Hội Chứng Giấc Ngủ Kinh Hoàng - Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị

Giấc ngủ kinh hoàng tác động tới hơn 40% trẻ em và cả một số người lớn. Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng khiến cho người bệnh mệt mỏi và có một giấc ngủ không chất lượng.

1. Hội chúng giấc ngủ kinh hoàng là gì

2. Triệu chứng của giấc ngủ kinh hoàng

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

  • Yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

4. Tác hạị của hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

  • Khi nào nên đi khám bác sĩ

5. Điều trị hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của người bệnh

1. Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là gì?

Giấc ngủ kinh hoàng (tên tiếng Anh là Sleep Terrors) là những lần la hét, sợ hãi tột độ, ập tới khi đang ngủ. Còn được biết với tên đêm kinh hoàng (night terrors), giấc ngủ kinh hoàng thường đi đôi với mộng du. Khi mộng du, giấc ngủ kinh hoàng được coi là tình trạng cận giấc ngủ (parasomnia) – một tình trạng không mong muốn xảy ra trong khi ngủ. Một đợt giấc ngủ kinh hoàng thường xảy ra từ vài giây đến vài phút nhưng có những đợt có thể kéo dài hơn.

Giấc ngủ kinh hoàng có thể bắt buộc phải được điều trị khi chúng dẫn đến các vấn đề liên quan đến sự thiếu ngủ ở người bệnh hoặc tạo ra các tư thế có thể nguy hiểm.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

Giấc ngủ kinh hoàng khác với ác mộng. Người gặp ác mộng thức dậy sau giấc mơ và có thể nhớ các chi tiết nhưng một người có giấc ngủ kinh hoàng vẫn sẽ ngủ tiếp. Trẻ em thường không nhớ bất kì cái gì kiên quan đến những giấc ngủ kinh hoàng của chúng vào buổi sáng. Những người lớn có thể có một giấc mơ không hoàn chỉnh khi họ trải qua giấc ngủ kinh hoàng. Thực chất, giấc ngủ kinh hoàng không phải một giấc mơ mà nó là một dạng rối loạn.

Các giấc ngủ kinh hoàng thường xảy ra ở một phần ba đến nửa đêm và hiếm khi xảy ra khi ngủ trưa. Một giấc ngủ kinh hoàng có thể dẫn đến mộng du.

Suốt một đợt giấc ngủ kinh hoàng, một người có thể:

  • Bắt đầu la hét kinh hoàng
  • Ngồi dậy và tỏ ra sợ hãi
  • Mở to mắt
  • Vã mồ hôi, thở gấp và tăng nhịp mạch, vẻ mặt đầy cảm xúc và hai đồng tử giản.
  • Đá và đấm
  • Khó đánh thức và bối rối nếu bị đánh thức
  • Không thể xoa dịu
  • Có ít hoặc không có kí ức về sự kiện vào buổi sáng
  • Có thể ra khỏi giường, chạy quanh nhà hoặc có hành vi gây hứng khi bị ngăn cản hay bị kiềm chế.

Lưu ý rằng: Các triệu chứng của hội chứng giấc ngủ kinh hoàng có thể sẽ hết hoặc trở nên nặng nề hơn. Chính vì vậy, khi thấy các triệu chứng xuất hiện trong một khoảng thời gian, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa bệnh. Hello Doctor luôn sẵn lòng được giúp đỡ cho bạn.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

Giấc ngủ kinh hoàng được phân loại như một tình trạng cận giấc ngủ - một hành vi hay trải nghiệm không mong muốn khi ngủ. Giấc ngủ kinh hoàng là một rối loạn tỉnh thức, có nghĩa là chúng xảy ra ở suốt N3 của giấc ngủ - đây là giai đoạn ngủ sâu nhất không có cử động mắt nhanh (NREM). Một rối loạn NERM khác là mộng du có thể xảy ra cùng lúc với giấc ngủ kinh hoàng.

