Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính

Kho bạc Nhà nước (KBNN), KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực thuộc KBNN là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2010, được cụ thể tại Điều 4 Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính (Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012),

Nội dung thanh tra chuyên ngành KBNN quy định tại Điều 13 Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012, được cụ thể tại Điều 13 Quyết định số 2456/QĐ-BTC ngày 24/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế hoạt động thanh tra chuyên ngành KBNN: ‘‘KBNN, KBNN tỉnh, thành phố thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về các khoản chi ngân sách nhà nước bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện kiểm soát chi quahệ thống KBNN, việc chấp hành các quy định của pháp luật của các quỹ tài chính do KBNNquản lý. Xác định tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ mà các đối tượng thanh tra gửi đến KBNN theo quy định để KBNN kiểm soát và thực hiện tạm ứng, thanh toán; đảm bảo các khoản chi theo đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tượng và trong phạm vi dự toán được giao; việc chấp hành quy định về trình tự, thủ tục đối với chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện kiểm soát chi quahệ thống KBNN; xem xét, xác định việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích,,, theo đó: Nếu nguồn thu dịch vụ khám chữa bệnh và viện phí theo quy định của Nhà nước phải thu nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước, và chịu sự kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước, thì Thanh tra Kho bạc được thanh kiểm tra việc chi tiêu của các bệnh viện từ tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước, không phân biệt tự chủ hay không tự chủ. Nội dung thanh tra là xác định tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ mà bệnh viện gửi đến Kho bạc Nhà nước theo quy định để Kho bạc Nhà nước kiểm soát và thực hiện tạm ứng, thanh toán.

Quy định việc kiểm soát thanh toán qua KBNN thực hiện theo quy định tại Khoản 6, Điều 1 Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, việc kiểm soát thanh toán đối với đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và đơn vị sự nghiệp y tế công lập nói riêng kiểm soát thanh toán từ tài khoản tiền gửi được thực hiện như sau:

- Trường hợp đơn vị sự nghiệp y tế công lập cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, trong đó giá dịch vụ chưa tính đủ chi phí: Đơn vị phải mở tài khoản tiền gửi (TK 3714) tại KBNN nơi giao dịch; KBNN căn cứ vào đề nghị và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị để thực hiện kiểm soát thanh toán theo quy định hiện hành.

- Trường hợp đơn vị sự nghiệp y tế công lập cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, trong đó giá dịch vụ đã tính đủ chi phí: Đơn vị có thể mở tài khoản tiền gửi (TKTG) tại KBNN nơi giao dịch hoặc ngân hàng thương mại theo quy định tại Tiết a, Khoản 1, Điều 9 và Tiết a, Khoản 1, Điều 16 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, trường hợp sự nghiệp y tế công lập mở TKTG tại KBNN nơi giao dịch (TK 3714), thì KBNN căn cứ vào đề nghị của đơn vị để thực hiện thanh toán.

Theo đó, Thanh tra Kho bạc sẽ thực hiện đối chiếu giữa hồ sơ, chứng từ đơn vị gửi Kho bạc nơi giao dịch kiểm soát thanh toán, với hồ sơ, tài liệu lưu tại đơn vị làm căn cứ lập hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi, để xác định tính hợp pháp, hợp lệ, việc chấp hành các quy định của pháp luật về các khoản chi (tính khớp đúng giữa căn cứ ghi trên hồ sơ, chứng từ với hồ sơ, tài liệu tại đơn vị; tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, tài liệu làm căn cứ lập,...)./.

Từ khóa » Thu Viện Phí Là Gì