Hỏi đáp: Bị Trật Khớp Thái Dương Làm Thế Nào để Chữa Trị? | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Hiểu thế nào về trật khớp thái dương?
Bệnh lý này ít được nhắc đến và không phải căn bệnh quá phổ biến nên chắc chắn có nhiều người chưa biết đến. Vậy đây là bệnh lý như thế nào?
Trật khớp thái dương là gì?
Khớp xương thái dương cùng với khớp xương hàm hợp lại cùng với các bộ phận như bao khớp, dây chằng,… tạo thành bộ khớp xương thái dương hàm. Đây là khớp động duy nhất của phần sọ mặt, có vai trò quan trọng đối với chức năng nhai. Trật khớp thái dương là một tình trạng khớp nối giữa xương sọ và xương hàm dưới bị mất cân bằng.
Bất cứ ai, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể bắt gặp tình trạng này. Trật khớp thái dương có thể xuất hiện sau một thời gian dài phần khớp này bị viêm nhiễm. Trật khớp thái dương làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.
Trật khớp thái dương gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường ngày
Tại sao lại có thể bị trật khớp thái dương?
Trước khi tìm hiểu trật khớp thái dương làm thế nào, hãy cùng xem tình trạng này thường do những nguyên nhân nào. Có những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trật khớp thái dương như sau:
-
Do áp lực lâu ngày vì công việc hoặc vấn đề gì đó, stress nặng, thần kinh bị căng thẳng.
-
Bị viêm, nhiễm khuẩn khớp thái dương lâu ngày.
-
Bị chấn thương, va đập mạnh hoặc do há miệng quá rộng và bất ngờ khiến khớp thái dương bị lệch.
-
Những người có thói quen nghiến răng khi ngủ hoặc nhai kẹo cao su quá lâu, quá nhiều. Các động tác nhai lặp đi lặp lại cùng với việc siết chặt hàm có thể làm trật khớp nhai.
-
Người nhổ răng, răng mọc lệch, mọc chen chúc cũng khiến khớp thái dương bị lệch, trật đi so với bình thường.
-
Những người bị bệnh về nướu, rụng răng, răng thưa,… cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến trật khớp thái dương.
Vậy thì, khi bị trật khớp thái dương làm thế nào? Trước khi tìm hướng điều trị tình trạng này thì cần phải làm rõ nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân cần được đi khám chuyên khoa để chẩn đoán mức độ lệch của khớp, tình trạng viêm nhiễm. Sau đó mới có hướng điều trị thích hợp.
Trật khớp thái dương phải làm sao - bệnh nhân cần được khám để xác định tình trạng trước khi điều trị
2. Làm sao để biết là bị trật khớp thái dương?
Bất cứ dấu hiệu nào gây đau hoặc bất thường cảm giác liên quan đến phần nhai thì đều không thể loại trừ nguyên nhân trật khớp thái dương. Có thể tự xác định tình trạng dựa trên những dấu hiệu sau:
Các triệu chứng lâm sàng khi trật khớp thái dương
Sau một động tác há miệng quá to, bỗng cảm giác hàm bị vẹo sang một bên, miệng khó ngậm lại hoặc không ngậm lại được. Nếu gặp tình trạng này, rất dễ nhận biết rằng bạn đã bị trật khớp thái dương. Ngoài ra, còn kèm theo những biểu hiện khác như: bị khó nhai, hay chảy nước bọt, cằm lệch, má một bên hóp một bên lồi. Có trường hợp cằm nhô ra, má hóp cả hai bên, xuất hiện lồi cầu dưới tai,… Các triệu chứng lâm sàng này khá dễ nhận biết.
Xác định kiểu trật khớp sau khi khám
Bệnh nhân được chẩn đoán trật khớp thái dương sẽ được chỉ định chụp X-quang khớp thái dương hàm hoặc kết hợp thêm chụp CT hệ thống xương sọ, mặt. Qua hình ảnh có thể xác định được kiểu trật khớp trước hay sau hay sang bên. Đồng thời có thể biết được lồi cầu bị gãy hay không, đánh giá các tổn thương liên quan.
