Hỏi - Đáp - Đảng ủy Khối Cơ Quan Và Doanh Nghiệp Tỉnh Bình Thuận
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Xem thông báo mới
- Tài liệu tuyên truyền
- Học tập và làm theo Bác
- Văn bản ban hành
- Sổ tay điện tử
- Hỏi - Đáp
- Liên hệ - Hỗ trợ
- Các tình huống thường gặp trong công tác xây dựng Đảng
- Hỏi - Đáp
CÂU HỎI 1: Đảng viên A bị đình chỉ sinh hoạt Đảng, liên quan đến đảng phí của đảng viên A trong chi bộ có 02 loại ý kiến: Ý kiến 1: Đảng viên A đã bị đình chỉ, không còn sinh hoạt Đảng nên không cần phải nộp đảng phí. Ý kiến 2: Đảng viên A vẫn còn là đảng viên nên vẫn phải có trách nhiệm nộp đảng phí. Xin hỏi ý kiến nào là đúng?
Điều 2, Điều lệ Đảng hiện hành quy định: Đảng viên có nhiệm vụ “…sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định”.
Điểm 4.1, khoản 4, điều 40 tại Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật củ Đảng đã nêu: “Việc đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên nhằm ngăn chặn hành vi gây trở ngại cho việc xem xét, kết luận của tổ chức đảng có thẩm quyền hoặc hành vi làm cho vi phạm trở nên nghiêm trọng hơn.”
Vì vậy, đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt Đảng vẫn là đảng viên của Đảng (tạm thời không được sinh hoạt đảng trong thời gian bị đình chỉ) phải thực hiện các nhiệm vụ của đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng.
Do đó, đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt Đảng vẫn phải đóng đảng phí theo quy định. Như vậy ý kiến 2 là đúng.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngCÂU HỎI 2: Đảng viên A chuyển sinh hoạt đảng ra khỏi cơ quan năm 2015 và đã nhận hồ sơ đảng viên để chuyển về nơi cư trú. Tuy nhiên, do điều kiện đi làm ăn xa, đảng viên A đã quên nộp hồ sơ đảng viên về nơi cư trú. Đến tháng 6/2018, đảng viên A trở về công tác tại đơn vị cũ và muốn được sinh hoạt trở lại. Xin hỏi trường hợp này, đảng viên A có còn là đảng viên nữa không, nếu còn thì phải làm thế nào để được sinh hoạt trở lại?
Điều 8, Điều lệ Đảng quy định: “Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí 3 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng;… thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xóa tên trong danh sách đảng viên”.
Tiết d, điểm 3.3.1 Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 5/6/2017 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng hướng dẫn nghiệp vụ công tác đảng viên có nêu cụ thể: “Cấp ủy có thẩm quyền nơi đảng viên chuyển đến xem xét, nếu đảng viên không nộp hồ sơ hoặc chậm nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng quá 3 tháng mà không có lý do chính đáng thì ra quyết định xóa tên đảng viên đó theo thẩm quyền với lý do “tự ý bỏ sinh hoạt Đảng”, đồng thời gửi thông báo việc xóa tên đảng viên tới chi bộ và cấp ủy cấp trên trực tiếp của chi bộ nơi đảng viên chuyển đi biết”.
Việc đảng viên sau khi làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng nhưng không mang hồ sơ đảng viên đến cấp ủy có thẩm quyền để nộp theo quy định và bỏ sinh hoạt đảng từ năm 2015 cho đến nay thể hiện sự thiếu ý thức phấn đấu, vô tổ chức kỷ luật, không còn đủ tư cách đảng viên. Như vậy, trường hợp nêu trên không còn là đảng viên và không được nối lại sinh hoạt đảng.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngCÂU HỎI 3: Đồng chí Nguyễn Văn A là cán bộ cơ quan tôi, được cử đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ 03 tháng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng không làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời đến nơi đồng chí học tập. Có ý kiến cho rằng việc đồng chí A không thực hiện thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời là sai. Xin hỏi giải quyết vấn đề này như thế nào?
Theo điểm 10.2.2, khoản 10.2, mục 10 tại Hướng dẫn số 01 - HD/TW ngày 20/9/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng có nêu quy định về chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời: “Đảng viên đi công tác, học tập, làm việc (kể cả công tác biệt phái), làm hợp đồng, thay đổi nơi cư trú ở trong nước; đảng viên là cán bộ, công nhân viên ở các doanh nghiệp, là xã viên các hợp tác xã vì không có việc làm phải về nơi cư trú nghỉ chờ việc làm... trong thời gian từ 3 tháng đến dưới 12 tháng; đảng viên được cử đi học ở các cơ sở đào tạo trong nước từ 3 tháng đến 24 tháng, sau đó lại trở về đơn vị cũ.”
Như vậy, việc đồng chí A được cử đi học có thời hạn 03 tháng mà không làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời đến nơi học là sai quy định của Điều lệ Đảng nên nên phải kiểm điểm trách nhiệm của đồng chí Nguyễn Văn A và cấp ủy nơi đồng chí A công tác.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngCÂU HỎI 4: Xin hỏi trường hợp đảng viên bỏ sinh hoạt và không đóng đảng phí 03 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng thì áp dụng hình thức xóa tên trong danh sách đảng viên hay kỷ luật khai trừ?
Theo Điều 8, Điều lệ Đảng hiện hành quy định: “Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí 03 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thí chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xóa tên trong danh sách đảng viên”.
Điểm 8.1, khoản 8, tại Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định thi hành Điều lệ Đảng đã nêu: “Chi bộ xem xét, đề nghị cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự hủy thẻ đảng viên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên; đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.”
Như vậy, đối với trường hợp trên chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngCÂU HỎI 5: Chi bộ có đảng viên nữ đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản. Đồng chí đó cho rằng mình được miễn sinh hoạt Đảng. Nhưng cũng có ý kiến của các đảng viên khác cho rằng chỉ được miễn tối đa không quá 03 tháng, nếu miễn quá 03 tháng sẽ vi phạm chế độ sinh hoạt Đảng. Xin hỏi trường này giải quyết như thế nào?
Điểm 1.2, khoản 1, mục IV Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 05/6/2017 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về hướng dẫn nghiệp vụ công tác đảng viên có nêu các trường hợp đảng viên xin miễn công tác và sinh hoạt đảng không vì lý do tuổi cao, sức yếu trong đó có nêu:
“- Đảng viên nữ trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật Lao động có nguyện vọng miễn sinh hoạt Đảng.
- Đảng viên phải làm đơn nêu rõ lý do và thời gian xin miễn công tác và sinh hoạt Đảng, báo cáo chi bộ;
- Chi bộ xét, ra nghị quyết cho đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng.”
Như vậy ý kiến của đảng viên nữ nói trên là đúng. Về thủ tục thì muốn được miễn sinh hoạt đảng thì phải làm đơn nêu rõ lý do và thời gian xin miễn công tác và sinh hoạt Đảng, báo cáo chi bộ để chi bộ xem xét, quyết định.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngCÂU HỎI 6: Quần chúng A có bố đẻ bị kết án tù treo 6 tháng và đã được tòa án xóa án tích. Được biết Bộ luật Hình sự quy định khi được xóa án tích thì coi như chưa bị kết án và lý lịch tư pháp của người đó cũng không bị ghi đã từng có tiền án. Xin hỏi khi làm hồ sơ kết nạp đảng viên, trong quyển lý lịch đảng viên phần khai về bố, quần chúng A có cần ghi bố bị kết án tù không?
Điều 4, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định: “Người vào Đảng phải báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ.”
Điểm 1.3 - Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 5/6/2017 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng có hướng dẫn khai và chứng nhận lý lịch của người xin vào Đảng đối với hoàn cảnh gia đình như sau: “Ghi rõ những người chủ yếu trong gia đình như: Cha, mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), cha, mẹ vợ (hoặc cha, mẹ chồng), vợ (hoặc chồng). Ghi rõ: họ và tên, năm sinh, nơi sinh, quê quán; nơi cư trú, nghề nghiệp, thành phần giai cấp, lịch sử chính trị của từng người qua các thời kỳ.”
Như vậy, trường hợp của quần chúng A trong lý lịch đảng cần khai đầy đủ việc bố bị kết án tù nhưng được hưởng án treo và đã được xóa án tích.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngCÂU HỎI 7: Quần chúng A vào cơ quan làm việc từ tháng 01/2015, qua thời gian rèn luyện phấn đấu và được đoàn thể trong cơ quan giới thiệu thì đến tháng 06/2017 chi bộ xét công nhận quần chúng A là cảm tình đảng, phân công chi đoàn và 01 đảng viên chính thức (đã cùng công tác với quần chúng A từ khi quần chúng A mới vào làm việc ở cơ quan) theo dõi, giúp đỡ quần chúng A đứng vào hàng ngũ của Đảng. Qua thời gian theo dõi giúp đỡ, tháng 11/2017 chi đoàn và đảng viên theo dõi giúp đỡ đề nghị chi ủy xem xét báo cáo chi bộ cho ý kiến về việc xét kết nạp quần chúng A vào Đảng. Trong chi bộ có 02 loại ý kiến: Ý kiến 1: Thời gian từ khi quần chúng A được chi bộ xét cảm tình đảng, phân công đảng viên theo dõi giúp đỡ đến lúc chi bộ ra nghị quyết đề nghị kết nạp tối thiểu phải 12 tháng, sau đó mới xem xét kết nạp Đảng được. Ý kiến 2: Thời gian từ khi quần chúng A được chi bộ xét cảm tình đảng, phân công đảng viên theo dõi giúp đỡ đến lúc chi bộ ra nghị quyết đề nghị kết nạp Đảng không bắt buộc phải 12 tháng. Xin hỏi trường hợp này xử lý như thế nào?
