Hồi Phục Sau Sinh-Bài 3 Sản Dịch Là Gì? - Bobby

Hồi phục sau sinh-Bài 3 sản dịch là gì? Hồi phục sau sinh-Bài 3 sản dịch là gì?

Lấy lại kích thước tử cung và buồng trứng

Bắt đầu ngay sau khi sinh, tử cung và buồng trứng tiếp tục hoạt động trở lại một cách nhanh chóng để lấy lại các chỉ số bình thường. Hãy chuẩn bị những kiến thức cần thiết về quá trình lấy lại vóc dáng và bạn nên làm gì trong suốt quá trình đó Vết mổ sẽ hồi phục như thế nào? Vết mổ được rạch từ tầng sinh môn hoặc xương chậu hoặc vết rạch của đẻ mổ khi đẻ khó sẽ hồi lại như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hình dáng của các vết mổ, những cơn đau, và hơn thế nữa. Bài thể dục sau sinh Trong vòng 1 tháng sau sinh, nghỉ ngơi thư giãn nhiều nhất có thể là điều rất quan trọng, và hãy bắt đầu việc lấy lại vóc dóng của bạn, nhưng những bài thể dục đặc biệt có thể rất hữu ích cho việc lấy lại vóc dáng.

  • Làm thế nào để lấy lại kích thước của tử cung và buồng trứng?
  • Chúng ta cần làm gì sau khi sinh?
  • Vết mổ tại xương chậu sẽ phục hồi như thế nào?
  • Vết mổ đẻ của ca đẻ khó sẽ hồi phục như thế nào?
  • Học về các bài thể dục sau sinh

Sản dịch là gì ? Và những điều cần lưu ý

Làm thế nào để lấy lại kích thước của tử cung và buồng trứng?

Tử cung và buồng trứng của người Mẹ, đã hoàn toàn thay đổi trong 9 tháng, sẽ phải mất 6-8 tuần sau sinh để trở lại với điều kiện bình thường.

Hãy cùng tìm hiểu sự phân loại của các thay đổi.

Hãy đánh dấu trong suốt quá trình hổi lại của tử cung và buồng trứng.

Làm thế nào để tử cung trở lại với kích cỡ ban đầu?

Ngay trước khi sinh, tử cung dịch chuyển lên trên rốn. Nhưng tại thời điểm dây rốn được đưa ra ngoài, cùng lúc đó, tử cung sẽ nhanh chóng quay trở về vị trí dưới rốn. Ngày tiếp theo, nó sẽ trở lại vị trí phía trên rốn, và sau đó, nó sẽ tiếp tục thay đổi vị trí cho tới khi nhỏ lại. Có một điều thú vị nho nhỏ là, trong khoảng thời gian 5 ngày sau khi sinh nếu bạn chạm vào tử cung từ bên ngoài, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được nó, sau 10 ngày bạn sẽ không còn cảm thấy nó nữa. Nhưng điều đó sẽ mất 6 - 8 tuần để tử cung hồi lại hoàn toàn với kích thước ban đầu của nó, vì vậy bạn sẽ phải thận trọng và chú trọng tới cảm nhận của bạn.

Sau cơn co thắt là gì?

Như việc thu gọn của tử cung, những cơn đau giống như tổn thương lao động sẽ xuất hiện, và được gọi là "sau cơn co thắt". Tùy thuộc vào từng cơ thể mỗi người mà các cơn đau sẽ được cảm nhận khác nhau, vì vậy bạn không nên quá lo lắng. Theo một ý kiến cơ bản, những cơn co thắt sẽ đau hơn một chút với đau bụng kinh nguyệt. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau 2-3 ngày sau sinh, nhưng trong khoảng thời giam bạn rời bệnh viện, bạn cũng sẽ cảm nhận thấy những cơn đau này một cách rõ ràng.

Sản dịch là gì?

Đây là dịch tiết ra từ âm đạo xuất hiện sau khi sinh. Đó là một hỗn hợp giữa máu tiết ra từ dây rốn khi được bóc tách ra ngoài và những vết thương được hình thành khi màng trứng bóc bỏ vỏ, cộng với máu hình thành tại tử cung, cùng với dịch tiết và chất nhờn.

