Sôi Bụng Đau Dạ Dày Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Tình trạng sôi bụng đau dạ dày có thể phát sinh khi người bệnh tiêu thụ một lượng lớn thức ăn hoặc mắc chứng khó tiêu. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, tình trạng này không bắt nguồn từ những vấn đề liên quan đến dạ dày. Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ các bệnh lý tiềm ẩn chạy dọc theo đường tiêu hóa.
Sôi bụng đau dạ dày là bị gì?
Tình trạng sôi bụng có thể bắt nguồn từ sự chuyển động của dạ dày để đáp ứng hoạt động tiêu hóa chất lỏng, thức ăn, không khí và dịch tiêu hóa bên trong đường ruột.
Theo các chuyên gia sôi bụng là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên sôi bụng đau dạ dày có thể là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý, vấn đề cần được điều trị y tế.
Tình trạng sôi bụng đau dạ dày có thể xuất hiện khi bạn mắc phải một trong những vấn đề sau:
1. Chấn thương bụng
Sau khi va chạm hoặc có một lực mạnh tác động lên vùng bụng, vị trí này sẽ bị chấn thương. Khi bị chấn thương bụng,người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu khó chịu sau:
- Đau bụng, cơn đau có thể xảy ra âm ỉ hoặc dữ dội
- Cứng bên ngoài bụng
- Bầm tím
- Đối với những trường hợp nghiêm trọng, chấn thương có thể khiến bệnh nhân nhiễm trùng và mất máu.
Các chấn thương ở bụng và triệu chứng xảy ra bên trong hệ thống tiêu hóa thường không thể kiểm tra và nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên những dấu hiệu được liệt kê dưới đây có thể giúp bạn phát hiện sớm bệnh lý, gồm:
- Sôi bụng đau dạ dày
- Sốt
- Tiểu ra máu
- Buồn nôn và nôn ói.
Trong đó, tình trạng sôi bụng đau dạ dày sau chấn thương vùng bụng có thể là triệu chứng cảnh báo tổn thương hoặc vỡ một cơ quan bên trong đường tiêu hóa. Điều này khiến quá trình lưu thông khí trong khoang bụng bị cản trở và tạo ra âm thanh.
Những chấn thương liên quan đến tình trạng sôi bụng đau dạ dày có thể bao gồm gãy đốt sống, gãy xương sườn, chấn thương tại vùng thành bụng hoặc gãy xương chậu.
→Tham khảo ngay: Đau dạ dày buồn nôn là bị gì, có nguy hiểm không?
2. Nhiễm trùng đường tiêu hóa
Tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa xảy ra khi có sự xâm nhập và phát triển các loại vi khuẩn gây bệnh bên trong đường ruột. Nhiễm trùng đường ruột nếu không được kiểm soát có thể lan rộng, dẫn đến viêm dạ dày và ruột.
Khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng ruột, người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác đau nhói tại vùng bụng,đau dữ dội kèm theo tình trạng nôn mửa và tiêu chảy.
Theo kết quả nghiên cứu, nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa. Ngoài ra bệnh cũng có thể hình thành và phát triển khi bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm, sử dụng thực phẩm hoặc nguồn nước không vệ sinh, thức ăn ôi thiu, tiếp xúc gần với một số loại động vật.
Nhiễm trùng đường tiêu hóa gây ra các triệu chứng sau:
- Buồn nôn và nôn ói
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Tiêu chảy
- Sốt
- Có máu trong phân
- Sôi bụng đau dạ dày.
Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện khi các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm sau 5 ngày chăm sóc đối với người lớn và hai ngày đối với trẻ em.
3. Viêm loét dạ dày
Sôi bụng đau dạ dày là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày. Viêm loét dạ dày tá tràng hay viêm loét dạ dày thể hiện cho tình trạng vết loét hình thành và phát triển ở niêm mạc tá tràng hoặc niêm mạc dạ dày.
Bệnh xuất hiện khi lượng chất nhầy mang tác dụng bảo vệ dạ dày khỏi sự tác động của dịch tiêu hóa bị suy giảm. Điều này khiến mô dạ dày bị ăn mòn do axit tiêu hóa và gây loét.
Ngoài tình trạng sôi bụng đau dạ dày, người bệnh có thể nhận biết bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thông quan những dấu hiệu sau:
- Buồn nôn hoặc nôn ói
- Đau bụng âm ỉ
- Đau bụng nhưng không rõ nguyên nhân gây đau
- Ợ hơi
- Trào ngược axit dạ dày
- Đầy hơi chướng bụng
- Khi sử dụng thuốc kháng axit, cơn đau sẽ có dấu hiệu cải thiện
- Nôn ra máu hoặc nôn ra chất tương tự như bã cà phê
- Phân có màu hắc ín hoặc tối màu
→Xem thêm: Đau Thượng Vị Từng Cơn Có Phải Dấu Hiệu Bệnh Nguy Hiểm?
