Hội Chứng Sợ Người Lạ: Những Thông Tin Cần Biết - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Hội chứng sợ người lạ là nỗi sợ xuất hiện khi tiếp xúc với người lạ hay văn hoá mới. Tình trạng tâm lý này cần được điều trị vì hội chứng sợ người lạ cũng ảnh hưởng lớn tới công việc, cuộc sống thường ngày.
Cùng tìm hội chứng sợ người lạ gì qua bài viết dưới đây!
Hội chứng sợ người lạ là gì?
Hội chứng sợ lạ trong tiếng anh là Xenophobia. Đây là thuật ngữ chung được áp dụng cho nỗi ám ảnh xã hội, sợ tiếp xúc với ai đó lạ và khác biệt với mình. Hội chứng sợ người lạ đôi khi dễ bị nhầm lẫn với phân biệt chủng tộc (racism), kỳ thị phân biệt,… Tuy nhiên những khái niệm này chỉ những định kiến xã hội, trong khi hội chứng sợ người lạ thuộc một tình trạng tâm lý, bao gồm sợ hãi cá nhân hoặc tập thể khác biệt với nhóm có hội chứng này.
>>> Đọc thêm: 5 cách hay giúp bạn vượt qua hội chứng sợ không gian rộng
Biểu hiện hội chứng sợ người lạ
Hội chứng sợ người là nỗi sợ ai đó, tình huống nào đó không thực sự có hại hay nguy hiểm. Cá nhân có thể nhận thức được nỗi sợ đó không có cơ sở thực tế và logic, nhưng nỗi sợ vẫn xuất hiện và không thể chế ngự.
Hầu hết những người mắc hội chứng sợ người lạ sẽ hạn chế tham gia các hoạt động bên ngoài, sợ giao tiếp xã hội, hạn chế tiếp xúc với những người họ không biết mà chỉ giao thiệp với vòng tròn bạn bè của họ. Những người có rối loạn lo âu xã hội này cũng có xu hướng cô lập mình.
Một số biểu hiện rõ hơn của hội chứng sợ người lạ:
- Cảm thấy sợ hãi mạnh mẽ, lo lắng tức thời; Cảm giác khó chịu, tức ngực, buồn nôn, ớn lạnh, đỏ mặt hoặc tim đập nhanh, khi đối mặt với tình huống phải tiếp xúc với người lạ.
- Cố tình và chủ động tránh rơi vào tình huống hoặc gặp gỡ cá thể hoặc tập thể lạ để tránh nỗi sợ hãi hoặc lo lắng xuất hiện
- Từ chối làm bạn hoặc khó khăn trong việc kết nối, làm việc với những người có màu da, chế độ ăn uống hoặc văn hoá, tôn giáo khác,…
>>> Tham khảo thêm: Hội chứng sợ đám đông khiến thế giới của bạn thu nhỏ lại
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Trong trường hợp nỗi sợ kéo dài dai dẳng, bộc phát vô lý và quá mức; Hội chứng nỗi sợ người lạ gây tâm lý hoảng loạn, kéo dài trong 6 tháng bạn nên tìm tới bác sĩ tâm lý để được tham vấn và tìm ra phương pháp điều trị an toàn.
Nguyên nhân hội chứng sợ người lạ
Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác hội chứng sợ người lạ mà có thể do nhiều yếu tố tác động như:
- Đặc điểm tính cách của cá nhân đó
- Di truyền
- Sang chấn tâm lý từ quá khứ
- Một số người thậm chí có thể lớn lên trong một gia đình mắc hội chứng này nên trong quá trình quan sát, họ cũng bị ảnh hưởng.
>>> Xem thêm: Điều trị rối loạn căng thẳng cấp tính ở người trưởng thành
Ảnh hưởng của hội chứng sợ người lạ tới cuộc sống
Hội chứng sợ người lạ cũng ảnh hưởng tới công việc, học tập và cuộc sống thường ngày. Bản thân người mắc hội chứng này mất lòng tin với xã hội và tạo ra không khí kém thân thiện trong giao tiếp. Nỗi sợ hãi đó có thể khiến họ theo thời gian cảm thấy chán nản, không an toàn, mất kết nối và liên tục cảm thấy như họ đang bị đe dọa.
