[Hỏi - Đáp] Việc ủy Quyền Giữa Các Cơ Quan Quản Lý Trong Doanh ...
Có thể bạn quan tâm
Việc ủy quyền giữa các cơ quan quản lý trong doanh nghiệp được hay không?
Trong quá trình điều hành quản lý không hiếm những trường hợp các cơ quan quản lý trong doanh nghiệp ủy quyền cho nhau việc thực hiện quyền điều hành của mình. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra rằng vậy việc ủy quyền đó có được hay không?
- Căn cứ pháp lý:
+ Bộ luật dân sự 2015;
+ Luật doanh nghiệp 2020;
+ Thông tư 121/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 quy định về hoạt động của công ty chứng khoán
- Nội dung:
1. Có được ủy quyền hay không?
Phải nói một thực tế rằng hiện việc ủy quyền giữa các cơ quan quản lý trong công ty không còn là xa lạ nhất là Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho Hội đồng quản trị thực hiện một số quyền của Đại hội đồng cổ đông được quy định trong Điều lệ, các Quy chế quản trị và văn bản pháp luật để đảm bảo việc chủ động hơn khi ra quyết định. Nhưng hiện trong quy định của Luật doanh nghiệp lại không quy định về việc ủy quyền lại này.
Đứng ở góc độ pháp lý, Công việc mà cơ quan ủy quyền đáng ra phải thực hiện nhưng nay lại ủy quyền cho cơ quan thường trực thực hiện thay. Về lý thuyết, với tư cách là bên có quyền sẽ có quyền ủy quyền cho bên nhận ủy quyền nếu không liên quan đến vấn đề về nhân thân.
Tư cách pháp lý của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền có được đặt ra hay không?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc đại diện theo ủy quyền như sau: “Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”
Một câu hỏi lại đặt ra khi xét đến vấn đề này Đại hội đồng cổ đông/ Hội đồng quản trị có phải là pháp nhân hay không? Và câu trả lời chắn chắn là không.
Tuy nhiên, điều kiện về chủ thể phải đáp ứng đủ năng lực hành vi dân sự nêu trên được đặt ra khi việc ủy quyền này thực hiện giao dịch dân sự. Còn việc ủy quyền giữa các cơ quan quản lý trong doanh là để thực hiện công tác quản trị nội bộ.
Mặt khác, trong một văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về quản trị điều hành trong nội bộ doanh nghiệp đó là Thông tư 121/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 quy định về hoạt động của công ty chứng khoán tại Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này quy định về Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên như sau:“Chức năng, nhiệm vụ và các nội dung ủy quyền cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, từng thành viên Hội đồng quản trị, từng thành viên Hội đồng thành viên phải được quy định tại Điều lệ công ty.”
Như vậy, có thể nói việc ủy quyền giữa các cơ quan quản lý trong doanh nghiệp pháp luật không cấm và việc ủy quyền vẫn được đề cập đến trong văn bản quy phạm pháp luật, dù đối tượng áp dụng của Thông tư 121/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 là công ty chứng khoán; Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của công ty chứng khoán nhưng trong khuôn khổ chúng ta có thể áp dụng tương tự pháp luật để có thể kết luận việc ủy quyền giữa các cơ quan quản lý trong doanh nghiệp là có cơ sở để thực hiện.
2. Các Lưu ý trong việc ủy quyền
Việc thực hiện công việc mà đáng ra cơ quan quản lý đó phải thực hiện trong khi các vấn đề pháp lý chưa được đặt ra rõ ràng nên không tránh khỏi các tranh chấp phát sinh.
Ví dụ: Đại hội đồng cổ đông ủy quyền lại cho Hội đồng quản trị quyền quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần (điểm b Khoản 2 Điều 138 Luật doanh nghiệp).
Theo đó, Đại hội đồng cổ đông sẽ quyết định số lượng các loại cổ phần tối đa được phát hành trong năm tài chính tới. Căn cứ vào đó Hội đồng quản trị sẽ quyết định số lượng, loại cổ phần và thời điểm phát hành cụ thể.
Đối với trường hợp nêu trên, Đại hội đồng cổ đông đã quyết định về mặt tổng thể, dựa trên nội dung tổng thể, Hội đồng quản trị được ủy quyền trực tiếp quyết định chi tiết cụ thể số lượng, loại cổ phần trong từng giai đoạn. Việc ủy quyền này các cổ đông ủy quyền cho Hội đồng quản trị biết rõ được quyền lợi ích của mình, dự đoán trước được các vấn đề xảy ra khi Hội đồng quản trị thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
Điều cốt lõi cần quan tâm ở đây để tránh phát sinh tranh chấp đó là việc ủy quyền cần được minh bạch công khai, công bằng quyền lợi cho tất cả các cổ đông công ty, đảm bảo tính hiệu quả trong quản trị điều hành.
Để xử lý các vấn đề về việc ủy uyền giữa các cơ quan quản lý trong công ty về sau thì các doanh nghiệp nên quy định rõ ràng trong Điều lệ để dễ áp dụng vận hành doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung trao đội của chúng tôi liên quan đến vấn đề ủy quyền giữa các cơ quan quản lý trong doanh nghiệp.
Công ty Luật TNHH HT Legal VN – Hotline: 096161.4040 - 094517.4040
Từ khóa » Ví Dụ Về ủy Quyền Trong Doanh Nghiệp
-
Ủy Quyền Là Gì? - GLaw Vietnam
-
Ví Dụ Về Ủy Quyền Trong Quản Trị Doanh Nghiệp, Phân Quyền, Ủy ...
-
Ủy Quyền Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về ủy Quyền
-
[PDF] Phân Biệt Phân Quyền Và Ủy Quyền Trong Hoạt động Quản Trị Doanh ...
-
Uỷ Quyền Là Gì? Quy định Về Giấy ủy Quyền, Hợp đồng ủy Quyền?
-
Phân Quyền, ủy Quyền Cho Nhân Sự - Giảm Bớt Gánh Nặng Cho "sếp"
-
Uỷ Quyền Là Gì Giấy ủy Quyền Và Hợp đồng ủy Quyền Quy định Như ...
-
- Một Số Vấn đề Trong đại Diện Theo ủy Quyền Của Cổ đông, Thành ...
-
Bài Học Về Giao Việc Và ủy Quyền Hiệu Quả - SPRINGO
-
Những điều Cần Biết Về ủy Quyền Trong Doanh Nghiệp - Luật Sư ILAW
-
+ Mẫu Giấy ủy Quyền Giải Quyết Công Việc Và Cách Viết ... - Luật Trí Nam
-
Phong Cách Lãnh đạo ủy Quyền Có ưu điểm Và Nhược điểm Gì?
-
Tư Vấn Luật Về ủy Quyền - Công Ty Luật Thiên Minh