Uỷ Quyền Là Gì? Quy định Về Giấy ủy Quyền, Hợp đồng ủy Quyền?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Uỷ quyền là gì?
- 2 2. Các quy định của pháp luật về giấy ủy quyền:
- 2.1 2.1. Hình thức của giấy ủy quyền:
- 2.2 2.2. Các chủ thể trong quan hệ pháp luật đại diện theo ủy quyền:
- 2.3 2.3. Căn cứ pháp lý để nhận biết quan hệ ủy quyền là hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền:
- 3 3. Phạm vi đại diện của người đại diện theo ủy quyền:
- 4 4. Chấm dứt đại diện theo ủy quyền:
- 5 5. Hưởng thù lao khi thực hiện công việc ủy quyền:
- 6 6. Thủ tục chấm dứt hợp đồng ủy quyền:
- 7 7. Phạm vi đại diện theo hợp đồng ủy quyền:
- 8 8. Phí công chứng hợp đồng ủy quyền:
- 9 9. Thời gian của hợp đồng ủy quyền bao lâu?
1. Uỷ quyền là gì?
Đầu tiên, phải khẳng định uỷ quyền không phải là một dạng giao việc. Uỷ quyền được hiểu là cá nhân/tổ chức cho phép cá nhân/tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó và vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép/uỷ quyền đó.
Ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, đồng thời nó cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại.
2. Các quy định của pháp luật về giấy ủy quyền:
2.1. Hình thức của giấy ủy quyền:
Trên thực tế việc đại diện theo ủy quyền diễn ra rất phổ biến, các bên có thể thỏa thuận tiến hành giao dịch bằng nhiều hình thức, kể cả bằng miệng tuy nhiên đối với các trường hợp quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo hình thức đó mới có giá trị.
2.2. Các chủ thể trong quan hệ pháp luật đại diện theo ủy quyền:
Người đại diện theo ủy quyền có các loại:
– Đại diện theo ủy quyền của cá nhân: Ông A muốn có một mảnh đất ở Hà Nội và đang có nhu cầu bán đất. Tuy nhiên hiện tại ông đang sinh sống ở Nghệ An. Ông A đã nhờ một người bạn là B tiến hành các hoạt động mua bán mảnh đất thay cho mình thông qua một hợp đồng ủy quyền giữa ông với ông B. Trong trường hợp này người đại diện theo ủy quyền là cá nhân. Tuy vậy cũng có trường hợp người đại diện theo ủy quyền là pháp nhân. Trong ví dụ trên, có thể ông A nhờ một công ty nhà đất X tiến hành việc mua bán mảnh đất thay cho mình, đó là trường hợp người đại diện theo ủy quyền là pháp nhân.
– Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân: là người đại diện theo pháp luật của một pháp nhân ủy quyền cho người khác tiến hành giao dịch dân sự. Ví dụ A là Tổng giám đốc của công ty X, đồng thời cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty đó. Ông A ủy quyền cho một nhân viên của công ty là B kí kết một hợp đồng mua bán thiết bị văn phòng cho công ty. Trong trường hợp này B là người đại diện theo ủy quyền của công ty X.
– Đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác: có một điểm lưu ý là người đại diện theo ủy quyền chỉ có thể là người trong chính hộ gia đình hoặc tổ hợp tác đó.
+ Người được ủy quyền phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 143 BLDS.
2.3. Căn cứ pháp lý để nhận biết quan hệ ủy quyền là hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền:
– Hợp đồng ủy quyền: đặc điểm nổi bật nhất là khi giao kết hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải có mặt hai bên cùng kí kết.
– Với giấy ủy quyền, yêu cầu này là không bắt buộc.
Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền là do pháp luật quy định, tuy nhiên tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên trong việc lựa chọn hình thức công chứng, chứng thực cho hợp đồng ủy quyền của mình.
Tóm lại, ủy quyền là phương tiện pháp lý cần thiết cho việc thực hiện các giao dịch dân sự ngày nay nhằm tạo điều kiện cho cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác trong quan hệ dân sự có thể tham gia vào các giao dịch dân sự một cách thuận lợi nhất, đảm bảo thỏa mãn nhanh chóng các lợi ích mà chủ thể quan tâm.
Xem thêm: Luật sư tư vấn về hợp đồng ủy quyền trực tuyến miễn phíBạn có thể tham khảo mẫu giấy uỷ quyền, mẫu hợp đồng uỷ quyền: Xem mẫu giấy uỷ quyền, mẫu hợp đồng uỷ quyền mới nhất
3. Phạm vi đại diện của người đại diện theo ủy quyền:
(Khoản 2 Điều 144 BLDS 2015)
– Thẩm quyền của người đại diện bị giới hạn bởi nội dung ghi trong hợp đồng ủy quyền hay giấy ủy quyền.
– Thẩm quyền đại diện tùy thuộc vào từng loại ủy quyền: ủy quyền một lần, ủy quyền riêng biệt hay ủy quyền chung. Ủy quyền một lần chỉ cho phép người đại diện thực hiện một lần duy nhất và sau đó việc ủy quyền chấm dứt luôn.
