Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính

- Doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu thành phẩm do Nhà nước điều tiết giá thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (gọi tắt là Nghị định 126/2020/NĐ-CP) có giới hạn về phạm vi điều chỉnh, cụ thể: “Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá”.

Căn cứ quy định tại Điều 1, 2, 3 và quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 15 Luật số 11/2012/QH13 do Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 20/6/2012 (gọi tắt là Luật giá 2012). Theo đó, mặt hàng là “Xăng, dầu thành phẩm” là một trong những mặt hàng chịu sự điều tiết của Nhà nước.

Như vậy, căn cứ vào các quy định viện dẫn ở trên, áp dụng đối với thực tiễn của đơn vị chúng tôi, chỉ kinh doanh các mặt hàng là xăng RON A95, xăng E5 RON 92, dầu DO thì không bị điều chỉnh bởi Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Đơn vị chúng tôi hiểu vấn đề trên như thế có đúng không?

- Chính sách thuế đối với địa điểm kinh doanh (do Chi nhánh là cơ quan chủ quản) ngoài tỉnh so với địa bàn cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính được pháp luật quy định như thế nào?

Chi nhánh Công ty A - Cửa hàng xăng dầu CP là đơn vị phụ thuộc (có mã số thuế riêng; chi nhánh được phân quyền hạch toán đến doanh thu, chi phí theo quy định của pháp luật về kế toán; hiện tại thì chi nhánh đang thuộc diện khai thuế GTGT theo quý, có sử dụng hóa đơn GTGT riêng do chi nhánh khởi tạo, đăng ký và kê khai với Cục thuế tỉnh X). Trong mối quan hệ với Công ty A (đối tượng thuộc diện khai thuế GTGT theo tháng, cơ quan thuế quản lý là Cục thuế tỉnh Y) thì Công ty A là cơ quan chủ quản của Chi nhánh Công ty A - Cửa hàng xăng dầu CP.

Vừa qua, Chi nhánh Công ty A - Cửa hàng xăng dầu CP đã thành lập 02 địa điểm kinh doanh cùng nằm trên địa bàn thuộc cùng địa bàn huyện X’, tỉnh X (Gồm có: Địa điểm kinh doanh số 2 và số 3 cùng thuộc Chi nhánh chủ quản là Chi nhánh Công ty A - Cửa hàng xăng dầu CP). Để có cơ sở cho việc thực hiện đúng đắn và đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

Kính đề nghị Cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn chính sách thuế đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh so với Trụ sở chính như đã nêu. Các vấn đề mong được hương dẫn, gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, về thông báo phát hành hóa đơn, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và mẫu hóa đơn sử dụng đối với địa điểm kinh doanh trên được quy định ra sao?

Thứ hai, về thực hiện nghĩa vụ kê khai, tính nộp lệ phí môn bài; thuế thu nhập cá nhân;thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến địa điểm kinh doanh trên được quy định ra sao?

Từ khóa » Các Loại Thuế Phải Nộp Khi Kinh Doanh Xăng Dầu