Điểm 3.2, khoản 3 tại Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định về đảng viên giới thiệu người vào Đảng: “Là đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.” Như vậy không phải quy định thời gian đảng viên chính thức theo dõi giúp đỡ quần chúng ưu tú để được kết nạp vào Đảng; đồng thời trường hợp nên trên chi bộ đã phân công đảng viên chính thức theo dõi giúp đỡ đồng chí A là người cùng công tác với đồng chí A 34 tháng (từ tháng 01/2015 đến thời điểm đề nghị xét kết nạp Đảng tháng 11/2017) nên việc xét kết nạp Đảng như đã nêu trên là đúng quy định.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngCÂU HỎI 8: Đảng viên A được cấp ủy có thẩm quyền ký quyết định kết nạp Đảng ngày 25/4/2016 và chi bộ tổ chức lễ kết nạp ngày 19/5/2016. Khi viết lý lịch đảng viên và phiếu đảng viên, phần ghi ngày vào Đảng của đảng viên A có 2 ý kiến: * Ý kiến 1: Ghi ngày 25/4/2016 là ngày cấp ủy có thẩm quyền ký quyết định kết nạp đồng chí A vào Đảng Cộng sản Việt Nam. * Ý kiến 2: Phải ghi ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19/5/2016 là ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp Đảng viên A. Xin hỏi ý kiến nào đúng?
Điểm 4.5 tại Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) có nêu: “Đảng viên được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên được tính từ ngày cấp có thẩm quyền ra quyết định kết nạp, trừ thời gian không tham gia sinh hoạt đảng.”
Điểm 2.1, khoản 2, mục I tại Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 05/6/2017 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng (khóa XII) có hướng dẫn cách ghi ngày và nơi kết nạp vào Đảng trong lý lịch đảng viên: “Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi tổ chức lễ kết nạp vào Đảng (chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương)”
Như vậy ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp đảng viên là ngày vào Đảng của đảng viên. Ngày cấp ủy có thẩm quyền ký quyết định kết nạp đảng viên dùng để tính tuổi Đảng cho đảng viên khi đã được công nhận chính thức.
Như vậy, ý kiến thứ 2 là đúng.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngCÂU HỎI 9: Xin hỏi đảng viên dự bị đến thời hạn chuyển chính thức mà vi phạm khuyết điểm thì chi bộ có xét đề nghị công nhận đảng viên chính thức không?
Theo điểm 2.3, khoản 2, Điều 35 tại Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) quy định thi hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng đã nêu: “Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo và khi hết thời hạn dự bị, chi bộ vẫn tiến hành xét công nhận đảng viên chính thức. Nếu vi phạm đến mức không còn đủ tư cách đảng viên thì xóa tên trong danh sách đảng viên”
Chi bộ yêu cầu đảng viên đó báo cáo rõ sự việc với chi bộ. Chi bộ phân tích, đánh giá mức độ khuyết điểm, nguyên nhân chủ quan, khách quan để xác định đảng viên dự bị có đủ điều kiện chuyển đảng chính thức hay không. Khi đã kết luận rõ đảng viên dự bị đó vi phạm kỷ luật nhưng chưa đến mức phải xử lý, hoặc phải xử lý nhưng vẫn đủ tư cách đảng viên thì chi bộ mới làm thủ tục chuyển đảng chính thức cho đảng viên đó.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngCÂU HỎI 10: Xin cho biết các danh hiệu khen thưởng định kỳ của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên theo quy định hiện nay gồm những danh hiệu gì? Thẩm quyền khen thưởng chi bộ cơ sở?
Căn cứ Quy định số 393 - QĐ/TU, ngày 03/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thì các danh hiệu khen thưởng định kỳ của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên gồm:
- Đối với tổ chức cơ sở đảng
+ Tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu cấp trên cơ sở.
+ Tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu cấp tỉnh.
- Đối với đảng viên
+ Đảng viên xuất sắc, tiêu biểu cấp cơ sở.
+ Đảng viên xuất sắc, tiêu biểu cấp trên cơ sở.
+ Đảng viên xuất sắc, tiêu biểu cấp tỉnh
Về thẩm quyền khen thưởng của chi bộ cơ sở: Xét, biểu dương, tặng giấy khen cho đảng viên “xuất sắc, tiêu biểu cấp cơ sở”; xét, tặng giấy khen (đột xuất, chuyên đề) cho đảng viên trong chi bộ.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Tại đại hội chi bộ, khi bầu chi ủy mới xảy ra tình trạng tổng số phiếu thu vào nhiều hơn số phiếu phát ra. Xin hỏi đoàn chủ tịch đại hội xử lý tình huống này như thế nào?
Điều 5, Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành theo Quyết định số 224-QĐ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định Đoàn Chủ tịch có nhiệm vụ điều hành việc bầu cử; nếu tổng số phiếu thu vào nhiều hơn tổng số phiếu phát ra là do điều hành bầu cử và quản lý phiếu bầu không chặt chẽ; đoàn chủ tịch đại hội đề nghị đại hội quyết định huỷ toàn bộ số phiếu hiện có để tiến hành bầu lại.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2017-2020, chi bộ tôi có 10 đảng viên, trong đó có 1 đảng viên được miễn sinh hoạt, 1 đảng viên dự bị. Khi đại hội, đồng chí đảng viên miễn sinh hoạt bị ốm không tham dự được. Chi ủy đương nhiệm báo cáo công tác nhân sự đại hội và dự kiến chi ủy nhiệm kỳ 2017-2020 là 3 đồng chí thì có 2 luồng ý kiến: - Ý kiến 1: Đồng ý với số lượng chi ủy là 3 đồng chí. - Ý kiến 2: Cho rằng chi bộ chưa đủ điều kiện bầu chi ủy vì hiện tại chi bộ chỉ có 9 đảng viên chính thức, trong đó có 1 đảng viên miễn sinh hoạt, đồng chí đó lại không tham gia bầu cử được, còn đồng chí đảng viên dự bị không có quyền bầu cử. Do đó, chi bộ chỉ bầu bí thư và phó bí thư. Tuy nhiên, chi bộ tôi vẫn tiến hành bầu 3 đồng chí đảng viên chính thức vào chi ủy như vậy có đúng quy định không?
Điểm 4, Điều 24 Điều lệ Đảng quy định: “Chi bộ có dưới 9 đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu phó bí thư. Chi bộ có 9 đảng viên chính thức trở lên, bầu chi uỷ, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi ủy viên.” Điểm 7.2, khoản 7 Quy định số 29 –QĐ/TW ngày 25/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thi hành Điều lệ Đảng quy định đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có quyền hạn và trách nhiệm sau: “Được dự đại hội đảng viên; được cung cấp thông tin theo quy định tại Mục 2.1 nếu đảng viên đó có yêu cầu. Được xét tặng Huy hiệu Đảng khi có đủ tiêu chuẩn. Được miễn đánh giá chất lượng đảng viên trong thời gian được miễn công tác và sinh hoạt đảng. Bản thân phải gương mẫu và vận động gia đình chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, nếu vi phạm kỷ luật đảng thì xử lý kỷ luật như đối với đảng viên đang sinh hoạt theo quy định của Điều lệ Đảng.” Đại hội chi bộ bầu chi ủy gồm 3 đồng chí là đúng vì đảng viên được miễn sinh hoạt vẫn là đảng viên chính thức của chi bộ.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Quần chúng A có bố đẻ bị kết án tù treo 6 tháng và đã được tòa án xóa án tích. Được biết Bộ luật Hình sự quy định khi được xóa án tích thì coi như chưa bị kết án và lý lịch tư pháp của người đó cũng không bị ghi đã từng có tiền án. Xin hỏi khi làm hồ sơ kết nạp đảng viên, trong quyển lý lịch đảng viên phần khai về bố, quần chúng A có cần ghi bố bị kết án tù không?
Điều 4, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định: “Người vào Đảng phải báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ.” Điểm 1.3 - Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 5/6/2017 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng có hướng dẫn khai và chứng nhận lý lịch của người xin vào Đảng đối với hoàn cảnh gia đình như sau: “Ghi rõ những người chủ yếu trong gia đình như: Cha, mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), cha, mẹ vợ (hoặc cha, mẹ chồng), vợ (hoặc chồng). Ghi rõ: họ và tên, năm sinh, nơi sinh, quê quán; nơi cư trú, nghề nghiệp, thành phần giai cấp, lịch sử chính trị của từng người qua các thời kỳ.” Như vậy, trường hợp của quần chúng A trong lý lịch đảng cần khai đầy đủ việc bố bị kết án tù nhưng được hưởng án treo và đã được xóa án tích.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Quần chúng A vào cơ quan làm việc từ tháng 01/2015, qua thời gian rèn luyện phấn đấu và được đoàn thể trong cơ quan giới thiệu thì đến tháng 06/2017 chi bộ xét công nhận quần chúng A là cảm tình đảng, phân công chi đoàn và 01 đảng viên chính thức (đã cùng công tác với quần chúng A từ khi quần chúng A mới vào làm việc ở cơ quan) theo dõi, giúp đỡ quần chúng A đứng vào hàng ngũ của Đảng. Qua thời gian theo dõi giúp đỡ, tháng 11/2017 chi đoàn và đảng viên theo dõi giúp đỡ đề nghị chi ủy xem xét báo cáo chi bộ cho ý kiến về việc xét kết nạp quần chúng A vào Đảng. Trong chi bộ có 02 loại ý kiến: Ý kiến 1: Thời gian từ khi quần chúng A được chi bộ xét cảm tình đảng, phân công đảng viên theo dõi giúp đỡ đến lúc chi bộ ra nghị quyết đề nghị kết nạp tối thiểu phải 12 tháng, sau đó mới xem xét kết nạp Đảng được. Ý kiến 2: Thời gian từ khi quần chúng A được chi bộ xét cảm tình đảng, phân công đảng viên theo dõi giúp đỡ đến lúc chi bộ ra nghị quyết đề nghị kết nạp Đảng không bắt buộc phải 12 tháng. Xin hỏi trường hợp này xử lý như thế nào?