4. Tắc nghẽn đường ruột
Tắc nghẽn đường ruột là một bệnh lý nguy hiểm và cần phải điều trị ngay lập tức. Ở một số trường hợp nặng, bệnh nhân cần phải tiến hành phẫu thuật để phòng ngừa biến chứng và rủi ro không mong muốn.
Tắc nghẽn đường ruột xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Xoắn bụng
- Có mô sẹo ở bụng
- Nối đồ vật rắn và không thể hoàn thành quá trình tiêu hóa
Ngoài ra tắc nghẽn đường ruột còn xuất hiện do nhiều nguyên nhân bệnh lý và vấn để trong cơ thể. Cụ thể như:
- Viêm ruột thừa
- Viêm dạ dày
- Mất cân bằng khoáng chất hoặc mắc phải một số bệnh rối loạn thần kinh
- Sử dụng một số loại thuốc điều trị trong thời gian dài.
Khi bị tắc nghẽn và nhiễm trùng đường ruột, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường sau:
- Tiêu chảy
- Nôn mửa
- Đầy hơi
- Đau bụng nghiêm trọng
- Táo bón, bệnh nhân không có khả năng đi tiêu
- Không có khả năng truyền khí
- Hôi miệng
- Sôi bụng đau dạ dày nghiêm trọng.
Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu trên, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra và điều trị kịp thời.
5. Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dày là tình trạng nguy hiểm xảy ra bên trong hệ tiêu hóa. Trong hệ tiêu hóa gồm dạ dày, thực quản, tá tràng, ruột non, trực tràng, ruột già và hậu môn.
Xuất huyết dạ dày có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào ở đường tiêu hóa. Lượng máu tiết ra từ vị trí bị tổn thương có thể dao động ở mức rất nhỏ cho đến chảy máu nghiêm trọng. đe dọa trực tiếp để tính mạng bệnh nhân. Ở một số trường hợp, người bệnh cần thực hiện kiểm tra phân thì mới phát hiện được lượng máu tiết ra.
Những dấu hiệu giúp bệnh nhân phát hiện sớm bệnh xuất huyết đường tiêu hóa gồm:
- Phân có màu nâu sẫm hoặc phân đặc dính hơn
- Máu chảy ra từ trực tràng gây đi ngoài có máu
- Nôn ra chất nhầy giống như bã cà phê hoặc nôn ra máu
- Sôi bụng và đau dạ dày nghiêm trọng.
Các biện pháp chẩn đoán sôi bụng đau dạ dày
Trong trường hợp tình trạng sôi bụng đau dạ dày xảy ra với mức độ nặng, thường xuyên tái phát hoặc xuất hiện đồng thời với những dấu hiệu nghiêm trọng khác như nôn ra máu, đi ngoài ra máu tươi, cơ thể mệt mỏi… bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm giúp kiểm tra nguyên nhân và đánh giá mức độ nguy hiểm.
Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán tình trạng sôi bụng đau dạ dày gồm:
- Nội soi dạ dày – ruột: Nội soi quan sát hình ảnh bên trong ruột và dạ dày, tìm ra vị trí tổn thương hoặc các điểm bất thường.
- CT Scan: CT Scan được chỉ định để kiểm tra hình ảnh vùng bụng.
- Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm máu cho phép bác sĩ chuyên khoa xác định tình trạng nhiễm trùng, tổn thương nội tạng hoặc viêm. Đồng thời đánh giá mức độ nghiêm trọng của các thương tổn.
Cách xử lý tình trạng sôi bụng đau dạ dày
Cách xử lý tình trạng sôi bụng đau dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng đi kèm. Tình trạng này có thể tự thuyên giảm mà không cần phải áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu.
Tuy nhiên để thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe và cải thiện các triệu chứng, người bệnh có thể áp dụng một trong những cách xử lý sau:
1. Uống nhiều nước
Người bệnh có thể làm dịu nhanh tình trạng sôi bụng đau dạ dày bằng cách uống nhiều nước. Đặc biệt là khi bệnh nhân không thể ăn thêm bất kỳ loại thực phẩm nào vào thời điểm này. Việc uống nhiều nước có thể giúp bạn hỗ trợ tốt quá trình tiêu hóa, giảm sôi ruột và cải thiện tình trạng đau dạ dày.
Người bệnh nên uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày, chia nước thành nhiều phần để uống dần dần trong suốt cả ngày. Việc tiêu thụ nhiều nước có thể làm nhỏ âm thanh trong dạ dày.
2. Bổ sung dinh dưỡng bằng một bữa ăn nhẹ
Ở một số trường hợp, âm thanh sôi ruột là dấu hiệu của tình trạng bụng rỗng, bụng đói. Để cải thiện tình trạng này và phòng ngừa cơn đau xuất hiện, bạn có thể ăn một bữa nhẹ hoặc bổ sung dinh dưỡng trong một bữa ăn nhỏ.