Trật khớp thái dương phải làm sao - phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân (Ảnh: Internet)
3. Bị trật khớp thái dương làm thế nào - phương pháp điều trị
Bệnh nhân bị trật khớp thái dương sau khi đã khám và xác định được tình trạng trật khớp các tổn thương,… sẽ được chỉ định điều trị theo những phương pháp sau:
Tiêm Lidocain 2%
Có một số ít trường hợp trật khớp nhẹ sau khi đã đánh giá tình trạng chung, bác sĩ có thể chỉ định biện pháp gây tê tại chỗ bằng Lidocain 2%. Sử dụng liều từ 2 - 5ml tiêm vào bên khớp bị trật và một số vùng lân cận. Mục đích nhằm để khớp có tự trở về vị trí ban đầu.
Nắn khớp bằng tay
Phần lớn các trường hợp bị trật khớp thái dương để phải tác động bằng thủ thuật. Trong đó, chủ yếu là tác động bằng tay thông qua việc nắn khớp. Bệnh nhân được uống thuốc giảm đau hoặc giãn cơ dạng nhẹ. Sau đó ngồi với tư thế thẳng lưng, đầu, thực hiện phối hợp cùng với bác sĩ. Người nắn khớp sẽ dùng lực ngón tay để nắn lại bên khớp bị trật giúp chúng trở về đúng vị trí.
Phương pháp này cần phải được bệnh nhân phối hợp nhịp nhàng, bệnh nhân cần tin tưởng ở bác sĩ, tránh tình trạng lo lắng, sợ đau mà không hợp tác. Với những trường hợp bệnh nhân không thể ngồi đúng tư thế để nắn khớp do sợ đau thì có thể thực hiện ở phòng mổ sau khi đã gây mê. Sua khi việc nắn khớp thành công, bệnh nhân cần tiếp tục băng cằm đầu bằng chun trong thời gian từ 10 - 14 ngày để khớp ổn định, tránh tái phát.
Nhiều trường hợp trật khớp thái dương phải phẫu thuật để điều trị
Phương pháp phẫu thuật
Trật khớp thái dương làm thế nào đối với những trường hợp nặng hoặc trật khớp mãn tính không đáp ứng các phương pháp trên? Với trường hợp này, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật nhằm xếp lại vị trí khớp. Đồng thời thắt chặt lại các dây chằng quanh khớp thái xương nhằm cố định lại khớp. Cũng có trường hợp phải cắt mỏm khớp để hạ thấp mỏm khớp, giúp các khớp nối liền đúng vị trí với nhau.
Sau khi điều trị trật khớp thái dương, bệnh nhân cần tuân thủ một số nguyên tắc trong sinh hoạt để tránh bệnh tái phát. Nên ăn thức ăn mềm, tránh nói to hoặc há miệng quá mức. Học các bài massage nhẹ nhàng phần xương hàm và cơ mặt. Rèn thói quen “thể dục” cho phần xương hàm đúng cách để khớp hoạt động trơn tru và dẻo dai.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện là một trong những cơ sở y tế tư nhân uy tín, chuyên nghiệp, được đầu tư các trang thiết bị hiện đại trong khám chữa bệnh. Bệnh viện cũng quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, mang đến sự an tâm cho khách hàng. Vì vậy, đây xứng đáng là địa chỉ tin cậy về chăm sóc sức khỏe cho mọi người, mọi nhà. Gọi ngay hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch khám nhanh chóng.
Từ khóa » Chẩn đoán Trật Khớp Thái Dương Hàm
-
Cách Xử Trí Trật Khớp Thái Dương - Vinmec
-
Cách Xử Trí Trật Khớp Thái Dương – Hàm Tại Khoa Cấp Cứu
-
Tổng Quan Về Rối Loạn Khớp Thái Dương Hàm - MSD Manuals
-
Sai Khớp Hàm Dưới - Rối Loạn Nha Khoa - Cẩm Nang MSD
-
Trật Khớp Thái Dương Hàm: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Trật Khớp Hàm: Dấu Hiệu Và Cách điều Trị Tại Nhà đơn Giản, Hiệu Quả
-
Khám Và Chẩn đoán Bệnh Viêm Khớp Thái Dương Hàm
-
Trật Khớp Thái Dương Hàm Có Nguy Hiểm Không?
-
Điều Trị Trật Khớp Thái Dương Hàm - Nha Khoa
-
Nguyên Nhân Trật Khớp Thái Dương Hàm & Dấu Hiệu Nhận Biết
-
Viêm Khớp Hàm Thái Dương Và Cách Khắc Phục Tại Nhà | TCI Hospital
-
Siêu âm Khớp Thái Dương Hàm, Bs Tài - SlideShare
-
Chấn Thương KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM - Khamgiodau