Điểm 3.2, khoản 3 tại Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định về đảng viên giới thiệu người vào Đảng: “Là đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.” Như vậy không phải quy định thời gian đảng viên chính thức theo dõi giúp đỡ quần chúng ưu tú để được kết nạp vào Đảng; đồng thời trường hợp nên trên chi bộ đã phân công đảng viên chính thức theo dõi giúp đỡ đồng chí A là người cùng công tác với đồng chí A 34 tháng (từ tháng 01/2015 đến thời điểm đề nghị xét kết nạp Đảng tháng 11/2017) nên việc xét kết nạp Đảng như đã nêu trên là đúng quy định.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Đảng viên A được cấp ủy có thẩm quyền ký quyết định kết nạp Đảng ngày 25/4/2016 và chi bộ tổ chức lễ kết nạp ngày 19/5/2016. Khi viết lý lịch đảng viên và phiếu đảng viên, phần ghi ngày vào Đảng của đảng viên A có 2 ý kiến: * Ý kiến 1: Ghi ngày 25/4/2016 là ngày cấp ủy có thẩm quyền ký quyết định kết nạp đồng chí A vào Đảng Cộng sản Việt Nam. * Ý kiến 2: Phải ghi ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19/5/2016 là ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp Đảng viên A. Xin hỏi ý kiến nào đúng?
Điểm 4.5 tại Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) có nêu: “Đảng viên được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên được tính từ ngày cấp có thẩm quyền ra quyết định kết nạp, trừ thời gian không tham gia sinh hoạt đảng.” Điểm 2.1, khoản 2, mục I tại Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 05/6/2017 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng (khóa XII) có hướng dẫn cách ghi ngày và nơi kết nạp vào Đảng trong lý lịch đảng viên: “Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi tổ chức lễ kết nạp vào Đảng (chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương)” Như vậy ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp đảng viên là ngày vào Đảng của đảng viên. Ngày cấp ủy có thẩm quyền ký quyết định kết nạp đảng viên dùng để tính tuổi Đảng cho đảng viên khi đã được công nhận chính thức. Như vậy, ý kiến thứ 2 là đúng.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG : Xin hỏi đảng viên dự bị đến thời hạn chuyển chính thức mà vi phạm khuyết điểm thì chi bộ có xét đề nghị công nhận đảng viên chính thức không?
Theo điểm 2.3, khoản 2, Điều 35 tại Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) quy định thi hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng đã nêu: “Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo và khi hết thời hạn dự bị, chi bộ vẫn tiến hành xét công nhận đảng viên chính thức. Nếu vi phạm đến mức không còn đủ tư cách đảng viên thì xóa tên trong danh sách đảng viên”. Chi bộ yêu cầu đảng viên đó báo cáo rõ sự việc với chi bộ. Chi bộ phân tích, đánh giá mức độ khuyết điểm, nguyên nhân chủ quan, khách quan để xác định đảng viên dự bị có đủ điều kiện chuyển đảng chính thức hay không. Khi đã kết luận rõ đảng viên dự bị đó vi phạm kỷ luật nhưng chưa đến mức phải xử lý, hoặc phải xử lý nhưng vẫn đủ tư cách đảng viên thì chi bộ mới làm thủ tục chuyển đảng chính thức cho đảng viên đó.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Xin cho biết các danh hiệu khen thưởng định kỳ của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên theo quy định hiện nay gồm những danh hiệu gì? Thẩm quyền khen thưởng chi bộ cơ sở?
Căn cứ Quy định số 393 - QĐ/TU, ngày 03/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thì các danh hiệu khen thưởng định kỳ của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên gồm: - Đối với tổ chức cơ sở đảng + Tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu cấp trên cơ sở. + Tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu cấp tỉnh. - Đối với đảng viên + Đảng viên xuất sắc, tiêu biểu cấp cơ sở. + Đảng viên xuất sắc, tiêu biểu cấp trên cơ sở. + Đảng viên xuất sắc, tiêu biểu cấp tỉnh Về thẩm quyền khen thưởng của chi bộ cơ sở: Xét, biểu dương, tặng giấy khen cho đảng viên “xuất sắc, tiêu biểu cấp cơ sở”; xét, tặng giấy khen (đột xuất, chuyên đề) cho đảng viên trong chi bộ.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Chi bộ X có 17/17 đảng viên chính thức. Tại hội nghị chi bộ đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm, có 02 đảng viên vắng mặt (có lý do) còn 15 đồng chí có mặt dự hội nghị. Khi biểu quyết phân loại chất lượng đảng viên, Chi bộ thảo luận và có 2 loại ý kiến khác nhau. Ý kiến 1: Tỷ lệ bỏ phiếu tán thành phải so với tổng số đảng viên chính thức của chi bộ (gồm cả 02 đảng viên vắng mặt). Ý kiến 2: Tỷ lệ biểu quyết hoặc bỏ phiếu tán thành chỉ cần so với đảng viên chính thức có mặt ở hội nghị. Xin hỏi ý kiến nào đúng?
Khoản 5.9, điểm 5 tại Hướng dẫn số 02-HD/BTCTU ngày 21/10/2016 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy hướng dẫn đánh giá, phân chất lượng đảng viên hàng năm và Điểm 5.9, khoản 5, mục I tại Hướng dẫn số 04-HD/ĐUK ngày 10/11/2016 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối hướng dẫn đánh giá chất lượng đảng viên và tổ chức đảng hàng năm có nêu cụ thể cách tính kết quả biểu quyết xếp loại chất lượng đảng viên như sau: “Lấy tổng kết quả trong các phiếu hợp lệ chia cho tổng số đảng viên chính thức của chi bộ (trừ đảng viên đã chuyển sinh hoạt tạm thời; đảng viên được miễn sinh hoạt, miễn công tác không có mặt tại cuộc họp; đảng viên vắng sinh hoạt nhưng có lý do chính đáng được chi bộ đồng ý).” Như vậy, ý kiến 2 là đúng.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Xin hỏi đảng viên đã được miễn công tác và sinh hoạt đảng khi dự hội nghị chi bộ cuối năm có được tham gia biểu quyết bình xét đảng viên của chi bộ không? Khi tính tỷ lệ bình xét đảng viên cuối năm của chi bộ, có 02 loại ý kiến về cách tính tỷ lệ bình xét đảng viên: - Ý kiến 1: Tính tổng số đảng viên chính thức của chi bộ (kể cả đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng). - Ý kiến 2: Tính số đảng viên chính thức có mặt trong buổi họp chi bộ gồm cả đảng viên chính thức được miễn công tác và sinh hoạt đảng, trừ số đảng viên vắng mặt có lý do chính đáng và đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng không có mặt trong buổi họp. Như vậy ý kiến nào đúng?
Tiết b, khoản 9.3, điểm 9 - Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25/7/2016 của BCHTW Đảng (khóa XII) có nêu: “Số thành viên của đại hội đảng viên, hội nghị đảng viên là tổng số đảng viên chính thức trong đảng bộ, chi bộ được triệu tập (trừ số đảng viên đã được giới thiệu sinh hoạt tạm thời ở đảng bộ khác và đảng viên đã được miễn công tác và sinh hoạt đảng không có mặt ở đại hội (nếu đảng viên đó có mặt ở đại hội, hội nghị đảng viên, tham gia bầu cử, biểu quyết thì vẫn tính), số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, bị khởi tố, truy tố, tạm giam, đảng viên chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội có lý do chính đáng được cấp ủy triệu tập đại hội đồng ý).” Khoản 5.9, điểm 5, mục I tại Hướng dẫn số 04-HD/ĐUK ngày 10/11/2016 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối hướng dẫn đánh giá chất lượng đảng viên và tổ chức đảng hàng năm có nêu cụ thể cách tính kết quả biểu quyết xếp loại chất lượng đảng viên như sau: “Lấy tổng kết quả trong các phiếu hợp lệ chia cho tổng số đảng viên chính thức của chi bộ (trừ đảng viên đã chuyển sinh hoạt tạm thời; đảng viên được miễn sinh hoạt, miễn công tác không có mặt tại cuộc họp; đảng viên vắng sinh hoạt nhưng có lý do chính đáng được chi bộ đồng ý).” Như vậy, đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng khi dự hội nghị chi bộ cuối năm được tham gia biểu quyết, bình xét đảng viên của chi bộ và ý kiến 2 là đúng.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Chi bộ tôi có 35 đảng viên, có 1 bí thư, 1 phó bí thư và 3 chi ủy viên. Theo sự điều động của trên có 1 đồng chí trong cấp ủy chuyển công tác. Để bảo đảm thuận lợi và không ảnh hưởng đến hoạt động của chi bộ, đồng chí bí thư đã họp cấp ủy để thống nhất chủ trương bổ sung 1 đồng chí vào cấp uỷ. Xin hỏi quy trình, thủ tục để tiến hành công tác kiện toàn cấp ủy của chi bộ như thế nào?
Mục a, Điểm 16.2 tại Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25/7/2016 của BCH Trung ương Đảng “Về thi hành Điều lệ Đảng” nêu: “Khi cần bổ sung cấp ủy viên thiếu, tập thể cấp ủy thảo luận, thống nhất đề nghị cấp ủy cấp trên về số lượng, nhân sự cụ thể để cấp ủy cấp trên ra quyết định. Trường hợp đặc biệt, nếu xét thấy cần, cấp ủy cấp trên có thể ra quyết định bổ sung số cấp ủy viên thiếu.” Trường hợp chi bộ đồng chí, chi ủy họp thảo luận, thống nhất báo cáo đảng ủy cấp trên trực tiếp về nhân sự cụ thể cần bổ sung vào chi ủy. Sau khi đảng ủy cấp trên có văn bản thống nhất, chi bộ họp lấy phiếu giới thiệu tín nhiệm của đảng viên chi bộ; báo cáo kết quả lấy phiếu giới thiệu về nhân sự đó bằng văn bản để đảng ủy cấp trên ra quyết định chỉ định vào chi ủy.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Thực hiện Quy định số 76-QĐ/TW ngày 15-6-2000 của Bộ Chính trị về đảng viên thường xuyên giữ mối liên hệ với đảng ủy, chi ủy nơi cư trú... Hiện nay trong chi bộ tôi hai loại ý kiến: - Ý kiến 1: Khi đảng viên dự bị được cấp có thẩm quyền xét công nhận đảng viên chính thức thì mới giới thiệu về sinh hoạt tại địa bàn nơi cư trú. - Ý kiến 2: Ngay sau khi kết nạp đảng viên phải làm thủ tục giới thiệu về sinh hoạt tại địa bàn nơi cư trú. Xin hỏi ý kiến nào đúng?
