Hội Chứng Liệt Nửa Người - Dieutri.Vn

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Theo Dèjerine, liệt nửa người là liệt tay chân cùng một bên của cơ thể do tổn thương từ các tế bào tháp đến xináp của chúng với tế bào sừng trước tủy sống.

Đặc điểm lâm sàng liệt nửa người

Khởi phát và tiến triển

Đột ngột: Thường do đột qụy não. Cũng có khi liệt được khởi đầu bởi một sự kiện rất đơn giản (sau khi tắm, nhận được một thông tin buồn phiền...). Mức độ liệt khi bắt đầu rất khác nhau, có bệnh nhân liệt hoàn toàn ngay từ đầu nhưng cũng có bệnh nhân chỉ bị liệt nhẹ. Mức độ liệt ban đầu có thể chỉ dừng lại như vậy sau giảm dần (thường trong chảy máu não, tắc mạch) nhưng cũng có khi tiến triển tuần tiến nặng dần lên hoặc nặng lên theo từng nấc trong những giờ, những ngày sau (thường do huyết khối động mạch não).

Liệt xuất hiện từ từ và tăng dần một cách chậm chạp thường gặp trong các trường hợp khối phát triển, liệt xuất hiện từ từ, tiến triển tăng dần theo kiểu bậc thang thường do các bệnh thoái hoá (xơ cột bên teo cơ...).

Các thể liệt

Liệt mềm nửa người (tổn thương tháp hủy hoại).

Liệt cứng nửa người (tổn thương tháp kích thích) thường kèm theo các triệu chứng co cứng, tăng phản xạ gân xương, có phản xạ bệnh lý bó tháp, rung giật bàn chân, rung giật bánh chè.

Các triệu chứng kèm theo

Có thể quan sát thấy các dấu hiệu sau:

Dấu hiệu quay đầu - mắt phối hợp (déviation conjugee).

Phồng má bên liệt khi thở ra do liệt dây VII trung ương (dấu hiệu hút điếu).

Những trường hợp nặng nề có thể còn thấy các kiểu rối loạn nhịp thở.

Rối loạn phản xạ gân xương và phản xạ da, có thể có phản xạ bệnh lý bó tháp.

Các động tác đồng vận (syncinésie): khi chi bên lành vận động tùy ý thì bên liệt có động tácvận động không tùy ý theo.

Rối loạn cảm giác, giác quan.

Rối loạn tâm thần.

Rối loạn thực vật.

Khám bệnh nhân liệt nửa người

Quan sát

Đối với bệnh nhân tỉnh táo: quan sát các vận động chủ động của bệnh nhân.

Đối với bệnh nhân hôn mê: quan sát thấy bàn chân bên liệt đổ sát mặt giường hơn, nửa người bên liệt có rất ít các cử động tự phát, hoặc ít vậnđộng trong khi vật vã kích thích, quan sát dấu hiệu hút điếu...

Cách khám bệnh nhân phát hiện liệt nửa người

Khám bệnh nhân tỉnh: thực hiện tuần tự các bước sau:

Yêu cầu bệnh nhân thực hiện các vận động chủ động các chi như co, duỗi tay, chân hay nâng tay, chân khỏi mặt giường.

Kiểm tra các nghiệm pháp khám vận động: Barré (chân và tay), Mingazzini (chân), Raimiste (tay).

Những trường hợp liệt nhẹ, sức cơ của bệnh nhân còn tương đối tốt nên bệnh nhân có thể uy trì tư thế của chi tương đối lâu. Trong trường hợp đó có thể nhanh chóng xác định liệt nửa người bằng cách yêu cầu bệnh nhân thực hiện các động tác vận động chủ động chống lại sức cản do thầy thuốc gây ra.

Khám triệu chứng liệt nửa người ở bệnh nhân hôn mê: kích thích đau ở từng chi của bệnh nhân xem mức độ co duỗi các khúc chi nhanh, mạnh, dứt khoát hay chậm chạp, yếu đuối để đánh giá xem sức cơ bên nào yếu hơn, nghiệm pháp thả rơi (nâng chi của bệnh nhân lên sau đó thả cho rơi tự do, bên liệt rơi xuống giường nặng nề như một khúc gỗ), dựng bàn chân hoặc chân bệnh nhân (gấp ở khớp gối) cho đứng trên giường, bàn chân hoặc chân bên liệt không giữ được tư thế nên sẽ đổ xuống sát mặt giường.

Chẩn đoán

Chẩn đoán triệu chứng liệt nửa người

Căn cứ vào những quan sát và các triệu chứng được xác định qua thăm khám.

Chẩn đoán định khu liệt nửa người

Nói chung khi có tổn thương đường tháp một bên (từ vỏ não đến phình tủy cổ) sẽ gây triệu chứng liệt nửa người trên lâm sàng. Tuy nhiên do đặc điểm giải phẫu từng vị trí, mật độ các sợi của đường tháp ở mỗi vị trí rất khác nhau, hơn nữa tại mỗi vị trí ngoài đường tháp còn có các cấu trúc thần kinh khác nên khi tổn thương ở mỗi vị trí sẽ có những đặc điểm lâm sàng riêng. Sau đây ta x t các vị trí chính khi tổn thương gây liệt nửa người như tổn thương vỏ não, bao trong, thân não (gồm có cuống não, cầu não và hành não) và tủy cổ.

Liệt nửa người do tổn thương vỏ não:

Liệt nửa người có tính chất khu trú rõ, có thể không đồng đều (tay liệt nặng hơn chân hoặc chân nặng hơn tay.

