HỘI CHỨNG TRUYỀN MÁU SONG THAI (TWIN-TWIN ...

DANH MỤC CHIA SẼ

BS ĐẶNG NGỌC TUYỀN

1/. Hội chứng truyền máu song thai (TTTS) là gì?

  TTTS là một hội chứng rất hiếm gặp, xảy ra ở khoảng 1/10 000 bà mẹ mang song thai, kể cả thai kỳ IVF. TTTS chỉ gặp ở song thai cùng trứng, 1 bánh nhau. Khi mắc phải hội chứng này, một thai nhi sẽ nhận được quá nhiều máu, thai nhi còn lại sẽ nhận được quá ít máu và dần teo đi.

httmst

2/. Nguyên nhân gây TTTS là gì?

  TTTS gây nên do sự thông nối tuần hoàn bánh nhau giữa các thai, thường gặp nhất là thông nối động – tĩnh mạch (chiếm 90 – 95%), khi đó máu không được truyền đến hai thai một cách đồng đều, trong đó một thai “cho” và một thai “nhận”.

httmst1

3/. Thời gian xảy ra TTTS ?

  TTTS xảy ra sớm nhất là 13 tuần và muộn nhất là sau 30 tuần, thường vào khoảng 24 – 27 tuần. TTTS là một bệnh lý diễn tiến chậm. TTTS xảy ra càng sớm tiên lượng càng xấu, với tử suất chu sinh là 40 – 80%.

4/. Biểu hiện lâm sàng của TTTS là gì?

  TTTS thường sẽ được phát hiện thông qua siêu âm và sàng lọc trước sinh, trước khi thai phụ cảm nhận được các triệu chứng. Khi hội chứng này bắt đầu phát triển, thai phụ có thể gặp các triệu chứng như phù, bụng to nhanh, khó thở, nôn mửa, tăng huyết áp…Đó là biểu hiện của một thai nhi có hệ tuần hoàn phải làm việc quá mức (thai nhi nhận nhiều máu).

5/. Chẩn đoán TTTS như thế nào?

  Theo Hội Y khoa Bà Mẹ – Thai Nhi (Society for Maternal-Fetal Medicine – SMFM, 2013), tiêu chuẩn chẩn đoán TTTS bao gồm:

    (1) song thai 1 trứng, 1 bánh nhau, 2 buồng ối

    (2) 1 thai đa ối với độ sâu khoang ối lớn nhất > 8cm, 1 thai thiểu ối với độ sâu khoang ối lớn nhất < 2cm.

  Tiến sĩ Ruben Quintero đã đưa ra một bảng phân loại mức độ nghiêm trọng của TTTS.

httmst2

6/. Các phương pháp điều trị TTTS là gì?

  Cho đến nay vẫn chưa có một điều trị đặc hiệu nào cho những trường hợp TTTS mà chỉ có một số phương pháp điều trị tạm thời được mô tả:

  - Chọc phá vách ngăn để làm thông thương giữa 2 buồng ối

  - Đốt laser các mạch máu thông nối ở phần nông của bánh nhau.

  - Huỷ thai chọn lọc: làm chết thai nhi có tình trạng nặng.

  - Chọc dẫn lưu nước ối định kỳ.

7/. Hậu quả của TTTS là gì?

  Nếu không được điều trị, hầu hết các trường hợp TTTS đều bị sinh cực non. Ngay cả khi được điều trị, tỉ lệ tử vong thai nhi và tỉ lệ tử vong sơ sinh là 40% và 60%. Tử vong thai nhi hay sơ sinh có thể do sanh non, chậm tăng trưởng trong tử cung, thiểu sản phổi, suy tim cung lượng cao.

  Khi TTTS xuất hiện trước tuần thứ 20 cùa thai kỳ, thai nhi tử vong gần như là 100% nếu không được điều trị. TTTS mức độ nặng xảy ra trước tuần thứ 16 của thai kỳ là một chỉ định để cân nhắc chấm dứt thai kỳ do tiên lượng rất kém.

  TTTS xảy ra sớm trong thai kỳ (trước tuần thứ 26) có thể gây tử vong cho các thai nhi (80% – 90%) hoặc gây nên tổn thương trầm trọng. Nếu TTTS xảy ra sau tuần thứ 26 của thai kỳ, thai nhi thường có cơ hội sống hơn và ít bị tổn thương hơn.

  Nhiều trẻ được sinh ra từ thai kỳ có TTTS biểu hiện tổn thương thần kinh. Do đó, kiểm tra hình ảnh học (MRI, CT Scan) của não bộ trong vòng 48 giờ sau sinh và theo dõi sát sự phát triển thần kinh về sau là điều cần thiết ở các trẻ bị TTTS.

8/. Dự phòng TTTS như thế nào?

  - Chăm sóc trước sinh chiếm vai trò đặc biệt quan trọng. Thai phụ nên duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý trước và trong thai kỳ cho đến khi việc sinh nở diễn ra an toàn. Uống các loại vitamin và khoáng chất khi mang thai đúng như chỉ định của bác sỹ, khám thai đúng lịch để lên kế hoạch theo dõi chặt chẽ đối với những trường hợp song thai có nguy cơ TTTS.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Williams Obstetrics, 24th Edition. 2. Emma L., Ferriman E. (2016), Twin pregnancy, Obstetrics, Gynaecology and Reproductive Medicine, Vol. 26, Issue 2. 3. Blue Prints Obstetrics & Gyneacology, 6th Edition, Tamara Callahan, Aaron B. Caughey. 4. SMFM guideline: Twin to twin transfusion syndrome, 2013, AJOG. 5. TBL4, Đại Học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh. 6. Bài giảng “Hội chứng truyền máu song thai”, BS Nguyễn Hoàng Long.

Số lượt xem: 1.640

Từ khóa » Chẩn đoán Hội Chứng Truyền Máu Song Thai