Điều 1, khoản 1 Quy định số 76-QĐ/TW ngày 15-6-2000 của Bộ Chính trị quy định “Đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp vừa thực hiện đúng quy định của Điều lệ Đảng về sinh hoạt đảng tại nơi làm việc; vừa có trách nhiệm “thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú” nhằm gần gũi với nhân dân...”. Theo quy định trên thì mọi đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đều phải được giới thiệu về sinh hoạt tại địa bàn nơi cư trú. Như vậy, ý kiến thứ hai là đúng.
Thuộc nghiệp vụ: Ban Tổ chức Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Đảng viên A có sai phạm, đối chiếu với quy định sẽ bị kỷ luật đến mức khai trừ Đảng, đảng viên A làm đơn xin ra khỏi Đảng; chi bộ họp, xem xét và ra nghị quyết đề nghị cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định cho đảng viên đó ra khỏi Đảng. Xin hỏi chi bộ làm như vậy đúng hay sai?
Khoản 2 Điều 35 Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) quy định thi hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng đã nêu: “Đảng viên chính thức vi phạm nghiêm trọng đến mức phải khai trừ thì phải kỷ luật khai trừ, không áp dụng biện pháp xóa tên, không chấp nhận việc xin ra khỏi Đảng; cấp ủy viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không để thôi giữ chức. Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xóa tên trong danh sách đảng viên.” Như vậy, căn cứ quy định nêu trên chi bộ làm như thế là sai. Đảng viên vi phạm kỷ luật thì phải xem xét kỷ luật trước khi cho ra khỏi Đảng, nếu đến mức khai trừ Đảng thì sẽ khai trừ Đảng.
Thuộc nghiệp vụ: Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Chi bộ chỉ có bí thư chi bộ, nếu bí thư bị xử lý kỷ luật thuộc thẩm quyền của chi bộ. Xin hỏi trường hợp này xử lý thế nào?
Căn cứ điểm 6.1, khoản 6, Điều 39, Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) quy định thi hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng thì trường hợp này bí thư chi bộ báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp để cử đại diện chủ trì hội nghị xem xét, kỷ luật. Sau khi biểu quyết quyết định kỷ luật, chậm nhất 05 ngày, chi bộ báo cáo kết quả để tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên ban hành quyết định kỷ luật.
Thuộc nghiệp vụ: Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG : Xin hỏi trường hợp đảng viên A bị tòa án tuyên phạt 2 năm tù giam. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, việc xem xét kỷ luật khai trừ đối với đảng viên A có phải tiến hành tuần tự từ chi bộ lên đến tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định khai trừ không, hay chỉ cần tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định?
Tại Điều 40 - Điều lệ Đảng (khóa XI) quy định: “Đảng viên bị hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên phải khai trừ khỏi Đảng”. Điểm 1.3, khoản 1, Điều 40, Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) quy định thi hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng đã nêu:“Trường hợp bị tòa án có thẩm quyền tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ bản án của tòa án để quyết định khai trừ (đối vơi đảng viên chính thức) hoặc xóa tên trong danh sách đảng viên (đối với đảng viên dự bị), không phải theo quy trình thi hành kỷ luật. Tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định khai trừ đảng viên thông báo bằng văn bản cho chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt và các tổ chức đảng nơi đảng viên đó là thành viên”. Căn cứ các quy định thì trường hợp trên sau khi bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật, tổ chức đảng có thẩm quyền ra quyết định khai trừ đối với đảng viên A, không cần tiến hành theo quy trình thi hành kỷ luật.
Thuộc nghiệp vụ: Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Trong cuộc họp chi bộ xét thi hành kỷ luật đảng viên A. Chi bộ có tổng số 12 đảng viên chính thức, có mặt dự họp 08 đảng viên chính thức. Khi bỏ phiếu kín biểu quyết hình thức kỷ luật, có 03 phiếu khiển trách và 05 phiếu cảnh cáo. Xin hỏi trường hợp này xử lý thế nào?
Điểm 1.2, khoản 1, Điều 38, Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) quy định thi hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng đã nêu: “ … Sau khi xem xét, kết luận tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì tổ chức đảng phải bỏ phiếu biểu quyết quyết định hoặc biểu quyết đề nghị hình thức kỷ luật cụ thể bằng phiếu kín. Trường hợp kết quả biểu quyết quyết định các hình thức kỷ luật cụ thể mà không có hình thức nào đủ đa số phiếu theo quy định, thì cộng dồn số phiếu từ hình thức kỷ luật cao nhất xuống đến hình thức kỷ luật liền kề thấp hơn, đến hình thức kỷ luật nào mà kết quả có đủ đa số phiếu theo quy định thì lấy hình thức kỷ luật đó để quyết định. Như vậy, cộng dồn phiếu cảnh cáo và phiếu khiển trách bằng 8 phiếu. Theo quy định là quá bán ở hình thức kỷ luật khiển trách. Do đó, đảng viên phải chịu hình thức kỷ luật khiển trách.
Thuộc nghiệp vụ: Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở có đảng viên vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống; đối chiếu quy định thì với nội dung vi phạm này thì đảng viên sẽ bị kỷ luật với hình thức khiển trách. Chi bộ dự kiến tiến hành các thủ tục để xử lý kỷ luật đảng viên nhưng có 2 loại ý kiến: - Ý kiến 1: Chi bộ không được phép ban hành quyết định kỷ luật đảng viên vì chi bộ không có con dấu, mà phải báo cáo để đảng ủy cơ sở xử lý. - Ý kiến 2: Chi bộ được phép ban hành quyết định xử lý kỷ luật đảng viên. Xin hỏi ý kiến nào đúng?
Điểm 6.1, khoản 6, Điều 39, Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) quy định thi hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng đã nêu: “Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao) Quyết định khiển trách, cảnh cáo đối với đảng viên vi phạm của chi bộ có hiệu lực ngay sau khi chi bộ công bố kết quả biểu quyết quyết định kỷ luật. Trong vòng 10 ngày, chi bộ ban hành quyết định kỷ luật trao cho đảng viên bị kỷ luật, báo cáo cấp trên và lưu hồ sơ. Quyết định kỷ luật của chi bộ (trong đảng bộ bộ phận, trong đảng bộ cơ sở) được đóng dấu của đảng ủy cơ sở vào phía trên, góc trái. Đảng ủy cơ sở hoặc cấp ủy cấp trên trực tiếp không phải ra quyết định chuẩn y.” Theo quy định trên, thì chi bộ thuộc đảng bộ cơ sở khi biểu quyết quyết định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì được ban hành quyết định xử lý kỷ luật đảng viên và đóng dấu của đảng ủy cơ sở vào phía trên, góc trái. Như vậy ý kiến thứ 2 là đúng.
Thuộc nghiệp vụ: Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Chi bộ A có 20 đảng viên chính thức, tại cuộc họp chi bộ có mặt 19 đồng chí, vắng 01 đồng chí (có lý do); khi tiến hành bỏ phiếu biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật đối với đảng viên B có 9 phiếu biểu quyết không kỷ luật, 10 phiếu biểu quyết khiển trách. Xin hỏi với kết quả trên thì chi bộ có được áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với đảng viên B hay không?
Điểm 3.1, Khoản 3, Điều 38, Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) quy định thi hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định: “Quyết định kỷ luật hoặc đề nghị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức đối với đảng viên, khiển trách, cảnh cáo đối với tổ chức đảng phải được biểu quyết với sự đồng ý của trên một nửa số đảng viên chính thức hoặc thành viên của tổ chức đảng đó.” Điểm 3.2, Khoản 3, Điều 38, Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) quy định: “Một nửa hay hai phần ba quy định ở trên được tính trên tổng số thành viên có quyền biểu quyết của tổ chức đảng (ở chi bộ là số đảng viên chính thức, trừ số đảng viên được miễn sinh hoạt không có mặt tại cuộc họp; ở cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra là tổng số cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ hoặc tổng số thành viên ủy ban kiểm tra), không tính trên số thành viên có mặt trong cuộc họp.” Căn cứ các quy định trên, thì kết quả biểu quyết hình thức kỷ luật của chi bộ A chưa đạt trên một nửa số đảng viên chính thức của chi bộ. Vì vậy chi bộ A không được áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với đảng viên B mà phải báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên xem xét.
Thuộc nghiệp vụ: Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Đảng viên A đang đi học cao cấp lý luận chính trị nên chuyển sinh hoạt tạm thời đến chi bộ lớp thuộc đảng ủy nhà trường. Trong quá trình học, đảng viên A vi phạm đến mức phải kỷ luật khai trừ. Xin hỏi trong trường hợp này thẩm quyền kỷ luật là của tổ chức đảng nào?
Điểm 6.8, Khoản 6, Điều 36, Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định: " Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời vi phạm kỷ luật ở nơi sinh hoạt tạm thời, thì cấp ủy nơi đảng viên sinh hoạt tạm thời có trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật tới mức cảnh cáo. Sau khi xử lý kỷ luật phải thông báo bằng văn bản cho cấp ủy nơi đảng viên sinh hoạt chính thức biết. Trường hợp phải xử lý kỷ luật ở mức cao hơn, cấp ủy nơi đảng viên sinh hoạt tạm thời phải thông báo bằng văn bản nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân vi phạm để cấp ủy nơi quản lý chính thức đảng viên đó xem xét, xử lý kỷ luật; đồng thời báo cáo với cấp ủy cấp trên của tổ chức đảng nơi quản lý chính thức đảng viên đó biết và chỉ đạo việc xử lý". Căn cứ quy định trên, đảng viên vi phạm đến mức phải kỷ luật khai trừ ra khỏi đảng thì đảng ủy nhà trường nơi đảng viên A đang sinh hoạt tạm thời không có thẩm quyền kỷ luật khai trừ đối với đảng viên A. Do vậy, đảng ủy nhà trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân vi phạm của đảng viên A để cấp ủy nơi quản lý chính thức đảng viên A xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định.
