Triệu Chứng điển Hình Của Chèn ép Rễ Thần Kinh Và đám Rối Thần Kinh ...
Có thể bạn quan tâm
1. Thế nào là đám rối thần kinh cổ?
Đám rối thần kinh cổ hay đám rối cổ là một tập hợp các mạng lưới dây thần kinh do các nhánh trước của 4 dây thần kinh sống cổ đầu tiên tạo thành (các dây này bao gồm C1, C2, C3, C4). Khi 4 nhánh này liên kết với nhau sẽ tạo thành một dạng các quai nối nằm trước cơ bậc thang giữa và cơ nâng vai, nằm sau cơ ức - đòn - chũm và tĩnh mạch cảnh trong. Các đám rối thần kinh có sự liên kết với các dây thần kinh sọ X, XI, XII và thần kinh giao cảm. Trong đó tương ứng với các dây thần kinh X, XI và XII là thần kinh lang thang, thần kinh phụ và thần kinh hạ thiệt.
Vùng cổ là nơi tập trung rất nhiều mạng lưới dây thần kinh
Các rễ thần kinh và đám rối thần kinh cổ có thể bị đè ép cấp hoặc mạn tính. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này với những biểu hiện như đau nhức vùng cổ, đau lan xuống bả vai, cánh tay và cả bàn tay, kèm theo đó là cảm giác tê bì. Chèn ép đám rối thần kinh cổ có thể là đau một bên hoặc đau 2 bên cổ, đôi khi là cả 2 bên.
2. Nguyên nhân và triệu chứng của chèn ép rễ thần kinh và đám rối thần kinh cổ là gì?
Rễ thần kinh và đám rối thần kinh cổ bị chèn ép có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như:
-
Do chấn thương cột sống cổ;
-
Do thoái hóa đĩa đệm gây ảnh hưởng đến các rễ thần kinh lan sang các đám rối thần kinh cổ;
-
Đốt sống cổ bị thoái hóa làm nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, các rễ thần kinh gần đó bị chèn ép khiến đám rối thần kinh liên quan bị ảnh hưởng.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng chèn ép đám rối thần kinh cổ đó là:
-
Mỏi cổ: dấu hiệu này khá phổ biến và có thể bị nhầm lẫn sang các chứng bệnh khác;
-
Đau nhức vùng cổ dai dẳng: bệnh nhân thường đau tăng nặng khi ngửa cổ lên hay cúi gập cổ xuống. Đồng thời cảm giác khó chịu cũng xảy ra khi xoay cổ sang bên trái hoặc bên phải. Nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày, bệnh nhân sẽ khó có thể nằm xuống được bình thường, mất ngủ;
-
Giảm cảm giác và hạn chế vận động, giảm phản xạ, dần dần dẫn đến yếu cơ, thậm chí là teo cơ và nhanh chất là các cơ tại vị trí kẽ xương bàn tay;
-
Đau lan từ cổ xuống bả vai, cánh tay và ngón tay;
-
Tê bì theo vùng đám rối thần kinh bị chèn ép.
Đau nhức dai dẳng vùng cổ là biểu hiện điển hình của bệnh
Khi rễ thần kinh và đám rối thần kinh bị chèn ép nếu không được phát hiện sớm cũng như điều trị đúng cách, kịp thời thì sẽ làm gián đoạn và sai lệch thông tin truyền tải từ não bộ tới các cơ quan khác trong cơ thể. Trong trường hợp tình trạng này duy trì trong thời gian dài sẽ làm nghiêm trọng hơn triệu chứng đau nhức, teo cơ, chán ăn, mệt mỏi, sức khỏe sụt giảm và cơ thể thiếu sức sống. Chính vì vậy nếu có các triệu chứng cho thấy phần cổ đang có hiện tượng bị chèn ép rễ thần kinh hoạt đám rối thần kinh thì người bệnh hãy đi kiểm tra tại các cơ sở ý tế hoặc bệnh viện càng sớm càng tốt.
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị tình trạng chèn ép rễ thần kinh và đám rối thần kinh cổ
Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ sẽ khai thác các thông tin bệnh sử và dựa trên những biểu hiện lâm sàng của người bệnh. Thêm vào đó, các xét nghiệm cần thiết cũng được chỉ định trong chẩn đoán bệnh, chẳng hạn như chẩn đoán điện cơ để đo khả năng dẫn truyền của các dây thần kinh.
Ngoài ra, kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (CT) và chụp cắt lớp vi tính (MRI) cũng được ứng dụng để phát hiện, xác định các huyết khối hay khối u có làm cản trở và chèn ép rễ thần kinh cùng đám rối hay không.