Các triệu chứng kèm theo:

Thường có liệt dây VII trung ương cùng bên với liệt.

Rối loạn cảm giác nửa người.

Co giật.

Có thể có bán manh đồng danh bên liệt.

Tổn thương bán cầu trội có thêm rối loạn vận động ngôn ngữ, trầm cảm và thất điều.

Tổn thương bán cầu không trội còn có thêm triệu chứng rối loạn cảm giác không gian, vô tình cảm (apathia).

Liệt nửa người do tổn thương bao trong:

Liệt nửa người mức độ nặng nề (thường liệt độ IV, V), liệt chân, tay đồng đều nhau.

Các triệu chứng kèm theo:

Liệt mặt: có thể có hoặc không.

Có thể có giảm cảm giác rõ.

Liệt nửa người do tổn thương một bên của thân não:

Khi tổn thương một bên của thân não, trên lâm sàng sẽ thấy bệnh cảnh điển hình đó là các hội chứng giao bên, cụ thể như sau:

Bên đối diện với ổ tổn thương có rối loạn vận động nửa người trong đó chân tay bị nặng nề như nhau (hoặc rối loạn cảm giác nửa người).

Bên tổn thương có liệt dây thần kinh sọ não kiểu ngoại vi.

Một số ví dụ hội chứng giao bên:

Khi tổn thương một bên cuống não có hội chứng Weber (bên tổn thương có liệt dây III, bên đối diện có liệt nửa người kiểu trung ương).

Khi tổn thương một bên cầu não có hội chứng Millard - Gubler (bên tổn thương có liệt dây VII ngoại vi, bên đối diện có liệt nửa người kiểu trung ương).

Khi tổn thương một bên hành não gây hội chứng Schmidt (bên tổn thương liệt dây IX, X, XI kiểu ngoại vi, bên đối diện liệt nửa người kiểu trung ương).

Liệt nửa người do tổn thương một bên tủy cổ gây hội chứng Brown - Séquard:

Bên tổn thương: Liệt trung ương dưới mức tổn thương, mất cảm giác sâu (cảm giác rung, cảm giác tư thế) dưới mức tổn thương, mất cảm giác một dải da hẹp trên vùng liệt, trên dải da mất cảm giác là một dải da tăng cảm.

Bên đối diện: Mất cảm giác đau và nhiệt dưới mức tổn thương.

Chẩn đoán mức độ liệt

Trong khẩu ngữ dân gian hai từ "bại" và "liệt" (tương đương hai từ paresis và plegia trong Anh ngữ) thường được dùng để gọi tên triệu chứng giảm và mất hoàn toàn sức cơ trong vận động chủ động của bệnh nhân. Trong lâm sàng chuyên ngành Thần kinh học chỉ tồn tại một thuật ngữ đó là liệt, có điều tuz theo mức độ liệt mà bệnh nhân còn có khả năng vận động ở mức độ nhấtđịnh hoặc mất hoàn toàn vận động chủ động. Trên lâm sàng bảng phân loại mức độ liệt sau được sử dụng rộng rãi:

Độ I (liệt nhẹ, bại): Giảm sức cơ nhưng bệnh nhân vẫn còn vận động chủ động được chân tay, bệnh nhân vẫn còn đi lại được.

Độ II (liệt vừa): Bệnh nhân không đi lại được, không thực hiện hoàn chỉnh động tác được, còn nâng được tay chân lên khỏi mặt giường.

Độ III (liệt nặng): Bệnh nhân không nâng được tay lên khỏi mặt giường, nhưng tz tay chân xuống giường còn co duỗi được.

Độ IV (liệt rất nặng): Bệnh nhân không co duỗi được chi nữa, nhưng còn thấy có biểu hiện co cơ khi bệnh nhân gắng sức.

Độ V: Hoàn toàn không có biểu hiện co cơ khi bệnh nhân cố gắng vận động chủ động.

Chẩn đoán nguyên nhân liệt nửa người

Những nguyên nhân gây liệt nửa người có thể phục hồi hoàn toàn:

Hạ đường huyết.

Migraine.

Máu tụ dưới màng cứng.

Huyết khối đang hình thành .

Dị dạng mạch máu não.

Chấn động não.

Viêm động mạch.

Liệt sau cơn động kinh.

Xơ não tủy rải rác.

Rối loạn phân ly...

Những nguyên nhân gây liệt nửa người có thể phục hồi còn để lại di chứng:

Ổ máu tụ nội sọ.

Lymphom não.

Bệnh Moyamoya.

Các dị dạng đặc biệt của vỏ não.

U thần kinh.

Bệnh hồng cầu lưỡi liềm.

Điều trị và chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người

Hội chứng liệt nửa người được gây nên bởi những tổn thương với bản chất khác nhau của não và tủy sống cổ. Bên cạnh liệt những tổn thương này còn gây nhiều các triệu chứng lâm sàng nặng nề khác kèm theo.

Việc điều trị hội chứng liệt nửa người bao gồm:

Điều trị nguyên nhân

Chăm sóc phần cơ thể bị liệt:

Luôn đặt chi ở tư thế sịnh lý.

Xoa bóp, tập vận động sớm.

Đề phòng bị loét, mục (decubitus) bằng cách thay đổi liên tục tư thế nằm, nằm đệm nước hoặc đệm không khí có ngăn.

Đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát (đường hô hấp, tiết niệu...).

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Từ khóa » Chẩn đoán Liệt Nửa Người