Thuộc nghiệp vụ: Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Đảng viên A vi phạm quy định về quản lý và sử dụng nhà ở, chi bộ kiểm điểm và xem xét vi phạm của đảng viên A và đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét kỷ luật. Tuy nhiên đảng viên A không kiểm điểm theo quy định. Xin hỏi việc xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên A phải thực hiện như thế nào?
Khoản 1, Điều 39, Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng thi hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy: “Đảng viên vi phạm kỷ luật phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật.” Căn cứ vào quy định trên, đảng viên A không kiểm điểm thì tổ chức đảng có thẩm quyền vẫn tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên A theo quy định. Đồng thời ghi vào trong biên bản hội nghị chi bộ và hội nghị của các tổ chức đảng có thẩm quyền đề nghị và quyết định xử lý kỷ luật đối với đảng viên A. Quyết định của tổ chức có thẩm quyền đối với đảng viên A vẫn có hiệu lực thi hành.
Thuộc nghiệp vụ: Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Đảng viên A bị Tòa án xử phạt 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội vu khống. Xin hỏi tổ chức đảng có thẩm quyền xử lý kỷ luật đảng viên A bằng hình thức cảnh cáo có đúng không?
Điểm 1.3, Khoản 1, Điều 40, Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) thi hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định như sau: “1- Đảng viên bị hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên phải khai trừ ra khỏi Đảng … 1.3- Trường hợp bị toà án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ bản án của toà án để quyết định khai trừ hoặc xoá tên trong danh sách đảng viên (đối với đảng viên dự bị), không phải theo quy trình thi hành kỷ luật. Tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định khai trừ đảng viên thông báo bằng văn bản cho chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt và các tổ chức đảng nơi đảng viên đó là thành viên.” Căn cứ quy định trên, đảng viên A vi phạm và bị tòa án tuyên phạt 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo là hình phạt nặng hơn hình phạt cải tạo không giam giữ. Vì vậy, tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ vào bản án của tòa án để quyết định khai trừ đảng viên A. Việc tổ chức đảng có thẩm quyền kỷ luật đảng viên A bằng hình thức cảnh cáo là không đúng quy định của Đảng.
Thuộc nghiệp vụ: Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Đảng viên A sử dụng văn bằng không hợp pháp để thi tuyển công chức và đã công tác được 20 năm, kể từ ngày được tuyển dụng đến nay mới bị phát hiện có vi phạm về sử dụng bằng không hợp pháp. Xin hỏi với thời gian vi phạm đã lâu như vậy thì đảng viên A có bị xem xét, xử lý kỷ luật không?
Khoản 2, Điều 3, Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định: “Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đảng đối với những hành vi vi phạm đến mức phải áp dụng bằng hình thức khai trừ; vi phạm về chính trị nội bộ; về an ninh, quốc phòng, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia và việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp”. Căn cứ vào quy định trên, đảng viên A đã sử dụng văn bằng không hợp pháp để thi tuyển công chức nên vẫn phải được kiểm tra, xem xét, kết luận và xử lý kỷ luật.
Thuộc nghiệp vụ: Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Xin hỏi việc đảng viên không cung cấp tài liệu theo yêu cầu của đoàn thanh tra, kiểm toán thì có bị coi là vi phạm quy định của Đảng không?
Điểm b, Khoản 1, Điều 14, Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định: “Vi phạm hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán 1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: b) Trì hoãn, lẩn tránh, không cung cấp hoặc cung cấp không kịp thời, đầy đủ, trung thực các văn bản, tài liệu, số liệu theo yêu cầu của tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoặc đối phó với đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán dưới mọi hình thức.” Căn cứ quy định trên, nếu đảng viên không cung cấp tài liệu theo yêu cầu của đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thì bị coi là vi phạm quy định của Đảng và phải được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng.
Thuộc nghiệp vụ: Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Đảng viên A là Phó Giám đốc Sở X, có con rể là Phó Chánh Văn phòng của Sở X, con rể và con gái của đảng viên A ở chung nhà với đảng viên A. Tháng 12-2017, con rể của đảng viên A bị Tòa án xử 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về hành vi tổ chức đánh bạc (tổ chức đánh bạc tại nhà, diễn ra nhiều lần trong thời gian dài). Đảng viên A biết việc làm của con rể nhưng nghĩ chỉ là chơi vui nên không có biện pháp giáo dục, nhắc nhở. Xin hỏi đảng viên A có bị xem xét kỷ luật về đảng không?
Khoản 1, Điều 13, Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định như sau: “1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: d) Thiếu trách nhiệm trong quản lý, giáo dục dẫn đến có vợ (chồng), con hoặc cấp dưới trực tiếp phạm tội.” Điểm d, Khoản 1, Điều 13, Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW, ngày 22/3/2018 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện một số Điều trong Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm hướng dẫn như sau: “Con của đảng viên phạm tội mà đảng viên phải chịu trách nhiệm liên đới gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con dâu, con rể cùng sống, sinh hoạt trong gia đình và trực tiếp phụ thuộc vào việc nuôi dưỡng, quản lý của đảng viên đó”. Căn cứ các quy định trên, con rể của đảng viên A có hành vi tổ chức đánh bạc tại nhà, diễn ra nhiều lần, đảng viên A biết nhưng không có biện pháp quản lý, giáo dục, ngăn chặn. Vì vậy, đảng viên A phải được tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để xem xét, kỷ luật về đảng cho phù hợp.
Thuộc nghiệp vụ: Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Đảng viên A là chi ủy viên Chi bộ B thuộc Đảng bộ C, có hành vi vi phạm kỷ luật Đảng. Ngày 02-6-2017, tổ chức đảng có thẩm quyền công bố quyết định kỷ luật đảng viên A bằng hình thức khiển trách, mặc dù được thông báo nhưng đảng viên A không có mặt nghe công bố quyết định mà không rõ lý do. Ngày 09-9-2017, đảng viên A khiếu nại đối với quyết định kỷ luật, nhưng không được tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết. Xin hỏi việc tổ chức đảng có thẩm quyền không giải quyết khiếu nại của đảng viên A có đúng quy định không?
Điểm 5.2.1, Khoản 5, Điều 32, Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26-7-2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định như sau: “Đảng viên bị kỷ luật không đồng ý với quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật được khiếu nại lên các tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết cấp trên. Thời hạn khiếu nại trong vòng 30 ngày làm việc, tính từ ngày đảng viên vi phạm được tổ chức đảng có thẩm quyền công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (căn cứ biên bản công bố) đến ngày đảng viên bị kỷ luật gửi đơn khiếu nại trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện.” Điểm 6.3, Khoản 6, Điều 39, Quy định số 30 quy định: “Trường hợp đảng viên bị kỷ luật từ chối nghe công bố hoặc không nhận quyết định kỷ luật thì ghi vào biên bản, quyết định kỷ luật vẫn được công bố và có hiệu lực thi hành”. Căn cứ các quy định trên, đảng viên A đã được tổ chức đảng có thẩm quyền thông báo đến để nghe công bố quyết định kỷ luật nhưng đảng viên A không có mặt mà không có lý do. Hình thức kỷ luật đối với đảng viên A là khiển trách vẫn có hiệu lực thi hành từ ngày công bố. Đây cũng là ngày để tính thời hạn khiếu nại quyết định kỷ luật. Do đó, đến ngày 09/9/2017 đảng viên A mới gửi đơn khiếu nại thì đã quá thời hạn khiếu nại là 30 ngày. Vì vậy, việc tổ chức đảng có thẩm quyền không giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của đảng viên A là đúng quy định.
Thuộc nghiệp vụ: Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Trong quá trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với một đảng viên sinh hoạt tại chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, tổ kiểm tra của đảng ủy cơ sở nhận thấy nếu để đảng viên đó sinh hoạt đảng có thể vi phạm nghiêm trọng hơn và gây trở ngại cho việc xem xét, kết luận kiểm tra. Từ đó có đề nghị đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên này, nhưng về thẩm quyền còn có hai loại ý kiến như sau: Ý kiến 1: Cho rằng tổ chức đảng có thầm quyền đình chỉ sinh hoạt đối với đảng viên đó là UBKT cấp huyện, quận và tương đương. Ý kiến 2: Cho rằng tổ chức đảng có thẩm quyền đỉnh chỉ sinh hoạt đảng viên đó là đảng ủy cơ sở. Xin hỏi thẩm quyền quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên đang bị kiểm tra nêu trên là tổ chức đảng nào?
Khoản 4.2, Điều 40, Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định về thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt, hoạt động như sau: "Tổ chức đảng quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên là tổ chức đảng có thẩm quyền khai trừ đối với đảng viên đó". Khoản 1, Điều 36, Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định về thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm: “Đảng ủy cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp ủy viên cấp dưới” và điểm 4.2, khoản 4, Điều 36 quy định “Ủy ban kiểm tra cấp ủy huyện, quận và tương đương quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp ủy viên cơ sở và cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp; quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả bí thư, phó bí thư, cấp ủy viên của chi bộ, đảng ủy bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở hoặc cán bộ thuộc diện đảng ủy cơ sở quản lý nhưng không phải là đảng ủy viên đảng ủy cơ sở hay cán bộ do cấp ủy huyện, quận và cấp tương đương quản lý” Căn cứ quy định trên thì ủy ban kiểm tra cấp huyện, quận và tương đương có thẩm quyền khai trừ nên mới có thẩm quyền xem xét, quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên đó. Vậy, ý kiến thứ nhất đúng.
Thuộc nghiệp vụ: Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Xin hỏi một đảng viên vừa chuyển sang một tổ chức đảng mới thì có đơn tố cáo về những vi phạm khi còn sinh hoạt ở tổ chức đảng đơn vị cũ thì tổ chức đảng nào phải tiến hành giải quyết tố cáo đó?
