Hội Thảo Khoa Học Chuyên Gia “Vấn đề Lũng đoạn Nhà Nước Và Chủ ...

Email E-office Thư viện ảnh English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tổng quan
    • Bộ máy tổ chức
    • Đảng và đoàn thể
  • Tin tức
    • Thông báo
    • Sự kiện sắp diễn ra
    • Sự kiện nổi bật
    • Tin ĐHQGHN
  • Người học
    • Tin tức - Thông báo
    • Lịch học - Lịch thi - Lịch bảo vệ
    • Học bổng - Giải thưởng
    • Nghiên cứu Khoa học
    • Trao đổi sinh viên
    • Giao lưu sinh viên
    • Văn bản liên quan người học
    • Kinh nghiệm học tập
    • Thông tin Luận văn - Luận án
  • Cựu SV
    • Thông tin Cựu sinh viên
    • Tin tức - sự kiện- thông báo
    • Chân dung Cựu sinh viên
    • Hồi ức Cựu sinh viên
    • Thông tin việc làm
    • Đăng ký hội viên
    • Thư ngỏ - Thư mời
  • Công khai trong CSGD
  • Đảm bảo chất lượng
    • Đảm bảo chất lượng
    • Khảo thí
  • Thực tập - Việc làm
    • Thông tin thực tập
    • Thông tin việc làm
  • Liên hệ
  • Đào tạo ĐH
    • Đào tạo Chính qui
    • Đào tạo Văn bằng kép
    • Đào tạo vừa làm, vừa học
    • Đào tạo Văn bằng 2
    • Chương trình đào tạo
    • Văn bản liên quan
  • Đào tạo SĐH
    • Đào tạo Thạc sĩ
    • Đào tạo Tiến sĩ
    • Chương trình đào tạo
    • Văn bản liên quan
  • Tuyển sinh
    • Tuyển sinh ĐH Chính quy năm 2024
    • Tuyển sinh Sau đại học
    • Tuyển sinh Văn bằng kép
    • Tuyển sinh Văn bằng 2
    • Tuyến sinh Hệ vừa làm, vừa học
    • Tuyển sinh Đào tạo Liên kết
  • NCKH
  • Hợp tác phát triển
    • Đối tác trong nước
    • Đối tác nước ngoài
    • Hoạt động hợp tác
    • Văn bản biểu mẫu
  • Học liệu số
  • TTHC 1 cửa
    • Hệ thống hỗ trợ hành chính một cửa
    • Hướng dẫn sử dụng Hệ thống
    • Lấy lại tài khoản VNU Email
  • Hội thảo
  • Trang tin
  • Sự kiện sắp diễn ra
  • Sự kiện nổi bật
  • Tin, ảnh hoạt động
  • Tin ĐHQGHN
Tin mới
  • Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Các mô hình và kỹ thuật soạn thảo luật trên thế giới và ở Việt Nam”
  • Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội tiên phong xây dựng Bộ nguyên tắc và một số hướng dẫn về trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm ở Việt Nam
  • Trường Đại học Luật, ĐHQGHN tiếp và làm việc với đại diện Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD)
  • Hội thảo “Góp ý dự thảo bộ nguyên tắc và một số hướng dẫn về trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm ở Việt Nam”
  • Họp Hội đồng trường nghiệm kỳ 2024 – 2029 (Phiên họp thứ nhất)
Hội thảo khoa học chuyên gia “Vấn đề lũng đoạn nhà nước và chủ nghĩa tư bản thân hữu trong phòng, chống tham nhũng”
Cập nhật lúc 14:39, 28/07/2021 (GMT+7)

Ngày 28/7/2021, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tổ chức Hội thảo chuyên gia với chủ đề “Vấn đề lũng đoạn nhà nước và chủ nghĩa tư bản thân hữu trong phòng, chống tham nhũng” bằng hình thức trực tuyến.

Toàn cảnh Hội thảo trực tuyến qua Zoom

Tham dự Hội thảo, về phía Khoa Luật, ĐHQGHN có PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh - Chủ nhiệm Khoa, PGS.TS. Vũ Công Giao - Chủ nhiệm Bộ môn Luật Hiến pháp - Luật Hành chính, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhiệm Bộ môn Lý luận Lịch sử nhà nước và Pháp luật. Ngoài ra, Hội thảo còn nhận được sự quan tâm và tham gia của gần 220 đại biểu trên nền tảng Zoom Cloud Meeting.

PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh cho biết dưới góc độ lý luận, “chủ nghĩa tư bản thân hữu” có quan hệ mật thiết với vấn đề “lũng đoạn nhà nước”, là những thuật ngữ chỉ tình trạng bộ máy nhà nước bị khống chế/thao túng bởi những nhóm lợi ích bao gồm các doanh nhân và quan chức chính quyền. Đây được xem là một dạng thức tham nhũng mới, có thể xảy ra ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển. Là một nội dung trong chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị Nhà nước và Phòng, chống tham nhũng, Khoa Luật đã tổ chức Hội thảo này với mục đích tạo cơ hội cho các chuyên gia, nhà khoa học, sinh viên tìm hiểu, trao đổi làm sâu sắc kiến thức, tăng sự hiểu biết về vấn đề lũng đoạn nhà nước và chủ nghĩa tư bản thân hữu trong phòng, chống tham nhũng. Những kiến thức, thông tin mà các chuyên gia, các quý vị đại biểu chia sẻ và thảo luận trong buổi Hi thảo ngày hôm nay sẽ là tài liệu quý giá cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, trực tiếp là Chương trình Thạc sĩ luật học chuyên ngành Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng của Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội.

Hội thảo diễn ra với sự chủ trì của PGS.TS. Chu Hồng Thanh (Phiên 1) và PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh (Phiên 2).

PGS.TS. Chu Hồng Thanh chủ trì Phiên 1

Mở đầu Phiên 1 của Hội thảo là tham luận “Vấn đề lũng đoạn nhà nước: Những vấn đề lý luận và bài học từ một số quốc gia trên thế giới” do TS. Bùi Hải Thiêm (Viện nghiên cứu Lập pháp) và TS. Bùi Tiến Đạt (Khoa Luật, ĐHQGHN) trình bày. Tại phần trình bày của mình, diễn giả đã đưa ra khái niệm chung về “Lũng đoạn nhà nước”, “Tham nhũng lớn”, “Chính sách/luật phục vụ nhóm lợi ích”. Ngoài ra, diễn giả cũng đưa ra các khuyến nghị về định hướng lớn cho cải cách như: Trong xây dựng thể chế luật pháp hệ thống và quy tắc) cùng các biện pháp chính trị cần tính đến cách thức quyền lực và lợi ích tác động đến việc thực hiện cải cách; Đưa ra các chỉ dẫn để nâng cao hiểu biết về cấu trúc thực tiễn chính trị ảnh hưởng tới sự độc lập và trách nhiệm giải trình của hệ thống tư pháp và nghị viện; Kết nối tư cách thành viên EU với chính yêu cầu về quá trình cải cách hơn là chỉ tập trung vào kết quả định lượng đạt được; Khuyến khích việc ban hành các cơ chế thực thi luật chống tham nhũng và ngăn ngừa các chính sách/luật được định hướng. Cùng với đó là các khuyến nghị về đội ngũ công chức và khuyến nghị về các cơ chế tham gia, hợp tác của người dân và xã hội.

Tham luận về “Lũng đoạn nhà nước và vai trò của Hiến pháp” do GS.TS. Nguyễn Đăng Dung trình bày cho biết Lũng đoạn nhà nước là lũng đoạn chính trị. Bên cạnh việc những điểm chung, việc phòng, chống lũng đoạn, có những đặc điểm riêng, được quy định trong Hiến pháp của các quốc gia với sự phân quyền và cơ chế “kìm chế và đối trọng”. Đó là vắc xin phòng, chống tham nhũng của các nhà nước hiện đại. Sau một thời gian không thừa nhận, Hiến pháp 1992 sửa đổi 2001, tiếp theo Hiến pháp 2013 đã từng bước thừa nhận những hạt nhân hợp lý của học thuyết phân quyền, bằng quy định phân công, phân nhiệm, kiểm soát quyền lực nhà nước, và trách nhiệm phản biện của Mặt trận Tổ quốc đối với các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Tại Phiên 1 của Hội thảo, các đại biểu cũng được nghe các tham luận “Vấn đề lũng đoạn nhà nước: một số nguy cơ cần nhận diện” của TS. Nguyễn Quốc Văn (Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra) và tham luận “Những thách thức và yêu cầu đặc biệt với việc phòng, chống lũng đoạn nhà nước: Một số phân tích và liên hệ với Việt Nam” của PGS.TS. Vũ Công Giao (Khoa Luật - ĐHQGHN)