Trong trường hợp âm thanh sôi bụng thường xuyên xảy ra vào một khung giờ nhất định, tình trạng này có thể là dấu hiệu cho thấy bạn nên bổ sung dinh dưỡng với nhiều bữa ăn hơn. Thay vì 3 bữa tiêu chuẩn, một số người có thể cần từ 4 đến 6 bữa nhỏ mỗi ngày.
3. Nhai chậm
Nhu động ruột cũng như quá trình tiêu hóa thức ăn bắt đầu từ hoạt động nhai và nuốt. Âm thanh sôi bụng kèm theo cảm giác đau nhói có thể liên quan đến chứng khó tiêu. Người bệnh có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách nhai kỹ và nuốt thức ăn chậm hơn.
4. Hạn chế sử dụng rượu bia, thực phẩm nhiều đường và thực phẩm tinh chế
Rượu bia, các loại thực phẩm có tính axit và thực phẩm chứa nhiều đường có thể tác động và kích thích dạ dày. Từ đó gây ra hiện tượng sôi bụng đau dạ dày. Một số loại thực phẩm mang tính axit như trái cây có múi, có vị chua và cà phê cũng được cũng được xác định là có khả năng gây ra hiện tượng sôi bụng kèm theo cảm giác đau nhói.
5. Tránh sử dụng những loại thực phẩm và đồ uống có khí gas
Một số loại thực phẩm và thức uống có thể tạo ra nhiều khí thừa. Từ đó gây ra tình trạng sôi bụng đau dạ dày. Chính vì thế nếu nhận thấy tình trạng đau dạ dày và sôi bụng xảy ra thường xuyên hoặc âm thanh sôi bụng lớn, người bệnh có thể hạn chế sử dụng thực phẩm và các loại đồ uống chứa nhiều khí gas.
Một số loại thực phẩm dưới đây có thể kích thích quá trình sản xuất khí gas, gồm:
- Đậu lăng
- Nấm
- Hành
- Bông cải xanh
- Bắp cải
- Súp lơ
- Các loại đậu
- Bia
- Nước soda
- Các loại ngũ cốc.
6. Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn
Đi bộ, vận động nhẹ nhàng sau khi ăn có thể hỗ trợ hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Từ đó tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn và cải thiện tình trạng sôi bụng đau dạ dày.
Ngoài ra việc duy trì thói quen đi bộ sau mỗi bữa ăn còn giúp người bệnh phòng ngừa bệnh lý và những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa.
Theo kết quả tổng hợp từ nhiều cuộc nghiên cứu, nếu đi bộ từ 15 – 20 phút sau mỗi bữa ăn, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên bạn cần tránh áp dụng thêm những hoạt động, động tác có cường độ cao sau khi ăn.
7. Chữa khỏi những vấn đề liên quan
Tình trạng sôi bụng đau dạ dày có thể xuất hiện do một số bệnh lý tiềm ẩn. Cụ thể như tắc nghẽn đường ruột, nhiễm trùng đường tiêu hóa, xuất huyết dạ dày… Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm nên cần được điều trị y tế càng sớm càng tốt để phòng ngừa biến chứng xuất hiện.
Đặc biệt một số bệnh lý nguy hiểm như tắc nghẽn đường ruột, nhiễm trùng, viêm loét dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến thủng dạ dày và khiến bệnh nhân tử vong.
Sôi bụng đau dạ dày xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên tình trạng này có thể được điều trị bằng các phương pháp đơn giản. Riêng những trường hợp nặng, nguyên nhân gây đau và sôi bụng là do các bệnh lý nguy hiểm, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Đau thượng vị ợ hơi là bệnh gì?
- Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Mơ Cực Nhanh Khỏi
Từ khóa » Bụng Bị Sôi Và đau
-
Ợ Chua Sôi Bụng Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Gì?
-
Lý Do Bạn Bị Sôi Bụng | Vinmec
-
Bụng Bị Sôi Liên Tục Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Chuyên Gia Giải đáp!
-
Bụng Sôi Và đau âm ỉ, đi Ngoài Là Bệnh Gì? - Tràng Phục Linh
-
Đau Bụng Quặn Từng Cơn Và Sôi Bụng Là Bệnh Gì? - Đại Tràng Ông Lạc
-
Bị Sôi Bụng Liên Tục Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì, Làm Sao Hết?
-
Sôi Bụng Liên Tục Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách ...
-
Đâu Là Giải Pháp Hiệu Quả Cho Chứng Sôi Bụng Tiêu Chảy?
-
Nguyên Nhân Khiến Bụng Sôi ọc ọc Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Bụng Sôi Ùng Ục Liên Tục Là Bệnh Gì, Điều Trị Như Thế Nào?
-
Hay Bị Sôi Bụng Là Bệnh Gì? - Cách Chữa Hiện Tượng Sôi Bụng
-
Hội Chứng Ruột Kích Thích - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng - Huggies
-
TOP 3 Cách Xử Lý Nhanh Khi Bị ĐAU DẠ DÀY SÔI BỤNG - CumarGold