Điểm 1.1, khoản 1, Điều 35, Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định: Đảng viên sau khi chuyển sinh hoạt đảng sang tổ chức đảng mới, nếu phát hiện hoặc bị tố cáo có vi phạm kỷ luật ở nơi sinh hoạt đảng trước đây mà chưa được xem xét, xử lý thì do tổ chức đảng cấp trên của các đảng bộ nơi quản lý đảng viên trước đây và hiện nay xem xét, xử lý. Việc kiểm tra, xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên vi phạm được tiến hành ở các tổ chức đảng hiện đang quản lý đảng viên đó. Căn cứ quy định trên thì việc giải quyết tố cáo, do cấp ủy hoặc UBKT cấp trên của hai tổ chức đảng (cũ và mới) tiến hành xem xét giải quyết, kết luận. Nếu có vi phạm đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật thì được tiến hành ở các tổ chức đảng hiện đang quản lý đảng viên đó.
Thuộc nghiệp vụ: Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Xin hỏi đồng chí A vừa là đảng ủy viên, vừa là bí thư chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở có dấu hiệu vi phạm kỷ luật đảng thì ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở có được tiến hành kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm hay không?
Điểm 1.5, Khoản 1, Điều 32, Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định ủy ban kiểm tra các cấp được kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với những đối tượng gồm: “Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, trước hết là cấp ủy viên cùng cấp, đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý; khi cần thiết thì kiểm tra đảng viên do cấp ủy cấp dưới quản lý.” Như vậy, theo quy định trên thì ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở được quyền kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí A.
Thuộc nghiệp vụ: Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Chi bộ tôi, có đảng viên X sinh con thứ ba. Chi bộ đã xét kỷ luật khiển trách đảng viên X bằng hình thức giơ tay biểu quyết. Xin hỏi chi bộ tôi làm vậy có đúng không?
Căn cứ điều 27, Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm thì đảng viên sinh con thứ 3 sẽ bị kỷ luật khiển trách. Về thủ tục, khoản1.2, điểm 1, điều 38 tại Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định: “Việc biểu quyết đề nghị kỷ luật hoặc biểu quyết quyết định kỷ luật phải bằng phiếu kín.” Theo quy định nêu trên thì việc chi bộ đồng chí biểu quyết kỷ luật đảng viên bằng hình thức giơ tay là sai quy định.
Thuộc nghiệp vụ: Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngTÌNH HUỐNG: Chi ủy có 3 đồng chí, đồng chí bí thư chi bộ được cử đi học tập trung trong 6 tháng và đã chuyển sinh hoạt tạm thời đến nơi học, trong thời gian này chi bộ phải tổ chức đại hội hết nhiệm kỳ theo chỉ đạo của cấp trên. Trong chi bộ có 2 loại ý kiến: - Ý kiến 1: Đồng chí bí thư chi bộ đi học cho đến khi qua nhiệm kỳ đại hội nên cần đề nghị cấp ủy cấp trên bổ sung bí thư chi bộ mới để thực hiện công tác chuẩn bị đại hội. - Ý kiến 2: Đồng chí bí thư chi bộ đi học, chỉ chuyển sinh hoạt tạm thời nên vẫn là bí thư chi bộ, không cần bổ sung chi ủy viên để bầu bí thư chi bộ mới. Xin hỏi ý kiến nào đúng? Nếu đến kỳ đại hội, đồng chí bí thư chi bộ chưa học xong thì có được bầu tiếp làm bí thư chi bộ không?
Đảng viên chuyển sinh hoạt tạm thời thì đảng số vẫn tính ở đảng bộ nơi sinh hoạt chính thức. Đến kỳ đại hội, cấp ủy có trách nhiệm triệu tập đảng viên đó về dự đại hội và thực hiện quyền đảng viên ở nơi sinh hoạt chính thức. Do đó, đồng chí bí thư chi bộ đi học, chuyển sinh hoạt tạm thời thì vẫn là cấp ủy viên, là bí thư chi bộ. Trong thời gian đồng chí bí thư chi bộ đi học, có thể cử đồng chí phó bí thư điều hành công việc của chi bộ. Đến thời gian đại hội chi bộ, chi ủy triệu tập đồng chí đó về dự và thực hiện quyền đề cử, ứng cử, bầu cử của mình. Nếu đồng chí đó không về dự được, chi bộ vẫn có thể giới thiệu và bầu đồng chí đó vào chi ủy, bầu làm bí thư chi bộ nếu đồng chí đó có đủ tiêu chuẩn và tín nhiệm.
Thuộc nghiệp vụ: Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối Người đăng: Duy Khánh - Văn phòngĐảng viên sinh hoạt tại chi bộ đến 10/2020 thì có quyết định nghỉ chế độ; chi bộ đang làm các thủ tục để chuyển sinh hoạt về địa phương (chưa có phiếu chuyển sinh hoạt về địa phương) thì thực hiện kiểm điểm đánh giá chất lượng đảng viên năm 2020 ở đâu (địa phương hay đơn vị công tác cũ) ?
Thông tin người hỏiHọ và tên: | Lê Khắc Sinh |
Địa chỉ: | Điện lực Hàm Thuận Bắc - Công ty Điện lực Bình Thuận |
Điện thoại: | 913184351 |
Email: | khacsinhml@gmail.com |
Đơn vị công tác: | Điện lực Hàm Thuận Bắc - Công ty Điện lực Bình Thuận |
Hỏi về nghiệp vụ: | Văn phòng Đảng ủy Khối |
Căn cứ các văn bản hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương và Hướng dẫn số 02-HD/ĐUK ngày 25/11/2020 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối về kiểm điểm, đánh giá xếp loại chất lượng hàng năm đối với tổ chức đảng và đảng viên ở cơ sở thì đảng viên nghỉ hưu nhưng chưa chuyển sinh hoạt đảng thì vẫn kiểm điểm tại chi bộ đang sinh hoạt.
Để xét đề nghị khen thưởng đảng viên đạt danh hiệu "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" trong năm thì đảng viên này ngay từ đầu năm có phải đăng ký thi đua đạt danh hiệu là đảng viên "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" không ? Nếu đầu năm chỉ đăng ký là hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm thì có được xét hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cuối năm không ?
Thông tin người hỏiHọ và tên: | Lê Khắc Sinh |
Địa chỉ: | Điện lực Hàm Thuận Bắc - Công ty Điện lực Bình Thuận |
Điện thoại: | 913184351 |
Email: | khacsinhml@gmail.com |
Đơn vị công tác: | Điện lực Hàm Thuận Bắc - Công ty Điện lực Bình Thuận |
Hỏi về nghiệp vụ: | Văn phòng Đảng ủy Khối |
Tại Hướng dẫn số 02-HD/ĐUK ngày 25/11/2020 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối về kiểm điểm, đánh giá xếp loại chất lượng hàng năm đối với tổ chức đảng và đảng viên ở cơ sở không yêu cầu đảng viên đầu năm đăng ký thi đua ở mức nào thì cuối năm xếp loại tối đa ở mức đó nên đảng viên đầu năm đăng ký xếp loại "hoàn thành tốt nhiệm vụ" nhưng quá trình thực hiện nhiệm vụ trong năm đảm bảo các tiêu chí để xếp loại hoành thành xuất sắc nhiệm vụ thì vẫn được đưa vào danh sách để biểu quyết xếp loại "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
tập tình huống Đảng ủy trường X có 30 đảng viên nhưng sắp tới sẽ có 2 đảng viên xin chuyển công tác và chuyển sinh hoạt qua cơ sở Đảng khác. Trường hợp này Đảng ủy sẽ giải quyết như thế nào
Thông tin người hỏiHọ và tên: | Lô văn cương |
Địa chỉ: | TP Vinh - Nghệ AN |
Điện thoại: | 967173675 |
Email: | cuongleo98ks@gmail.com |
Đơn vị công tác: | Đại Học Vinh |
Hỏi về nghiệp vụ: | Cấp ủy các chi, đảng bộ cơ sở |
Xin phúc đáp câu hỏi của đồng chí
Nội dung của câu hỏi không tập trung cốt lõi nội dung hỏi (có thể hỏi thủ tục chuyển sinh hoạt đảng hoặc có thể hỏi Đảng bộ hiện tại có còn là đảng bộ hay không,...), nên khó xác định trả lời cho người hỏi được, tuy nhiên Quản trị website có gợi ý trả lời và đã gửi mail cuongleo98ks@gmail.com, mời đồng chí xem mail.
Xin chào quý anh chị Trước tôi xin cảm ơn anh chị đã tiếp nhận câu hỏi của tôi Tôi đã hoàn thành lớp học cảm tình đảng của đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh khoá học từ ngày 16-20/4/2018, sau đó tôi tuyên chuyển công tác về trung tâm y tế huyện tánh linh làm việc và để thất lạc giấy chứng nhận. Xin anh chị cho hướng dẫn làm như thế nào để tôi được cấp lại giấy chứng nhận. Xin cảm ơn anh chị
Thông tin người hỏiHọ và tên: | Nguyễn Đình Việt |
Địa chỉ: | Tánh linh- bình thuận |
Điện thoại: | 946261218 |
Email: | Ducthuantyt@gmail.com |
Đơn vị công tác: | Trung tâm y tế huyện tánh linh |
Hỏi về nghiệp vụ: | Văn phòng Đảng ủy Khối |
Phúc đáp ý kiến của anh Nguyễn Đình Việt. Anh làm đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận có xác nhận của cấp ủy đang công tác. Trong đó nêu rõ thông tin cá nhân, đơn vị công tác, lý do đề nghị cấp lại giấy chứng nhận, khóa học, thời gian học, kết quả xếp loại và gửi về Ban Tuyên giáo - Dân vận của Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận (308 - Trần Hưng Đạo - Phan Thiết - Bình Thuận) để được xử lý.
Xin hỏi hiện nay sao chưa thấy đăng mẫu Bảng đăng cam kết trách nhiệm nêu gương tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu năm 2020
Thông tin người hỏiHọ và tên: | Nguyễn Thế Cường |
Địa chỉ: | 186 nguyễn thị định - KP5 - TT Võ Xu - Huyện Đức Linh - Tỉnh Bình THuận |
Điện thoại: | 945487039 |
Email: | cuongn29@gmail.com |
Đơn vị công tác: | Chi bộ Chi nhánh La Ngà |
Hỏi về nghiệp vụ: | Văn phòng Đảng ủy Khối |
Thân phúc đáp đồng chí Nguyễn Thế Cường! Hiện nay Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh cũng đang chờ mẫu Bảng đăng cam kết trách nhiệm nêu gương tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu năm 2020 từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Khi nào có Đảng ủy Khối sẽ triển khai ngay và đăng trên Trang thông tin điện tử. Mong đồng chí thông cảm và chờ hướng dẫn trong thời gian tới.