Có thể nói rằng hội chứng sợ người lạ có liên quan đến trầm cảm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tinh thần và tăng nguy cơ cô lập xã hội.
Hơn thế nữa, hội chứng sợ người lạ ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ xã hội của bạn. Nó hạn chế và thu hẹp vòng xã giao trong công việc, ngăn cản sự phát triển sự nghiệp của bạn.
Ngoài ra, hội chứng sợ người lạ còn dẫn tới tình trạng như: phân biệt đối xử, chủ nghĩa biệt lập (Isolationism),…
Phương pháp điều trị hội chứng sợ người lạ
Nếu bạn được bác sĩ chẩn đoán bị hội chứng sợ người lạ, chuyên gia tâm lý có thể sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi cognitive behavioral therapy hoặc liệu pháp tự phơi nhiễm exposure therapy để điều trị. Có thể kết hợp cả hai phương pháp này tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh.
>>> Đọc thêm: Liệu pháp tâm lý giúp cải thiện sức khỏe tinh thần
Ngoài ra, có nhiều phương pháp tự nhiên khác giúp hỗ trợ người mắc hội chứng sợ người lạ kiểm soát nỗi sợ, lo lắng như:
- Chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc: Điều này giúp bạn duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần được tốt hơn
- Thực hành hít thở sâu và kỹ thuật thư giãn như thiền để giảm thiểu lo lắng
- Giảm hoặc hạn chế sử dụng chất kích thích như caffeine và rượu. Những chất kích thích này có thể thay đổi tâm trạng và tăng tốc nhịp tim, làm nỗi sợ hãi và lo lắng tồi tệ hơn.
- Giữ kết nối với bạn bè và những người khác. Bạn có thể tìm sự giúp đỡ từ những người bạn thức sự tin cậy hoặc thành viên trong gia đình
- Trải nghiệm nhiều hơn bằng các hoạt động như đi du lịch để mở rộng kiến thức
>>> Xem thêm: Rối loạn căng thẳng cấp tính ở người lớn
Bạn có thể tìm cho mình chuyên gia trị liệu để giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của hội chứng sợ người lạ tới cuộc sống thường nhật của mình.
Hội chứng sợ người lạ không những ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội và công việc mà còn khiến bạn đối mặt với tình trạng tâm lý, cảm xúc lo âu bên trong. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về hội chứng sợ người lạ. Từ đó tìm cho mình phương pháp điều trị phù hợp vì sức khỏe tinh thần lành mạnh, cuộc sống cân bằng hơn.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Sợ Biết
-
SỢ RẰNG EM BIẾT ANH CÒN YÊU EM (Afraid You Know I'm Still In ...
-
JUUN D - SỢ RẰNG EM BIẾT ANH CÒN YÊU EM (Lofi Version By ...
-
Sợ Rằng Em Biết Anh Còn Yêu Em - JUUN D - NhacCuaTui
-
Sợ Rằng Em Biết Anh Còn Yêu Em (Special Version) - Zing MP3
-
Sợ Rằng Em Biết Anh Còn Yêu Em (Lofi Version) - JUUN D
-
Lời Bài Hát [ Sợ Rằng Em Biết Anh Còn Yêu Em - Juun Đăng Dũng ]
-
Lời Bài Hát Sợ Rằng Em Biết Anh Còn Yêu Em (Special Version)
-
Sợ Rằng Em Biết Anh Còn Yêu Em (feat. Freak D) [Freak D Remix]
-
Sợ Rằng Em Biết Anh Còn Yêu Em | Muzyka, Mp3 Sklep
-
Sợ Rằng Em Biết Anh Còn Yêu Em - Single By JUUN D, Orange
-
Một Người Mẹ Thông Minh Biết Kính Sợ Thiên Chúa
-
Chứng Sợ Khoảng Rộng: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Sợ Rằng Em Biết Anh Còn Yêu Em - Freak D Remix
-
KHÔNG BIẾT SỢ In English Translation - Tr-ex