bộ môn An sinh Xã hội - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam cho biết: "Nhằm đảm bảo đầu ra việc làm cho sinh viên, năm 2019, Học viện đã kí hợp đồng với 26 tỉnh thành Đoàn để có thể định hướng các hoạt động thực hành, thực tập cho sinh viên. Trong quá trình thực hành, các em sẽ có thời gian gắn bó, trải nghiệm ở cơ sở. Nhiều sinh viên sau khi ra trường cũng có định hướng làm việc tại đây".
Theo thống kê, có khoảng 80% sinh viên Học viện Thanh thiếu niên ra trường có việc làm ngay, trong đó có tới 60% sinh viên làm đúng chuyên ngành và chuyên ngành gần được đào tạo. Trong vòng 5 năm trở lại đây, nhiều sinh viên xuất sắc sau khi tốt nghiệp được giữ lại trường làm việc. Với đặc thù là trường Đoàn nên trường có đội ngũ giảng viên trẻ, tạo nhiều hứng khởi cho sinh viên.
Chi tiết về các ngành học, thông tin tuyển sinh mới nhất của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam được Tiến sĩ Lê Thị Thanh Thủy và Tiến sĩ Võ Khánh Linh giải đáp trong chương trình On EduTalk - Tư vấn tuyển sinh đại học. Chương trình được phối hợp thực hiện bởi Hệ thống Giáo dục HOCMAI và đài truyền hình VTVcab. Xem đầy đủ chương trình tại đây.
Nguồn VnExpress
Từ khóa » Tiến Sĩ Võ Khánh Linh
-
[PDF] LÝ LỊCH KHOA HỌC - Hội đồng Giáo Sư Nhà Nước
-
Thông Báo Tổ Chức Bảo Vệ Luận án Tiến Sĩ Cấp Đại Học Huế Cho ...
-
[PDF] Xã Hội Học Hình Phạt: Những Vấn đề Lý Luận Và Thực Tiễn - Văn Nghiệp
-
Vo Khanh Linh - VinUni
-
Làm Khoa Học Cũng Có Chuyện... "con Voi Chui Lọt Lỗ Kim"?
-
Luật Hình Sự Việt Nam: Phần Các Tội Phạm
-
Sinh Hoạt Khoa Học “Những Vấn đề Lý Luận Cơ Bản Về Xã Hội Học ...
-
HỌC VIỆN KHXH VN QUYẾT QUYÉT SẠCH TÀN DƯ VÕ KHÁNH ...
-
"Thị Trường Học Vị" Trong Giáo Dục Và Hệ Lụy
-
Sai Phạm Tại 'lò Sản Xuất Tiến Sĩ': Một Người Hướng Dẫn 44 Học Viên ...
-
Các Nhà Khoa Học Tiết Lộ Về Gia Thế ông Võ Khánh Vinh
-
Tin Nóng: ÔNG CHỦ “LÒ ẤP TIẾN SĨ” ĐƯỢC HUÂN CHƯƠNG LAO ...
-
Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam Tăng Xét Tuyển Học Bạ