Khi cảm thấy thường xuyên bị đau mỏi vai gáy, nghi ngờ có sự chèn ép dây thần kinh vùng cổ thì nên đi khám để được chẩn đoán, loại trừ nguyên nhân do bệnh lý ác tính gây ra và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Dựa trên các kết quả thu được cùng với triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị sao cho phù hợp, đặc biệt cần ưu tiên mục tiêu điều trị bảo tồn với các biện pháp như sau:
-
Sử dụng thuốc chống viêm có công dụng tăng dẫn truyền thần kinh, cải thiện chứng đau mỏi vai gáy, trường hợp đau nhiều ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt thì cần dùng một loại thuốc đặc hiệu giúp giảm đau thần kinh hiệu quả;
-
Bài tập vật lý trị liệu: siêu âm, dùng nhiệt trị liệu và kéo giãn đốt sống cổ nếu nguyên nhân chèn ép dây thần kinh và đám rối là do thoát vị. Ngoài ra để phòng ngừa nguy cơ teo cơ, bệnh nhân cần tăng cường các bài tập vận động;
-
Phẫu thuật: áp dụng đối với những người bị đau đám rối thần kinh do thoát vị đĩa đệm với biểu hiện nặng (như liệt vận động, đau đớn dữ dội, teo cơ nhiều), phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả hoặc trường hợp xuất hiện khối u gây chèn ép vẫn trong giai đoạn phẫu thuật được.
Vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện tình trạng chèn ép rễ thần kinh và đám rối cổ
Cần lưu ý là bệnh hoàn toàn có thể tái phát nên người bệnh cần:
-
Xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng rau xanh, giảm chất béo và tăng cường các loại hoa quả;
-
Nên thay đổi tư thế thường xuyên, không duy trì một tư thế quá lâu;
-
Hạn chế cúi, xoay, vặn hay ngửa cổ quá mức;
-
Tập các bài vận động tăng sức mạnh cho cơ vùng cổ. Nên thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia phục hồi chức năng. Tránh tập sai tư thế hoặc tập với cường độ lớn dễ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Như vậy hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, bạn đã có cho mình cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng chèn ép rễ thần kinh và đám rối cổ. Từ đó dễ dàng nhận biết được các dấu hiệu của bệnh và nhanh chóng đi khám nếu có những triệu chứng bất thường vùng cổ.
Chuyên khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 26 năm thành lập và phát triển là một địa chỉ thăm khám đáng tin cậy, chất lượng dịch vụ cao được nhiều khách hàng lựa chọn và gửi gắm niềm tin.
Sở hữu đội ngũ các chuyên gia đầu ngành tận tâm với nghề, cùng với đó là trang thiết bị máy móc hiện đại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nói chung và Chuyên khoa Cơ xương khớp nói riêng đã và đang không ngừng hoàn thiện, nỗ lực đem đến dịch vụ chẩn đoán và thăm khám tốt nhất cho khách hàng. Qua đó giúp quá trình điều trị bệnh trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.
Để được tư vấn trực tiếp và kỹ lưỡng hơn, quý khách hàng hãy liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC ngay hôm nay!
Từ khóa » Chèn ép Cột Sống
-
Nguyên Nhân Và điều Trị Chèn ép Rễ Thần Kinh ở Lưng | BvNTP
-
Chấn Thương Lưng & Cột Sống Và Phương Pháp điều Trị
-
Chèn ép Tủy - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Dấu Hiệu Chèn ép Rễ Thần Kinh Do Thoát Vị đĩa đệm Lưng | Vinmec
-
Tìm Hiểu Những Nguyên Nhân Có Thể Gây đau Lưng & Chân
-
Nhận Biết Dấu Hiệu Gai Cột Sống Lưng Chèn Dây Thần Kinh | ACC
-
Chèn ép Dây Thần Kinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Thoát Vị đĩa đệm Cột Sống Thắt Lưng L4-L5, L5-S1: Dấu Hiệu & Do đâu?
-
Những Cách Chữa Chèn ép Dây Thần Kinh Nào Hiệu Quả? • Hello Bacsi
-
Giải Phóng Dây Thần Kinh Bị Chèn ép Bằng Phương Pháp Mới
-
Phân Chia Mức độ Chèn ép Thần Kinh Trên Phim Chụp Cộng Hưởng Từ ...
-
Hội Chứng Chèn ép Dây Thần Kinh: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và ...
-
Hội Chứng Rễ Thần Kinh: Dấu Hiệu Nhận Diện Và Cách điều Trị | Medlatec
-
Thoái Hóa Cột Sống Có Nguy Hiểm Không?