Hội đền Ghềnh Tại Long Biên, Hà Nội

Cho đến nay, người dân nơi đây vẫn lưu truyền sự tích đền Ghềnh gắn với số phận bi thương của công chúa Ngọc Hân. Công chúa Ngọc Hân là người được cả kinh thành Thăng Long xưa gọi là “Chúa tiên” bởi dung nhan xinh đẹp, cầm kỳ thi họa đủ tài xuất chúng.

Năm 16 tuổi, công chúa Ngọc Hân được gả cho thủ lĩnh Tây Sơn tức Quang Trung Nguyễn Huệ. Cuộc tình giữa Ngọc Hân và Nguyễn Huệ chỉ kéo dài khoảng 6 năm, sự ra đi đột ngột của vua Quang Trung đã khiến người đẹp thành Thăng Long đổ máu khóc chồng mà viết nên tác phẩm “Ai tư vãn” bất hủ.

Bảy năm sau đó, công chúa Ngọc Hân 29 tuổi, lặng lẽ đi theo Quang Trung về cõi vĩnh hằng. Nhà Nguyễn sau lên ngôi đã tìm cách tận diệt tất cả những người có liên quan đến triều đại Tây Sơn. Bà Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, xót phận con gái Ngọc Hân sau khi qua đời, vẫn phải gửi thân xác ở Phú Xuân - Huế nên đã tìm cách bí mật đưa được hài cốt của Bắc cung Hoàng hậu nhà Tây Sơn về quê an táng.

Đến đời vua Minh Mạng có kẻ đã đem việc “ngụy hậu” Tây Sơn vẫn đang được “mồ yên mả đẹp” tại quê nhà, thoát việc “trả thù 9 đời” do vua Gia Long khởi xướng và thực thi. Triều đình Huế hạ lệnh đào mồ quật mộ công chúa Ngọc Hân lên, san đất thành bình địa cho cỏ gai mọc đầy, còn hài cốt thì bị vứt xuống sông.

Hài cốt mẹ con Ngọc Hân bị vứt xuống sông Hồng thuộc địa phận làng Ái Mộ. Thương xót Bắc cung Hoàng hậu tài hoa bạc mệnh, người dân Ái Mộ đã lập miếu thờ bà ngay tại nơi vớt được hài cốt. Dòng sông bên lở, bên bồi; không lâu sau đó, ngôi miếu nhỏ cũng bị lũ cuốn trôi. Dốc lòng với việc tín nghĩa, cụ Đặng Thị Bản lại đi quyên góp xây lại đền.

Hội đền Ghềnh thu hút đông đảo du khách tham dựHội đền Ghềnh thu hút đông đảo du khách tham dự

Hội đền Ghềnh năm nào cũng thu hút đông đảo du khách thập phương tới tham dự. Đặc điểm của hội đền Ghềnh là có hát văn ca ngợi công đức Thánh Mẫu.

Đền Ghềnh nằm trong căn ngõ nhỏ gần sông HồngĐền Ghềnh nằm trong căn ngõ nhỏ gần sông Hồng

Từ khóa » đền Ghềnh Thờ Những Ai