Một vài yếu tố gây nên giấc ngủ kinh hoàng bao gồm:

  • Thiếu ngủ và sự mệt mỏi nghiêm trọng
  • Căng thẳng (stress)
  • Lịch ngủ bị đảo lộn, khi đi du lịch hay khi giấc ngủ bị cắt ngang
  • Sốt

Giấc ngủ kinh hoàng đôi lúc có thể bị kích thích bởi các tình trạng ảnh hưởng đến giấc ngủ đáng lưu lý sau:

  • Rối loạn thở khi ngủ - một nhóm rối loạn bao gồm hình thái thở không bình thường, thường gặp nhất là ngưng thở tắt nghẽn khi ngủ.
  • Hội chứng chân không yên
  • Một số thuốc
  • Rối loạn khí sắc như trầm cảm hay lo âu
  • Nghiện rượu ở người lớn

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Yếu tố nguy cơ mắc hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

Giấc ngủ kinh hoàng thường gặp khi trong gia đình có người có tiền sử bị giấc ngủ kinh hoàng hoặc mộng du. Ở trẻ, giấc ngủ kinh hoàng thường gặp ở bé gái.

4. Tác hại của hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

Một số tác hại có thể là hậu quả khi trải qua các giấc ngủ kinh hoàng bao gồm:

  • Thiếu ngủ nghiêm trọng vào ban ngày dẫn tới các khó khăn tại trường học hoặc công việc hoặc các vấn đề trong đời sống hằng ngày.
  • Phá hỏng giấc ngủ
  • Ngại ngùng khi có các giấc ngủ kinh hoàng hay các vấn đề trong quan hệ
  • Làm bị thương bản thân hay những người xung quanh
  • Khi phát hiện ra mình có căn bệnh này, người bệnh có thể cảm thấy xấu hổ, tự ti về bản thân. Từ đó dẫn đến các vấn đề tâm lý khác.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng khiến cho người bệnh thiếu ngủ

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng khiến cho người bệnh bị thiếu ngủ

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám ngay khi có các biểu hiện sau:

  • Trở nên thường xuyên hơn
  • Thường phá hỏng giấc ngủ của người bệnh hay các thành viên khác trong gia đình
  • Dẫn đến các mối lo lắng về an toàn hay chấn thương
  • Dẫn đến các triệu chứng ban ngày như thiếu ngủ nghiêm trọng hay các vấn đề sống khác
  • Tiếp tục sau tuổi thiếu niên hay bắt đầu khi đã lớn

Khi tình trạng hội chứng giấc ngủ kinh hoàng kéo dài, tốt nhất là bạn nên đi khám để sớm được khắc phục tình trạng của mình. Liên hệ ngay với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để hẹn khám với các bác sĩ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Các phương pháp điều trị hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

Chẩn đoán

Để chẩn đoán giấc ngủ kinh hoàng, bác sĩ của Hello Doctor sẽ xem xét tiền sử y khoa và các triệu chứng của bệnh nhân. Bài đánh giá có thể bao gồm:

  • Khám sức khỏe: Bác sĩ có thể khám sức khỏe để xác định có bất kì tình trạng nào có thể gây ra giấc ngủ kinh hoàng không.
  • Trao đổi về các triệu chứng: Giấc ngủ kinh hoàng thường được chẩn đoán dựa trên các miêu tả của bệnh nhân về các sự kiện. Bác sĩ có thể hỏi người bệnh về tiền sử gia đình và các vấn đề giấc ngủ. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân và người nhà điền vào bảng câu hỏi về các hành vi khi ngủ.
  • Ghi chú giấc ngủ về đêm (polysomnography): trong một số trường hợp bác sĩ có thể đề nghị ghi nhận giấc ngủ suốt đêm trong phòng nghiên cứu. Các cảm biến đặt trên cơ thể ghi nhận sóng não, mức oxy trong máu, nhịp tim và nhịp thở cũng như cử động của mắt hay chân khi ngủ. Bệnh nhân có thể được quay phim lại các hành vi trong các chu kì ngủ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị

Điều trị thường không cần thiết khi bị giấc ngủ kinh hoàng

Nếu giấc ngủ kinh hoàng dẫn tới các nguy cơ chấn thương tiềm ẩn, làm phiền các thành viên trong gia đình hay hay phá vỡ giấc ngủ của người bệnh, việc điều trị là cần thiết. Điều trị thường tập trung vào tạo ra sự an toàn và loại bỏ các nguyên nhân kích thích.

