Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính

           Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết quy định:

“3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;

b) Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;”

          Căn cứ quy định nêu trên và dữ kiện số phát sinh nêu trong thư hỏi của độc giả, thì cách tính Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ và không được trừ như sau:

         Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ = 988.190.741 đồng – 14.420.892 đồng = 973.769.849 đồng;

        Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay được trừ tối đa là:

(- 296.138.248 đồng + 973.769.849 đồng + 1.126.905.140 đồng) x 30% = 541.361.022 đồng;

        Phần chi phí lãi vay không được trừ chuyển sang kỳ sau là:

973.769.849 đồng - 541.361.022 đồng = 432.408.827 đồng./.

Từ khóa » Cách Tính Ebitda Trong Báo Cáo Tài Chính