Nếu được sự đồng ý của người được đại diện thì người đại diện có thể ủy quyền cho người khác
4. Chấm dứt đại diện theo ủy quyền:
Đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự thỏa thuận giữa các bên. do vậy việc chấm dứt đại diện phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí và sự định đoạt của các chủ thể dẫn đến việc chấm dứt đó.Các trường hợp chấm dứt cụ thể:
– Thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc đã hoàn thành
– Chấm dứt ủy quyền khi cá nhân ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người đại diện theo ủy quyền từ chối nhận ủy quyền
– Đại diện theo ủy quyền còn chấm dứt khi cá nhân được ủy quyền chết, pháp nhân chấm dứt hoặc do một trong số các quyết định của Tòa án về tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết, mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
5. Hưởng thù lao khi thực hiện công việc ủy quyền:
Điều 585 BLDS 2015 quy định về quyền của bên được ủy quyền: “Người đại diện trong quan hệ ủy quyền có thể được hưởng lương, thù lao tùy theo thỏa thuận giữa các bên sau khi thực hiện công việc ủy quyền.”
6. Thủ tục chấm dứt hợp đồng ủy quyền:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi có sổ đỏ chính chủ là tên của tôi. Tôi có ủy quyền lại cho người thân. Nhưng giờ tôi nghi ngờ người thân của tôi sử dụng sổ đỏ không đúng với mong muốn của tôi. Xin Luật sư tư vấn: tôi có thể lấy lại được sổ đỏ mà tôi đã ủy quyền hay không? Nếu có thủ tục, giấy tờ phải làm là những gì?
Xin cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo điều 588, Bộ luật dân sự 2015 về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 588 Bộ luật dân sự 2015, khi người ủy quyền muốn đơn phương chấm dứt Hợp đồng ủy quyền thì có thể chấm dứt bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý. Điều luật này không quy định cụ thể về thời gian.
Như vậy bạn sẽ lấy được sổ đỏ mà bạn đã ủy quyền cho người thân, nhưng phải báo trước với người đó và hẹn thời gian hợp lý.
Thủ tục hủy Hợp đồng ủy quyền như sau: theo quy định của Luật công chứng 2014:
Điều kiện hủy:
– Hủy bỏ hợp đồng ủy quyền đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng ủy quyền này.
– Nếu không thỏa thuận được giữa các bên thì một trong các bên chỉ cần chứng minh được hợp đồng ủy quyền kết trái với quy định của pháp luật.
Thẩm quyền hủy:
Tổ chức ngành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng hợp đồng ủy quyền đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc hủy bỏ hợp đồng ủy quyền đã được công chứng.
Thời hạn hủy:
Thời hạn tiến hành hủy hợp đông ủy quyền không quá 02 ngày làm việc đối với hợp đồng ủy quyền có nội dung phức tạp thì thời gian hủy hợp đồng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ởĐịa điểm hủy hợp đồng:
– Việc tiến hành hủy hợp đồng ủy quyền phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
– Việc hủy hợp đồng ủy quyền có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu hủy hợp đồng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng
7. Phạm vi đại diện theo hợp đồng ủy quyền:
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Công ty luật Dương gia, xin gửi tới luật sư lời chào trân trọng nhất. Kính đề nghị Luật sư tư vấn giúp câu hỏi như sau: Về trả lời nội dung giấy uỷ quyền: 1. Người được uỷ quyền được đại diện Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế phát sinh với các đối tác trong quá trình được uỷ quyền. 2. Người được uỷ quyền được sử dụng con dấu của Công ty trong việc ký kết các hợp đồng, văn bản, giao dịch với ngân hàng, chứng từ nêu trên. Hỏi: Trong trường hợp nội dung giấy ủy quyền như trên người được ủy quyền có được ký vào biên bản giao nhận hàng và xác nhận nợ đối với những hợp đồng mà mình ký kết hay không? tại sao?
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp mà bạn nêu, nếu chỉ căn cứ vào nội dung của giấy ủy quyền thì người được ủy quyền không có quyền ký biên bản giao nhận và xác nhận nợ đối với những hợp đồng mà họ ký kết vì căn cứ Điều 144 Bộ luật Dân sự năm 2015 phạm vi đại diện.
Tuy nhiên, nếu trong nội dung của những hợp đồng kinh tế mà người được ủy quyền ký kết có quy định nghĩa vụ ký xác nhận biên bản giao nhận hàng và xác nhận nợ thì người được ủy quyền vẫn sẽ có quyền và có nghĩa vụ thực hiện những công việc trên. Ngoài ra, người được ủy quyền cũng có thể ký vào những biên bản giao nhận hàng và xác nhận nợ đối với những hợp đồng đó nếu như nhiệm vụ, quyền hạn thực tế của họ có thể thực hiện những công việc này mà không cần phụ thuộc vào nội dung của giấy ủy quyền.