Các lựa chọn điều trị bao gồm:

  • Điều trị các tình trạng đáng lưu ý: Nếu giấc ngủ kinh hoàng liên quan đến các thuốc và các tình trạng sức khỏe tâm thần hay các rối loạn giấc ngủ khác như ngưng thở khi ngủ, mục tiêu của điều trị sẽ là giải quyết các vấn đề đó.
  • Kiểm soát stress: Nếu stress và lo lắng gây ra giấc ngủ kinh hoàng, bác sĩ sẽ đề nghi bạn hẹn với nhà trị liệu hoặc tư vấn viên tâm lý. Liệu pháp nhận thức hành vi, thôi miên, phản hồi tự nhiên (biofeedback) hay liệu pháp thư giản có thể giúp bạn.
  • Sự đánh thức trước cơn: Đánh thức người bị giấc ngủ kinh hoàng khoảng 15 phút trước thời điểm họ lên cơn. Sau đó người đó có thể thức một vài phút trước khi ngủ lại.
  • Thuốc: Thuốc hiếm khi được dùng để điều trị giấc ngủ kinh hoàng. Nếu cần bác sĩ có thể đưa ra một số loại thuốc và chỉ dẫn cho bệnh nhân sử dụng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục

Lối sống và các điều trị tại nhà

Nếu giấc ngủ kinh hoàng là một vấn đề với bạn hay con bạn, sau đay là một số biện pháp có thể thử:

Ngủ đủ: Sự mệt mỏi gây ra giấc ngủ kinh hoàng. Nếu thiếu ngủ, hãy thử ngủ sớm hơn và điều độ theo thời gian biểu. Đôi lúc các giấc ngủ ngắn có thể có ích. Nếu có thể, nên tránh các tiếng ồn trong giờ ngủ hay các tình huống có thể gián đoạn giấc ngủ.

Tạo ra thói quen nghỉ ngơi đều độ trước khi ngủ: Thử các hoạt động yên tĩnh và thư giãn như đọc sách, chơi ghép hình hoặc đắm mình trong một bồn nước nóng trước khi ngủ. Thiền hay các bài tập thư giãn cũng có thể có ích. Chuẩn bị phòng ngủ thoải mái và yên tĩnh.

Đọc sách trước khi ngủ

Đọc sách trước khi ngủ

Tạo một môi trường an toàn: Để phòng ngừa chấn thương, đóng và khóa các của sổ và cửa ra vào buổi tối. Bạn thậm chí nên khóa cửa trước hay đặt báo thức hay chuông trên cửa. Đóng các lối lên xuống cầu thang bằng cửa rào, di chuyển các dây điện và các vật khác có thể nguy hiểm hợp lý. Tránh dùng giường tầng. Đặt các vật sắt nhọn dễ vỡ xa tầm với và cất tất cả các vũ khí.

Giải tỏa căng thẳng: Xác định việc làm bạn căng thẳng và cố gắng suy nghĩ tích cực để kiểm soát stress. Nếu trẻ có vẻ lo âu và căng thẳng, tâm sự với chúng để tìm ra lý do. Một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp ích được cho bạn.

Xoa dịu: Nếu trẻ có một giấc ngủ kinh hoàng, quan sát và chờ đợi trẻ tự khỏi. Có thể bạn cảm thấy sót ruột khi chỉ nhìn nhưng điều đó sẽ không gây tổn thương cho trẻ. Bạn có thể ôm ấp và vuốt ve nhẹ nhàng và cố gắng khiến trẻ trở lại giấc ngủ. Nói chuyện bình tĩnh và nhỏ nhẹ. Lắc trẻ hay la hét có thể khiến mọi việc tệ hơn. Thường các cơn sẽ tự khỏi.

Quan sát tìm ra xu hướng cơn: nếu con bạn bị các giấc ngủ kinh hoàng, ghi chép nhật kí về các cơn đó. Đối với một số đêm, ghi chú bao nhiêu phút sau khi ngủ thì cơn xảy ra. Nếu thời điểm lên cơn tương đối ổn định, việc đánh thức trước cơn sẽ có thể có ích.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Khi hội chứng giấc ngủ kinh hoàng gây ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống của bạn, hãy tìm đến bác sĩ để được trợ giúp và điều trị sớm. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Từ khóa » Sự Kinh Hoàng Là Gì