Hội Chứng Ruột Kích Thích - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Hội chứng ruột kích thích (rối loạn chức năng ruột hay rối loạn chức năng ống tiêu hóa) là một trong những bệnh lý đường ruột thường gặp nhất với tỷ lệ mắc bệnh từ 5%- 20% dân số ở nước ta. Những biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, lo lắng, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Không có nguyên nhân thực thể:
HCRKT còn gọi là rối loạn chức năng ruột hoặc rối loạn chức năng ống tiêu hóa vì không tìm thấy một tổn thương thực thể như: các loại bệnh viêm loét đại tràng (viêm loét đại trực tràng chảy máu, bệnh Crohn...), các khối u đại trực tràng, viêm đại tràng nhiễm khuẩn, hội chứng rối loạn hấp thu ... . hay rối loạn sinh học nào.
Theo nghiên cứu thì cơ chế sinh bệnh của HCRKT bao gồm:
Rối loạn vận động của ruột (tăng nhu động biểu hiện bằng đại tiện lỏng, giảm nhu động biểu hiện bằng táo bón). Rối loạn về cảm thụ của ống tiêu hóa: ống tiêu hóa dễ bị kích thích vì giảm ngưỡng cảm thụ nội tạng biểu hiện bằng đau bụng. Các yếu tố thần kinh trung ương: căng thẳng, rối loạn về tinh thần, yếu tố tâm lý cũng là yếu tố gây nên các triệu chứng của HCRKT. Điều này lý giải cho xu hướng bệnh ngày càng tăng trong xã hội hiện đại.
Khám cho bệnh nhân tại khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Hoàn Mỹ - TP.HCM. Ảnh: TL |
Biểu hiện đặc trưng:
Triệu trứng của HCRKT bao gồm:
Đau bụng: Đau là triệu chứng chủ yếu của HCRKT. Cơn đau lan toả hoặc khu trú hố chậu trái, quanh rốn, hố chậu phải. Đau trên rốn thường từng cơn mạnh. Đau dưới rốn thường có tính chất âm ỉ. Cường độ đau thường ê ẩm, khó chịu đến mạnh có khi phải đi cấp cứu. Cơn đau từng cơn, có khi đau khiến bệnh nhân phải thức dậy khi đang ngủ. Đau tăng khi bệnh nhân thấy căng thẳng hoặc mệt nhọc, giảm đau khi nghỉ ngơi. Đau kèm cảm giác nặng bụng khiến người bệnh khó chịu. Đau giảm nhẹ khi trung, đại tiện được.
Rối loạn đại tiện (lỏng hoặc táo bón):
Đi lỏng: Thường sáng dậy người bệnh thường bị đau quặn thắt bụng muốn đi đại tiện, sau khi ăn lại có triệu chứng đó. Trước khi đại tiện thấy đau ê ẩm hoặc đau quặn, đại tiện xong thường thấy dễ chịu. Có người còn cảm thấy đau tức khó chịu ở hậu môn, mót đi ngoài hoặc có cảm giác như đi chưa hết phân, có khi phải ngồi lâu mặc dù phân lỏng. Mỗi đợt vài ngày đến vài tuần, ngày có thể đi trên 3 lần. Phân lỏng nát nhưng có thể đoạn đầu cứng đoạn sau nát. Trong ngày phân lần đầu nát nhưng các lần sau lẫn nhầy hoặc toàn nhầy.
Táo bón: Người bệnh đau quặn bụng muốn đi đại tiện, khi đi xong thì hết đau. Phân khô cứng thành cục nhỏ, lớp nhầy bám vòng quanh hoặc như phân dê. Thời gian bị táo bón thường 3-4 ngày 1 lần hoặc 1 tuần 1 lần. Có một số bệnh nhân không cảm giác đau, phải ngồi rất lâu.
Đầy hơi, sôi bụng: Sau ăn được nửa bữa đã có cảm giác khó chịu đau bụng phải ợ hay trung tiện mới dễ chịu. Đầy hơi thường kèm với sôi bụng, có khi cuộn ruột thành từng đoạn cứng và đau, xoa day một lúc hoặc để tự nhiên cũng mất đi hoặc đoạn cứng di chuyển sang chỗ khác. Một số trường hợp có cảm giác nóng ở ổ bụng.
Phần lớn người bệnh bị HCRKT thường có trạng thái thần kinh không ổn định, dễ nhạy cảm, hay lo nghĩ hồi hộp, ra nhiều mồ hôi chân tay vào mùa đông, có đau đầu theo thời tiết, ở nữ đau bụng khi hành kinh.
Điều trị triệu chứng là chính
Phần lớn các trường hợp bị HCRKT không có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Việc điều trị theo triệu chứng thường có hiệu quả làm giảm sự khó chịu cho người bệnh. Tuy không làm dứt hẳn mọi triệu chứng nhưng sẽ cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các loại thuốc dùng trong điều trị HCRKT thường là thuốc giảm đau, giảm co thắt, thuốc chống táo bón kết hợp uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất xơ, thuốc chống tiêu chảy, đầy hơi và thuốc an thần nếu người bệnh bị mất ngủ. Việc dùng thuốc phải theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Việc thực hiện một chế độ ăn hợp lý đóng một vai trò rất quan trọng trong điều trị HCRKT. Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa người bệnh nên tránh ăn các thức ăn khó tiêu, đầy hơi như: khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, xoài, mít...). Đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cà fê, gia vị chua cay...). Những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt. Nếu bị đại tiện phân lỏng không nên ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ như rau muống, rau cải, dưa...
Ngoài ra cần luyện tập thói quen đại tiện 1 lần trong ngày, xoa bụng buổi sáng khi ngủ dậy để gây cảm giác muốn đại tiện. Thường xuyên tập thể dục, thư giãn, tránh căng thẳng để làm giảm yếu tố sinh bệnh.
Bác sĩ Trọng Nghĩa
Từ khóa » Bụng Bị Sôi Và đau
-
Ợ Chua Sôi Bụng Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Gì?
-
Lý Do Bạn Bị Sôi Bụng | Vinmec
-
Bụng Bị Sôi Liên Tục Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Chuyên Gia Giải đáp!
-
Bụng Sôi Và đau âm ỉ, đi Ngoài Là Bệnh Gì? - Tràng Phục Linh
-
Đau Bụng Quặn Từng Cơn Và Sôi Bụng Là Bệnh Gì? - Đại Tràng Ông Lạc
-
Bị Sôi Bụng Liên Tục Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì, Làm Sao Hết?
-
Sôi Bụng Liên Tục Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách ...
-
Sôi Bụng Đau Dạ Dày Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Đâu Là Giải Pháp Hiệu Quả Cho Chứng Sôi Bụng Tiêu Chảy?
-
Nguyên Nhân Khiến Bụng Sôi ọc ọc Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Bụng Sôi Ùng Ục Liên Tục Là Bệnh Gì, Điều Trị Như Thế Nào?
-
Hay Bị Sôi Bụng Là Bệnh Gì? - Cách Chữa Hiện Tượng Sôi Bụng
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng - Huggies
-
TOP 3 Cách Xử Lý Nhanh Khi Bị ĐAU DẠ DÀY SÔI BỤNG - CumarGold