Sản dịch sẽ kéo dài bao lâu?

Trong 2-3 ngày sau sinh, sản dịch sẽ được tiết ra rất nhiều và chủ yếu là máu. Sau đó, khi tử cung và dạ con hồi lại, sự tiết dịch sẽ giảm dần và màu sắc sẽ thay đổi dần dần từ đỏ -> đỏ nâu -> vàng -> trắng, cuối cùng sẽ thành màu trong. Trong khi sản dịch sẽ rất khác biệt giữa mỗi người, sự tiết dịch âm đạo dường như trở thành trong suốt trong khoảng thời gian từ 3-5 tuần sau sinh.

Kiểm tra sản dịch của bạn

Sản dịch là một phong vủ biểu quan trọng của sự hồi lại của tử cung. Kiểm tra những sự thay đổi trong màu sắc và số lượng. Nếu bạn thấy lo lắng bất kỳ điều gì, ví dụ như nếu sản dịch màu đỏ tười tiếp tục tiết ra không ngừng, sản dịch có thể bất ngờ tăng lên sau khi đã giảm đi đáng kể, hoặc có một cục máu đông tiết ra ngoài, thì hãy tới gặp bác sỹ ngay lập tức.

Khi nào thì kinh nguyệt sẽ quay trở lại?

Trên thực tế, theo tính toán sau 4-5 tháng sau sinh kinh nguyệt sẽ trở lại, nhưng tùy theo cớ địa của từng người, vì vậy đó chỉ là một ý kiến cơ bản. Nguyệt san thường trở lại muộn hơn đối với người Mẹ vẫn đang cho con bú. Nhưng việc này cũng rất khác biệt và tùy thuộc vào từng cơ địa của mỗi người, và đôi khi nó sẽ quay trở lại ngay cả trong lúc bạn đang cho con bú, vì vậy không thể nói chính xác thời điểm trở lại của nguyệt san. Tuy nhiên trong một số trường hợp ngày rụng trứng vẫn xuất hiện không cần tới kỳ nguyệt san, vì vậy sẽ tốt hơn nếu bạn cẩn thận trong điều chỉnh việc sinh sản mặc dù kỳ nguyệt san vẫn chưa trở lại.

Chúng ta cần làm gì sau khi sinh?

Vừa mới hoàn thành nghĩa vụ lớn lao là việc sinh con, cơ thể người mẹ sẽ không quay trở lại như ban đầu ngay lập tức.

Đối với việc chăm sóc em bé sẽ kéo dài từ thời điểm đó trở đi, vì vậy hãy chú ý chăm sóc cơ thể của bạn và hãy thư giãn trong suốt quá trình sau sinh.

Cho tới lần kiểm tra đầu tiên sau 1 tháng, hãy thư giãn thật nhiều.

Mặc dù bạn thấy cơ thể mình đang lấy lại vóc dáng một cách nhanh chóng và cảm thấy tuyệt vời, hãy giới hạn cơ thể mình trong 1 tháng đầu tiên sau sinh để chăm sóc tốt em bé, và hãy thả lỏng cơ thể của bạn một cách thoải mái. Nếu bạn đang làm việc quá tải, nó sẽ có tác động vào thời gian lâu sau này. Sẽ là điều tuyệt vời nếu bạn có thể nhờ chồng bạn hoặc bố mẹ bạn giúp đỡ việc nhà. Tuy nhiên trong một số trường hợp bạn sẽ gặp rắc rối với chính những người xung quanh bạn và không nhận đc sự giúp đỡ nào, bạn sẽ cần đến các dịch vụ chăm sóc em bé ví dụ như dịch vụ tắm cho bé, v.v., như vậy người Mẹ có thể được nghỉ ngơi tại giường.

Việc quan hệ tình dục sau sinh sẽ như thế nào?

