Hội Chứng Rễ Thần Kinh: Dấu Hiệu Nhận Diện Và Cách điều Trị | Medlatec

1. Tìm hiểu về hội chứng rễ thần kinh

Hội chứng rễ thần kinh là nhóm các bệnh chỉ chung cho tình trạng tổn thương trên rễ thần kinh. Bệnh xảy ra do các bệnh liên quan tới cột sống gây ra như lệch đĩa đệm, thoát vị cột sống, gai cột sống,… có thể là tê liệt, rối loạn cảm giác theo vùng thần kinh chi phối. Trong đó, nhóm bệnh thường gặp nhất là đau thần kinh tọa, bệnh tiến triển âm thần trong nhiều năm, dần gây ra những cơn đau nghiêm trọng vùng thắt lưng và lan dần xuống hai chân.

Hội chứng rễ thần kinh thường do chèn ép dây thần kinh

Hội chứng rễ thần kinh thường do chèn ép dây thần kinh

Nguyên nhân chủ yếu gây hội chứng rễ thần kinh là do chấn thương, chèn ép hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý cột sống như thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống, lao cột sống, ung thư,…

Các bệnh trong hội chứng rễ thần kinh nói chung đều ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp người bệnh hạn chế được triệu chứng và tiến triển bệnh, có một cuộc sống khỏe mạnh bình thường hơn.

Hội chứng rễ thần kinh ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh

Hội chứng rễ thần kinh ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh

2. Bạn có đang mắc hội chứng rễ thần kinh?

Triệu chứng của hội chứng rễ thần kinh rất đa dạng do đây là nhóm các bệnh lý do viêm, tổn thương rễ thần kinh cột sống. Tùy vào rễ thần kinh bị tổn thương mà vùng cơ quan ảnh hưởng và xuất hiện triệu chứng sẽ khác nhau, điển hình gồm:

  • Co thắt các cơ bắp.

  • Đau nhức lưng, đặc biệt là vùng cột sống thắt lưng và cột sống cổ.

  • Giảm khả năng cử động cột sống.

  • Xuất hiện những cơn đau lan theo dây thần kinh bị ảnh hưởng.

  • Có những điểm đau chói khi ấn trên cột sống.

Triệu chứng khác tùy theo vị trí gặp phải bao gồm:

2.1. Hội chứng rễ thần kinh chi trên

Tổn thương rễ thần kinh C5: Triệu chứng thường gặp là cơn đau lan dọc theo bên ngoài cánh tay và làm yếu các cơ tay.

Tổn thương rễ thần kinh C6: Thường khu vực ảnh hưởng là dọc theo mặt trước của cánh tay, người bệnh gặp khó khăn trong việc sấp ngửa cẳng tay.

Tổn thương rễ thần kinh C7: Khu vực đau thường là dọc theo ngón giữa của cánh tay bị ảnh hưởng, làm giảm khả năng uốn cong cổ tay và duỗi ngón tay.

2.2. Hội chứng rễ thần kinh chi dưới

Người bệnh mắc hội chứng rễ thần kinh chi dưới không chỉ bị yếu cơ, rối loạn cảm giác ở chi dưới mà nghiêm trọng hơn là tình trạng co thắt cơ bắp, cong vẹo cột sống và đau thắt lưng mạn tính.

Hội chứng rễ thần kinh chi dưới có thể gây cong vẹo cột sống

Hội chứng rễ thần kinh chi dưới có thể gây cong vẹo cột sống

Tổn thương rễ thần kinh L4: Vị trí đau chủ yếu là phía trước đùi và cẳng chân, cơn đau tiếp tục lan ra phía mắt cá chân bên trong hoặc vào ngón chân giữa.

Tổn thương rễ thần kinh L5: Cơn đau thường gặp ở vùng đùi và cẳng chân dưới, hướng về phía sau bàn chân và ngón chân 1 - 3.

Tổn thương rễ thần kinh S1: Cơn đau thường tập trung ở cẳng chân đến mắt cá chân, lan tỏa đến phía sau đùi. Đồng thời bệnh nhân cũng bị yếu nhóm các cơ mông, khi đứng trên ngón chân gặp nhiều khó khăn.

3. Hội chứng rễ thần kinh có thể điều trị không?

Phát hiện hội chứng rễ thần kinh càng sớm khi tổn thương chưa nghiêm trọng thì khả năng phục hồi càng tốt, điều trị càng hiệu quả. Bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng bệnh và các kỹ thuật chẩn đoán để xác định nguyên nhân và giai đoạn bệnh, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

3.1. Điều trị hội chứng rễ thần kinh không phẫu thuật

Đa phần bệnh nhân mắc hội rễ thần kinh sẽ được ưu tiên điều trị không phẫu thuật với các phương pháp sau:

Dùng thuốc

Thuốc có thể cải thiện hội chứng rễ thần kinh tốt hơn bao gồm: Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không Steroid để giảm sưng và đau.

Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu tập trung vào ổn định và tăng cường chức năng cột sống thường được áp dụng. Trong giai đoạn cấp tính của bệnh, các bài tập kéo và thư giãn cơ cũng có hiệu quả tốt trong cải thiện triệu chứng của hội chứng rễ thần kinh.

Vật lý trị liệu có tác dụng tốt với hội chứng rễ thần kinh

Vật lý trị liệu có tác dụng tốt với hội chứng rễ thần kinh

Tiêm Steroid

Tiêm Steroid ở vùng rễ thần kinh và ngoài màng cứng đem lại tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh nhanh hơn, giảm sưng và giảm đau cấp tính lan tỏa.

3.2. Điều trị hội chứng rễ thần kinh với phẫu thuật

Khi các biện pháp điều trị trên đều không đem lại hiệu quả tốt, triệu chứng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe người bệnh thì phẫu thuật sẽ là biện pháp cuối cùng.

Với trường hợp chèn ép cột sống nhiều , tổn thương rễ thần kinh nhiều cần can thiệp giải phóng. Đồng thời, phẫu thuật cũng thực hiện ổn định cột sống, hạn chế tình trạng chèn ép tái phát và tăng cường hoạt động của các dây thần kinh.

Phẫu thuật ổn định cột sống, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép sẽ giúp cải thiện hội chứng rễ thần kinh

Phẫu thuật ổn định cột sống, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép sẽ giúp cải thiện hội chứng rễ thần kinh

Hội chứng rễ thần kinh nếu chủ quan không điều trị, bệnh có thể tiến triển nặng gây những di chứng ảnh hưởng đến vận động và sức khỏe, thậm chí gây tàn phế sau này. Vì thế, khi những triệu chứng xuất hiện sớm, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra. Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và thường xuyên tái khám giúp bệnh lý nhanh chóng được đẩy lùi.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí qua hotline 1900 56 56 56. MEDLATEC luôn sẵn sàng phục vụ 24/7. Sức khỏe của bạn là niềm hạnh phúc của chúng tôi.

Từ khóa » Chèn ép Cột Sống