8. Phí công chứng hợp đồng ủy quyền:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi ra văn phòng công chứng muốn lập hợp đồng uỷ quyền cho bạn để bạn nhận thay bằng tốt nghiệp trung cấp thì chi phí là bao nhiêu tiền?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 66 Luật công chứng 2014 quy định phí công chứng như sau:
– Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng.
Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.
– Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 115/2015/TTLT-BTC-BTP sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BTC-BTP mức thu phí hợp đồng công chứng là 50.000 đồng.
Ngoài mức phí công chứng như trên, người đi công chứng còn phải chịu thù lao công chứng và các chi phí khác theo quy định tại Điều 67 , Điều 68 Luật công chứng 2014:
* Thù lao công chứng:
– Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương. Tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc không vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình. Tổ chức hành nghề công chứng thu thù lao cao hơn mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Xác định thẩm quyền ký hợp đồng khi có ủy quyền– Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về thù lao công chứng.
* Chi phí khác:
– Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì người yêu cầu công chứng phải trả chi phí để thực hiện việc đó.
Mức chi phí do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng thỏa thuận. Tổ chức hành nghề công chứng không được thu chi phí cao hơn mức chi phí đã thỏa thuận.
– Tổ chức hành nghề công chứng phải niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó.
Như vậy, thù lao công chứng, chi phí khác không có quy định cụ thể tại bất kỳ văn bản nào, việc quy định thù lao công chứng, các chi phí khác phát sinh sẽ do Văn phòng công chứng quy định, mỗi văn phòng công chứng sẽ có quy định riêng.
Do đó, ngoài mức phí công chứng là 50.000 đồng thì bạn chịu thêm thù lao công chứng và các chi phí khác nếu có.
9. Thời gian của hợp đồng ủy quyền bao lâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào VP Luật Dương Gia Xin VP cho tôi hỏi thời gian ủy quyền để bán nhà tối đa là bao nhiêu? Em trai tôi mất, mẹ tôi còn sống. gia đình muốn ủy quyền cho con dâu bán nhà thì hợp đồng ủy quyền có thể có thời gian bao nhiêu là tối đa. Ngoài ra gia đình muốn di chúc lại phần tài sản mẹ tôi được hưởng từ gia tài của con trai để lại có thể di chúc lại cho 2 cháu là con của em trai tôi không? sau này con dâu có hợp đồng ủy quyền bán nhà thì mẹ tôi có cần ký vào hợp đồng bán nhà không Cám ơn văn phòng rất nhiều?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 140 Bộ luật dân sự 2015 về thời hạn đại diện. Căn cứ theo quy định tại Điều 562, Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng ủy quyền.
Có thể thấy, pháp luật cho phép trong văn bản ủy quyền quy định về thời hạn uỷ quyền, không có thời gian tối đa và không có thời gian tối thiểu, người ủy quyền có thể tự do lựa chọn một khoảng thời gian phù hợp. Còn trong trường hợp hợp đồng không quy định về thời hạn ủy quyền thì sẽ chấm dứt khi người nhận ủy quyền thực hiện xong công việc hoặc là 1 năm kể từ ngày hợp đồng ủy quyền phát sinh hiệu lực. Về việc phần di sản mà con trai sau khi mất để lại cho mẹ bạn thì mẹ bạn hoàn toàn có quyền tặng cho lại người khác khi đã làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Nếu lập hợp đồng ủy quyền, thì yêu cầu phải có tất cả chữ ký của những người có quyền hưởng di sản là ngôi nhà này, tức là bao gồm cả mẹ bạn, căn cứ quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 về đại diện theo ủy quyền:
“1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ luật dân sự năm 2015.
Từ khóa » Ví Dụ Về ủy Quyền Trong Doanh Nghiệp
-
Ủy Quyền Là Gì? - GLaw Vietnam
-
Ví Dụ Về Ủy Quyền Trong Quản Trị Doanh Nghiệp, Phân Quyền, Ủy ...
-
Ủy Quyền Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về ủy Quyền
-
[PDF] Phân Biệt Phân Quyền Và Ủy Quyền Trong Hoạt động Quản Trị Doanh ...
-
Phân Quyền, ủy Quyền Cho Nhân Sự - Giảm Bớt Gánh Nặng Cho "sếp"
-
Uỷ Quyền Là Gì Giấy ủy Quyền Và Hợp đồng ủy Quyền Quy định Như ...
-
[Hỏi - Đáp] Việc ủy Quyền Giữa Các Cơ Quan Quản Lý Trong Doanh ...
-
- Một Số Vấn đề Trong đại Diện Theo ủy Quyền Của Cổ đông, Thành ...
-
Bài Học Về Giao Việc Và ủy Quyền Hiệu Quả - SPRINGO
-
Những điều Cần Biết Về ủy Quyền Trong Doanh Nghiệp - Luật Sư ILAW
-
+ Mẫu Giấy ủy Quyền Giải Quyết Công Việc Và Cách Viết ... - Luật Trí Nam
-
Phong Cách Lãnh đạo ủy Quyền Có ưu điểm Và Nhược điểm Gì?
-
Tư Vấn Luật Về ủy Quyền - Công Ty Luật Thiên Minh