Trong Hội thi Cấp uỷ viên giỏi vừa qua, có câu hỏi tình huống số 34 về tính tỷ lệ bình xét cuối năm khi có đảng viên đã được miễn công tác và sinh hoạt dự hội nghị. Trong đáp án của Ban Tổ chức có 1 ý kiến đúng. Riêng tôi có thắc mắc như sau: Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25/7/2016, tại Điểm 7- Điều 7 có nêu: Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có quyền hạn và trách nhiệm sau: a) Được dự đại hội đảng viên; được cung cấp thông tin theo quy định tại Mục 2.1 nếu đảng viên đó có yêu cầu. b) Được xét tặng Huy hiệu Đảng khi có đủ tiêu chuẩn. c) Được miễn đánh giá chất lượng đảng viên trong thời gian được miễn công tác và sinh hoạt đảng; d) Bản thân phải gương mẫu và vận động gia đình chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, nếu vi phạm kỷ luật đảng thì xử lý kỷ luật như đối với đảng viên đang sinh hoạt theo quy định của Điều lệ Đảng. Tôi nghiên cứu thấy, trong các quyền và trách nhiệm nêu trên, không có điểm nào quy định Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng được (hoặc phải) dự hội nghị đánh giá chất lượng đảng viên cuối năm. Do đó, đương nhiên đảng viên đó không được tính vào danh sách đảng viên dự họp và không được tính vào tỷ lệ bình xét. Mặt khác, tại Điểm IV.1.1c Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 05/6/2017 của Ban Tổ chức Trung ương có nêu rõ: “Khi đảng viên muốn trở lại công tác và sinh hoạt đảng, tự làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ xét, quyết định”. Theo tôi, nếu đảng viên đã tự nguyện xin, và được chi bộ xét, quyết định cho sinh hoạt trở lại thì họ lại không còn là “đảng viên được miễn sinh hoạt” nữa, mà là đảng viên chính thức đang sinh hoạt. Vậy theo tôi, trong bất cứ trường hợp nào thì cả 2 ý kiến trên đều sai, chứ không có ý kiến nào đúng cả! Đề nghị quản trị mạng chuyển kiến nghị của tôi lên Thường vụ Đảng uỷ Khối xem xét, xin cảm ơn.
Thông tin người hỏiHọ và tên: | Phạm Văn Trịnh |
Địa chỉ: | Chi bộ Ngân hàng Nhà nước |
Điện thoại: | 918 |
Email: | trinhbinhthuan.09@gmail.com |
Đơn vị công tác: | Chi bộ Ngân hàng Nhà nước |
Hỏi về nghiệp vụ: | Ban Tổ chức |
Ban Thường vụ Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh có nhận được ý kiến thắc mắc của đồng chí về câu hỏi xử lý tình huống số 34 tại Hội thi Cấp ủy viên giỏi năm 2018 vừa qua; theo đó ý kiến của đồng chí là cả 02 ý kiến tại câu hỏi số 34 đều sai. Nay Ban Thường vụ Đảng ủy Khối trả lời đồng chí như sau: Nội dung câu hỏi xử lý tình huống 34: “Đảng viên đã được miễn công tác và sinh hoạt đảng khi dự hội nghị chi bộ cuối năm có được tham gia biểu quyết bình xét đảng viên của chi bộ không? Khi tính tỷ lệ bình xét đảng viên cuối năm của chi bộ, có 02 loại ý kiến về cách tính tỷ lệ bình xét đảng viên: - Ý kiến 1: Tính tổng số đảng viên chính thức của chi bộ (kể cả đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng). - Ý kiến 2: Tính số đảng viên chính thức có mặt trong buổi họp chi bộ gồm cả đảng viên chính thức được miễn công tác và sinh hoạt đảng, trừ số đảng viên vắng mặt có lý do chính đáng và đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng không có mặt trong buổi họp. Ý kiến nào đúng? Tại sao?” Các căn cứ, cơ sở để xử lý tình huống trên: Tiết b, khoản 9.3, điểm 9 - Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25/7/2016 của BCHTW Đảng (khóa XII) có nêu: “Số thành viên của đại hội đảng viên, hội nghị đảng viên là tổng số đảng viên chính thức trong đảng bộ, chi bộ được triệu tập (trừ số đảng viên đã được giới thiệu sinh hoạt tạm thời ở đảng bộ khác và đảng viên đã được miễn công tác và sinh hoạt đảng không có mặt ở đại hội (nếu đảng viên đó có mặt ở đại hội, hội nghị đảng viên, tham gia bầu cử, biểu quyết thì vẫn tính), số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, bị khởi tố, truy tố, tạm giam, đảng viên chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội có lý do chính đáng được cấp ủy triệu tập đại hội đồng ý).” Khoản 5.9, điểm 5 tại Hướng dẫn số 02-HD/BTCTU ngày 21/10/2016 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy hướng dẫn đánh giá, phân chất lượng đảng viên hàng năm và khoản 5.9, điểm 5, mục I tại Hướng dẫn số 04-HD/ĐUK ngày 10/11/2016 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối hướng dẫn đánh giá chất lượng đảng viên và tổ chức đảng hàng năm có nêu cụ thể cách tính kết quả biểu quyết xếp loại chất lượng đảng viên như sau: “Lấy tổng kết quả trong các phiếu hợp lệ chia cho tổng số đảng viên chính thức của chi bộ (trừ đảng viên đã chuyển sinh hoạt tạm thời; đảng viên được miễn sinh hoạt, miễn công tác không có mặt tại cuộc họp; đảng viên vắng sinh hoạt nhưng có lý do chính đáng được chi bộ đồng ý).” Như vậy, đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng khi dự hội nghị chi bộ cuối năm được tham gia biểu quyết, bình xét đảng viên của chi bộ và phương án 2 là câu trả lời đúng.
Tôi thấy trong sổ tay điện tử, phần "Tờ khai đề nghị tặng huy hiệu Đảng" vẫn trích dẫn căn cứ cũ là: "theo nội dung tại điểm 42 (42.1) Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31/10/2006 của Bộ Chính trị “Thi hành Điều lệ Đảng”". Đề nghị Quản trị mạng sửa lại là: "theo nội dung tại điểm 27.3 Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Ban chấp hành Trung ương".
Thông tin người hỏiHọ và tên: | Phạm Văn Trịnh |
Địa chỉ: | Chi bộ Ngân hàng Nhà nước |
Điện thoại: | 918 |
Email: | trinhbinhthuan.09@gmail.com |
Đơn vị công tác: | Chi bộ Ngân hàng Nhà nước |
Hỏi về nghiệp vụ: | Văn phòng Đảng ủy Khối |
Cảm ơn đồng chí đã kịp thời phản ánh, Quản trị mạng đã điều chỉnh lại thông tin như góp ý của đồng chí.
Đảng viên được chị bộ phân công giúp đỡ quần chúng, khi báo cáo kết quả phấn đấu của quần chúng để chi bộ xét phát triển đảng thì có phải làm báo cáo bằng văn bản hay không?
Thông tin người hỏiHọ và tên: | Phạm Xảnh |
Địa chỉ: | 22 Nguyễn Tấn Thành, Phan Thiết |
Điện thoại: | 915743383 |
Email: | phamxanhvksbt@gmail.com |
Đơn vị công tác: | Viện KSND tỉnh Bình Thuận |
Hỏi về nghiệp vụ: | Văn phòng Đảng ủy Khối |
Tại điểm 2.3, Khoản 2, Hướng dẫn số 01-HD/TW, ngày 20/9/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng có ghi: “Phân công công tác cho đảng viên là việc giao cho đảng viên những nhiệm vụ thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ như: Xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; phát triển đảng viên; xây dựng chính quyền, đoàn thể vững mạnh; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; đảm bảo an ninh trật tự; phòng, chống tham những, lãng phí, tệ nạn xã hội... Chi bộ có trách nhiệm giúp đỡ, kiểm tra, giám sát đảng viên thực hiện, đưa vào nội dung đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm. Đảng viên được phân công có trách nhiệm báo cáo với chi bộ theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu. Cấp ủy cấp trên thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và rút kinh nghiệm”. Tại mục a, điểm 3.6, Khoản 3, Hướng dẫn số 01-HD/TW, ngày 20/9/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng có ghi: “Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) xem xét: Đơn xin vào Đảng; lý lịch của người vào Đảng; văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức; nghị quyết giới thiệu đoàn viên của Ban Chấp hành Đoàn TN Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở (hoặc tập thể chi đoàn cơ sở hoặc nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú”. Từ 02 căn cứ trên, đối với đảng viên được chi bộ phân công giúp đỡ quần chúng vào Đảng khi báo cáo kết quả phấn đấu của quần chúng định kỳ để chi bộ biết có phải báo cáo bằng văn bản hay không là do chi bộ xem xét hình thức nào phù hợp. Nhưng khi làm thủ tục để chi bộ xem xét, biểu quyết đề nghị cấp ủy có thẩm quyền quyết định kết nạp Đảng thì trong hồ sơ đề nghị phải có “Giấy giới thiệu người vào đảng” (theo Mẫu 3-KNĐ) của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ quần chúng vào Đảng./.
BAN TỔ CHỨC ĐẢNG ỦY KHỐI
Tôi vào chuyên mục SỔ TAY ĐIỆN TỬ bật Danh mục sổ tay lên không được. Đề nghị quản trị mạng xem lại xem chương trình có lỗi gì không? Xin cảm ơn!