Trong lần tái khám lần đầu sau 1 tháng sau sinh, bác sỹ sẽ kiểm tra tổng thể như tử cung của bạn và vết khâu tần sinh môn đã trở lại bình thường hay chưa. Nếu bác sỹ kết luận rằng mọi thứ đều ổn, thì bạn có thể thoải mái quan hệ tình dục bình thường trở lại. Nhưng niêm mạc âm đạo vẫn rất dễ bị tổn thương, vì vậy hãy chú ý giữ vệ sinh, chăm sóc nhẹ nhàng, và thật thư giãn. Hãy sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ được khuyên dùng.

Tuy vậy, cơ thể người Mẹ sẽ cần một khoảng thời gian là 1 năm để lấy lại được hoàn toàn vóc dáng vốn có. Vượt qua những nhận định về những gánh nặng của người Mẹ, sẽ là điều tốt nhất nếu bạn có thể tránh việc mang thai tiếp theo trong thời gian quá gần. Nếu bạn còn băn khoăn, ví dụ như vẫn có những cơn đau xuất hiện, hãy liên lạc với bác sỹ riêng của bạn ngay.

Vết mổ tại xương chậu sẽ phục hồi như thế nào?

Xương chậu là một bộ phận nhạy cảm, vì vậy bạn sẽ rất quan tâm tới thời gian hoàn thành việc điều trị và cơn co thắt sẽ kéo dài bao lâu.

Vết mổ có hình dạnh như thế nào?

Đối với vết rạch tại tầng sinh môn và xương chậu, vết mổ sẽ được khâu lại ngay lập tức sau khi sinh. Đôi khi những vết khâu hòa tan được sử dụng, đó là những vết khâu không cần phải tháo bỏ. Nếu những vết khâu phải được tháo bỏ, thì việc đó sẽ được tiến hành vào trước ngày bạn rời bệnh viện. Việc tắm rửa sạch sẽ không làm toác vết mổ, vì vậy hãy thoải mái. Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiễm trùng vết mổ, v.v, điều đó sẽ gây rất nhiều rắc rối, vì vậy điều quan trọng là bạn nên sử dụng những chiếc khăn mềm mại, v.v, và giữ vệ sinh khu vực vết mổ.

Cơn co thắt sẽ kéo dài bao lâu?

Sự hổi phục diễn ra rất khác nhau tùy theo từng cơ địa, nhưng bình thường trong vòng 1 tuần sau khi rời bệnh viện bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, và trong khoảng 1 tháng, bạn sẽ không còn cảm thấy những cơn co thắt nữa.

Vết mổ tại tầng sinh môn có chiều hướng hồi phục nhanh hơn so với vết rạch rại xương chậu. Nếu bạn thấy các dấu hiệu của sự phù lên, cơn co thắt mạnh, hoặc một cảm giác khó chịu, hãy hỏi ý kiến của bác sỹ riêng của bạn.

Vết mổ đẻ của ca đẻ khó sẽ hồi phục như thế nào?

Đẻ mổ được coi là cuộc phẫu thuật đầu tiên đối với mọi người Mẹ.

Bạn sẽ quan tâm tới việc khâu lại vết mổ sau khi bụng bạn được cắt mở ra.

Hãy cùng tìm hiểu về vết mổ và những cơn co thắt.

Vết mổ đẻ trông như thế nào?

Dường như không có sự khác biệt giữa các bệnh viện trong việc điều trị vết mổ đẻ.

Cơn co thắt kéo dài bao lâu?

1-2 ngày sau khi phẫu thuật, cơn co thắt tại vết mổ và co thắt tại tử cung sẽ xuất hiện rất nhiều, vì vậy bạn sẽ cảm thấy rất đau đớn. Nếu cơn đau quá nhiều, hãy báo với bệnh viện phụ sản và trong một vài trường hợp họ sẽ tiêm thuốc giảm đau. Từ ngày thứ 3, hầu hết các bà Mẹ có thể di chuyển trong phòng giúp cho việc định hình lại vị trí của âm đạo. Có sự khác biệt lớn của thời gian các cơn co thắt giữa từng cơ địa mỗi người, nhưng trong vòng 2 tuần sau sinh những cơn co thắt chính sẽ qua đi, và bạn sẽ cảm thấy ngứa tại vùng vết mổ, hoặc những khi thời tiết thay đổi chúng sẽ gây ra cảm giác đau nhức.

Vêt mổ có để lại sẹo không?

Hình dạng khác nhau của vết mổ tùy thuộc hoàn toàn vào quá trình rạch phần bụng. Vết mổ dọc giúp tiết kiệm thời gian từ lúc bắt đầu mổ cho tới khi lấy thai nhi ra ngoài và cho bác sỹ một cái nhìn rộng mở, quan sát dễ hơn trong quá trình mổ. Nhưng hình dạng của vết mổ thường sẽ khác nhau, nhưng vết mổ ngang lại ít thấy hơn.

Tuy nhiên, đối với một số phụ nữ, vùng da xung quanh vết mổ có thể sẽ bị tấy đỏ và nhô ra ngoài (như sẹo lồi), vì vậy họ cần phải sử dụng những miếng gạc dán và kem đặc trị, v.v, để chữa trị. Vết sẹo sẽ tồn tại hay không đều phụ thuộc lớn vào cơ địa của bạn. Vì vậy sẽ là điều tốt đối với các bà mẹ quan tâm tới hình dạng vết mổ, bạn hãy tìm hiểu về phẫu thuật thẩm mỹ.

Học về các bài thể dục sau sinh

Khi bạn nghe thấy từ thể dục, bạn sẽ nghĩ ngay tới những bài tập nặng nhọc, nhưng bài thể dục sau sinh lại hoàn toàn khác biệt và rất thư giãn. Bạn có thể bắt đầu với những bước di chuyển đơn giản như cử động các ngón chân trong khi nằm, và tăng cường bài thể dục từng chút từng chút một.

Các bài thể dục sau sinh là gì?

Sau sinh là khoảng thời gian bạn thư giãn bản thân, vì vậy bạn nên nằm nghỉ nhiều nhất có thể. Nhưng nếu không hề di chuyển sẽ khiến quá trình hồi phục cơ thể kéo dài hơn. Đây là những thể dục mà bạn có thể thực hiện khi nằm trên giường, nhưng chúng đem lại rất nhiều lợi ích.

* Mục đích và phương pháp thực hiện các bài thể dục sau sinh rất khác biệt từ việc thiết kế cho tới lấy lại các chỉ số cơ thể.

Tập thể dục lấy lại các chỉ số cơ thể nên được hoàn thành sau khi cơ thể bạn đã hoàn toàn hội phục từ bên trong.

Các lợi ích của bài thể dục sau sinh là gì?

Bài thể dục sau sinh mang tới nhiều lợi ích khác nhau cho việc lấy lại vóc dáng của cơ thể sau sinh.

Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích cụ thể của bài thể dục sau sinh.

  1. Chúng giúp làm tăng sự bài tiết của sản dịch.
  2. Chúng giúp tái tạo các cơ đã bị mất trong quá trình mang thai và sinh nở.
  3. Chúng giúp bạn phục hồi nhanh chóng từ lúc thực hiện việc sinh nở.
  4. Chúng có thể giúp làm tăng cường quá trình sản xuất sữa Mẹ.
  5. Chúng giúp loại bỏ việc táo bón.
  6. Chúng giúp đảm bảo quá trình co thắt của tử cung và tái tạo xương chậu.
  7. Hoạt động cơ thể cũng giúp ích trong điều chỉnh cảm xúc của bạn.

Tôi nên bắt đầu vào lúc nào?

Nếu không có bất kỳ rắc rối nào xảy ra, bạn có thế bắt đầu ngay từ rất sớm sau sinh. Nhưng điều đó phụ thuộc vào phương pháp sinh nở và điều kiện cơ thể của người Mẹ, vì vậy hãy tham khảo ý kiến của bệnh viện phụ sản trước khi bạn bắt đầu.

Tác dụng phụ khi thực hiện bài thể dục sau sinh

Bài thể dục sau sinh mang tới rất nhiều lợi ích, vì vậy sẽ là điều tốt nếu bạn có thể thực hiện chúng, nhưng chúng không phải là việc mà bạn bắt buộc phải làm ngay. Nếu bạn cảm thấy không được khỏe và mệt mỏi, hãy dừng lại ngay khi cảm thấy quá sức bạn. Thêm vào đó, tốt hơn là bạn không nên thực hiện bài thể dục ngay sau bữa ăn hoặc khi bạn đang buồn ngủ. Bạn không nhất thiết phải tăng cường số lượng bài thể dục nếu bạn thấy chúng quá khó với bạn.