Thông tin người hỏiHọ và tên: | Phạm Văn Trịnh |
Địa chỉ: | Chi bộ Ngân hàng Nhà nước |
Điện thoại: | 918 |
Email: | trinhbinhthuan.09@gmail.com |
Đơn vị công tác: | Chi bộ Ngân hàng Nhà nước |
Hỏi về nghiệp vụ: | Văn phòng Đảng ủy Khối |
Cảm ơn đồng chí đã quan tâm. Hiện tại các Ban của Đảng ủy Khối đang chỉnh sửa cập nhật dữ liệu mới và xây dựng cấu trúc SỔ TAY ĐIỆN TỬ, do đó quản trị mạng đã tạm khóa, mong đồng chí thông cảm. Trong tháng 10 sau khi hoàn tất cập nhật dữ liệu chức năng SỔ TAY ĐIỆN TỬ sẽ tiếp tục hoạt động bình thường.
- Đề nghị cập nhật ngày, tháng, năm ban hành văn bản để dễ truy cập thông tin (Văn bản ban hành) - Đề nghị chọn mau nền sao cho dễ nhìn, vì có trang màu nền gần với mau chữ rất khó nhìn thấy Xin cảm ơn
Thông tin người hỏiHọ và tên: | Nguyễn Văn Ba |
Địa chỉ: | D3/58 KP3, Phú Tài, Phan Thiết |
Điện thoại: | 913932236 |
Email: | banv.snn50@yahoo.com.vn |
Đơn vị công tác: | Cán bộ hưu trí |
Hỏi về nghiệp vụ: | Văn phòng Đảng ủy Khối |
Thay mặt Văn phòng, xin chân thành cảm ơn đồng chí rất nhiều. Bản thân sẽ tham mưu Văn phòng chủ động cập nhật, nâng cấp trong thời gian tới. Xin chân thành cảm ơn!
Chi bộ có một đồng chí kết nạp đảng ngày 18/10/1987 đến ngày 17/10/2017 đủ điều kiện đề nghị nhận huy hiệu 30 năm tuồi Đảng. Vậy đến đợt ngày 2/9/2017 chi bộ đề nghị đảng ủy cấp trên công nhận 30 năm tuổi đảng được không hay phải đợi đúng ngày 17/10/2017 mới đề nghị. Xin cảm ơn./.
Thông tin người hỏiHọ và tên: | Bùi Trung Thành |
Địa chỉ: | chi bộ thanh tra tỉnh |
Điện thoại: | 913863003 |
Email: | thanhbt@tt.binhthuan.gov.vn |
Đơn vị công tác: | thanh tra tỉnh |
Hỏi về nghiệp vụ: | Ban Tổ chức |
Kính phúc đáp lại thắc mắc của đồng chí! Căn cứ Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 5/1/2012 của Ban Bí thư về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng (tại Điều 16: Tặng Huy hiệu Đảng) và Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 25 tháng 07 năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thi hành hành Điệu lệ Đảng (tại Điều 34: Khen thưởng đối với tổ chức đảng và đảng viên) thì với trường hợp sét tặng danh hiệu 30 năm tuổi đảng cho đảng viên kết nạp ngày 18/10/1987 không đủ điều kiện về thời gian để xét tặng 30 năm tuổi đảng vào đợt 02/9/2017 (Sớm hơn 01 tháng so với Quy định). Đảng viên này được xét tặng huy hiệu 30 năm tuổi đảng vào đợt 07/11/2017 theo quy định. Việc xét tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên có đủ tiêu chuẩn được trao 4 đợt trong năm, cụ thể: - Đợt 03-02: Xét và trao tặng Huy hiệu Đảng cho những đảng viên có đủ 30, 40, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng tính từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 02 năm sau. - Đợt 19-5: Xét và trao tặng Huy hiệu Đảng cho những đảng viên có đủ 30, 40, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng tính từ tháng 3 đến hết tháng 5 hằng năm. - Đợt 02-9: Xét và trao tặng Huy hiệu Đảng cho những đảng viên có đủ 30, 40, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng tính từ tháng 6 đến hết tháng 9 hằng năm. - Đợt 07-11: Xét và trao tặng Huy hiệu Đảng cho những đảng viên có đủ 30, 40, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng tính từ tháng 9 đến hết tháng 11 hằng năm.
Vừa qua tôi có học lớp bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới khóa 1 năm 2017, tôi có nhận giấy chứng nhận rồi nhưng giấy chứng nhận ghi sai nơi sinh, nơi tôi muốn đổi lại. Xin cảm ơn.
Thông tin người hỏiHọ và tên: | Nguyễn Thị Kim Hồng |
Địa chỉ: | Bến xe Bình Thuận |
Điện thoại: | 988 |
Email: | tchcbx@yahoo.com.vn |
Đơn vị công tác: | Bến xe Bình Thuận |
Hỏi về nghiệp vụ: | Văn phòng Đảng ủy Khối |
Thay mặt Ban Tuyên giáo - Dân vận Đảng ủy Khối xin phúc đáp lại ý kiến của chị Nguyễn Thị Kim Hồng: Chị vui lòng đem giấy chứng nhận bị ghi sai thông tin trực tiếp tới Đảng ủy Khối (308 - Trần Hưng Đạo - Phan Thiết - Bình Thuận) và lên Ban Tuyên giáo - Dân vận để điều chỉnh thông tin cho chị. Xin chân thành cảm ơn!
Trong chuyên mục Liên hệ - Hỗ trợ, có giới thiệu địa chỉ văn phòng làm việc của Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh là 308 Trần Hưng Đạo, thành phố Phan Thiết, nhưng trên bản đồ minh hoạ thì đó lại là Khách sạn Khánh Hùng! Đề nghị quản trị mạng điều chỉnh lại cho đúng nhé!
Thông tin người hỏiHọ và tên: | Phạm Văn Trịnh |
Địa chỉ: | Số 3 Lê Hồng Phong, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận |
Điện thoại: | 918 |
Email: | trinh.phamvan@sbv.gov.vn |
Đơn vị công tác: | Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh BÌnh Thuận |
Hỏi về nghiệp vụ: | Văn phòng Đảng ủy Khối |
Cảm ơn đồng chí, đã xác minh thông tin và điều chỉnh lại hình bản đồ minh họa.
Tôi gởi Văn phòng Đảng ủy địa chỉ download Chuyên đề tư tưởng, đạo đức HCM năm 2017 để cung cấp cho các đơn vị cần: tuyengiaoangiang.vn/images/2017/tailieu/Chuyen-de-HCM-nam-2017.pdf
Thông tin người hỏiHọ và tên: | Huỳnh Nghiêu |
Địa chỉ: | Liên minh HTX |
Điện thoại: | 623721504 |
Email: | nghieuh@lmhtx.binhthuan.gov.vn |
Đơn vị công tác: | lm HTX |
Hỏi về nghiệp vụ: | Văn phòng Đảng ủy Khối |
Thay mặt Văn phòng xin chân thành cảm ơn tài liệu hữu ích của đồng chí đã cung cấp. Văn phòng Đảng ủy đã sử dụng tài liệu này đăng trên mục "Tài liệu học tập và làm theo Bác", kính gửi đến cấp ủy các tổ chức cơ sở Đảng khai thác sử dụng tại cơ quan, đơn vị mình. Kính mong đồng chí có nhiều đóng góp cho website Đảng ủy Khối!
Họ và tên: | |
Địa chỉ: | |
Điện thoại | |
Email: | |
Đơn vị công tác: | |
Câu hỏi: | |
Bộ phận muốn hỏi: | Văn phòng Đảng ủy Khối Ban Tổ chức Ban Tuyên giáo - Dân vận Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối Thường trực Đảng ủy Khối Đoàn khối các cơ quan tỉnh Hội Cựu chiến binh Khối Cấp ủy các chi, đảng bộ cơ sở |
Tin xem nhiều
Xây dựng động cơ vào Đảng! Nhận định lòng yêu nước thể hiện như thế nào là đúng trong đội ngũ đoàn viên thanh niên hiện nay? Những biểu hiện tha hóa về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và một số giải pháp ngăn ngừa tha hóa đạo đức lối sống hiện nay Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 3 khóa VII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 Kết quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2010 – 2015Văn bản xem nhiều
Mẫu hồ sơ nhân sự Đại hội Nghị quyết Trung ương 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng Chuyên đề năm 2022: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ” Hướng dẫn số12-HD/BTCTW, ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức TW: Hướng dẫn một số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Kế hoạch học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Chuyên đề năm 2022 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”Kết nối xã hội
Video ClipHình ảnh
Tag dữ liệu văn bản
Tổ chức Văn phòng Sinh hoạt chi bộ Kiểm tra Giám sát Khen thưởng Tổ chức đảng Chi bộLiên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tạp chí Tuyên giáo
Báo Lao động
Báo Bình Thuận
Đoàn khối các cơ quan tỉnh Bình Thuận
Tỉnh ủy Bình Thuận
Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh
Video ClipSố lượngtruy cập
Từ khóa » Cộng Dồn Phiếu Kỷ Luật
-
Cộng Dồn Phiếu Biểu Quyết đề Nghị Thi Hành Kỷ Luật đảng Viên - Hỏi
-
Trình Tự, Thủ Tục, Cách Thức Bỏ Phiếu Thi Hành Kỷ Luật Tổ Chức đảng ...
-
Khi Biểu Quyết đề Nghị Thi Hành Kỷ Luật đối Với đảng Viên, ở Cấp Nào ...
-
Hỏi đáp Về Công Tác Kiểm Tra, Giám Sát - Thành ủy Bắc Ninh
-
[PDF] Ban Chấp Hành Trung ương - Bộ Tư Pháp
-
CƠ QUAN ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY CÀ MAU
-
Một Số điểm Mới Của Quy định Số 30-QĐ/TW Về Công Tác Kiểm Tra ...
-
Ban Chấp Hành Trung ương Là Cấp Quyết định Kỷ Luật ... - Facebook
-
[PDF] Untitled - Đảng Uỷ Khối
-
Hướng Dẫn 01-HD/UBKTTW Năm 2016 Thực ... - Hệ Thống Pháp Luật
-
Hướng Dẫn 01-HD/UBKTTW Năm 2016 ... - Pháp Luật Cộng Đồng
-
[DOC] III. Xem Xét Kỷ Luật đảng Viên Trong Chi Bộ - .vn
-
Đảng Viên Hoạt động Tích Cực Có Nhiều đóng Góp Cho Công Tác Tại Chi ...