Một điều đơn giản mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện được là đi lại với một tư thế chuẩn. Sau sinh, bạn sẽ thường xuyên thấy uể oải khi phải chăm sóc em bé, và vùng bụng của bạn sẽ thường xuyên thấy không thoải mái trong mọi tư thế thư giãn. Điều tốt nhất bạn nên làm ngay là tái tạo vùng cơ lưng và bước cao. Nếu bạn thấy băn khoăn, dù chỉ một chút, hãy liên hệ với bệnh viện phụ sản của bạn.

  • Hồi phục sau sinh
  • Bài luyện tập
  • Tử cung
  • Sắp xếp thời gian sau sinh
  • Co tử cung sau sinh
  • Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh
  • Bầu ngực
  • Sản dịch sau sinh
  • Cơn đau sau sinh
  • Luyện tập sau sinh
  • Kinh nguyệt sau sinh

update : 19.09.2017

Thêm vào danh mục yêu thích  Xóa khỏi danh mục yêu thích

Danh mục yêu thích sử dụng dữ liệu tìm kiếm lưu trữ của trình duyệt . Nếu bạn đang sử dụng iPhone hoặc iPad, vui lòng tắt Chế độ Tìm kiếm cá nhân. Nếu bạn xóa dự liệu lưu trữ, những nội dung yêu thích cũng sẽ bị xóa.

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

  • Bobby Pants Sieutham M

    Tã quần Bobby Siêu khô thoáng đủ size

    Size : M

  • Bobby Pants Sieutham L

    Tã quần Bobby Siêu khô thoáng đủ size

    Size : L

  • Bobby Pants Sieutham XL

    Tã quần Bobby Siêu khô thoáng đủ size

    Size : XL

  • Bobby Pants Sieutham XXL

    Tã quần Bobby Siêu khô thoáng đủ size

    Size : XXL

  • Bobby Pants Sieutham XXXL

    Tã quần Bobby Siêu khô thoáng đủ size

    Size : XXXL

  • Tã dán Bobby / 3S

    Tã dán Bobby Siêu khô thoáng đủ size

    Size : 3S

  • Tã dán Bobby / XS

    Tã dán Bobby Siêu khô thoáng đủ size

    Size : XS

  • Tã dán Bobby / S

    Tã dán Bobby Siêu khô thoáng đủ size

    Size : S

  • Tã dán Bobby / M

    Tã dán Bobby Siêu khô thoáng đủ size

    Size : M

  • Tã dán Bobby / L

    Tã dán Bobby Siêu khô thoáng đủ size

    Size : L

  • Size trước
  • Size tiếp theo

Bí quyết cho mẹ liên quan

  • cơ thể mẹ

    Mẹ cần lưu ý tuần 24 đến 27

  • cơ thể mẹ

    Mẹ cần lưu ý tuần 32 đến 35

  • Hồi phục sau sinh-Bài 1 chăm sóc ngực sau sinh

    Hồi phục sau sinh-Bài 1 chăm sóc ngực sau sinh

    Thông tin về sự thay đổi ở cơ thể người mẹ, đặc bi...

  • cơ thể mẹ

    Phương pháp sinh

  • Đón bé chào đời-Bài 3 Vỡ ối

    Chuẩn bị đón bé chào đời - Vỡ ối

    Vỡ ối là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc chuẩn bị s...

  • cơ thể mẹ

    Mẹ cần lưu ý tuần 36 đến 39

  • Sức khỏe thai nhi tuần 36 đến 39

  • cơ thể mẹ

    Mẹ cần lưu ý tuần 0 đến 3

  • cơ thể mẹ

    Sức khỏe thai nhi tuần 4 đến 7

  • Thay đổi cơ thể mẹ tuần 24 đến 27

  • Trở về
  • Tiếp theo

Từ khóa » đẻ Thường Sau Bao Lâu Thì Hết Sản Dịch