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh chủ trì Phiên 2

Phiên 2 của Hội thảo, đại biểu được nghe các tham luận “Từ thân hữu đến lũng đoạn” của TS. Nguyễn Sĩ Dũng (Văn phòng Quốc hội); “Quy luật “hòn tuyết lăn” chủ nghĩa tư bản thân hữu, vài hàm ý chính sách” của GS.TS. Trần Ngọc Thơ (Trường ĐH Kinh tế Tp. HCM); “Lợi ích nhóm”, “tham nhũng chính sách” và xây dựng cơ chế phòng, chống “lợi ích nhóm”, “tham nhũng chính sách” ở Việt Nam của TS. Phạm Thế Lực (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh); “Phòng, chống tham nhũng chính sách ở Việt Nam” của PGS.TS. Phạm Quý Thọ (chuyên gia chính sách công, nguyên Trưởng khoa Chính sách công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Trong tham luận “Từ thân hữu đến lũng đoạn”, TS. Nguyễn Sĩ Dũng đã chia sẻ khái niệm và hệ luỵ về chủ nghĩa tư bản thân hữu, khái niệm và hệ luỵ của lũng đoạn nhà nước, chuyển hoá giữa chủ nghĩa tư bản thân hữu và lũng đoạn nhà nước, khái quát tình hình ở Việt Nam. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp như: Nâng cao nhận thức về chủ nghĩa tư bản thân hữu và đặc biệt là về lũng đoạn nhà nước; Minh bạch quy trình ban thành chính sách công; Nâng cao trách nhiệm giải trình; Xác lập đạo đức công vụ; Sớm nghiên cứu ban hành luật về vận động hành lang. Tổng kết tham luận của mình, TS cho rằng văn hoá duy tình, coi trọng quan hệ là nền tảng thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản thân hữu phát sinh, văn hoá gia đình chủ nghĩa, quan hệ thân tộc là nền tảng thuận lợi cho cả chủ nghĩa tư bản thân hữu lẫn lũng đoạn nhà nước, chủ nghĩa tư bản thân hữu dễ dẫn đến lũng đoạn nhà nước và muốn phát triển nhanh, bền vững và công bằng phải chống được chủ nghĩa tư bản thân hữu và lũng đoạn nhà nước.

Phiên thảo luận của Hội thảo đã nhận được nhiều quan tâm của các đại biểu. Đã có rất nhiều câu hỏi được gửi tới các diễn giả của Hội thảo như: Tại sao nói chủ nghĩa tư bản thân hữu mà không nói là chủ nghĩa thân hữu? Chủ thể lũng đoạn nhà nước có thể là cơ quan, cán bộ công chức không? Ở Việt Nam có các doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn nhà nước mà nếu chỉ chú ý đến tư bản tư nhân thì sẽ vẫn rất khó. Có cách nào luật hóa được việc tiếp thu các phản biện từ các tổ chức như Mặt trận tổ quốc, các tổ chức và các cá nhân không? Các dấu hiệu nhận biết 1 chủ thể kinh tế thuộc tư bản thân hữu? Cùng 1 thể chế chính trị thì bài học từ Trung Quốc có thể rút ra cho Việt Nam là gì? Giải pháp nào hiệu quả nhất trong đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản thân hữu và lũng đoạn nhà nước ở Việt Nam hiện nay?

Tổng kết Hội thảo, đại diện Ban tổ chức, PGS.TS. Vũ Công Giao gửi lời cám ơn tới tất cả các tác giả, diễn giả, các đại biểu đã gửi bài viết, bài trình bày và cùng thảo luận các vấn đề trong Hội thảo ngày hôm nay. Ban tổ chức đã tiếp nhận và đưa vào kỷ yếu hơn 10 bài viết, tham luận của nhiều nhà khoa học đến từ các cơ quan nhà nước và các cơ sở đào tạo và nghiên cứu. Đây sẽ là nguồn tài liệu nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu tại Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các chính sách, văn bản pháp luật nhằm hoàn thiện khung thể chế, pháp luật Việt Nam.

Minh Giang
Facebook Twitter Google Gmail Y! Mail ZingMe Addthis
Bài viết khác:
  • Niềm vui ngày gặp mặt cựu sinh viên, học viên Khoa Luật năm 2015
  • Danh sách thí sinh đạt ngưỡng điểm xét tuyển đầu vào Khoa Luật - ĐHQGHN 2015
  • ĐHQGHN tiên phong trong đổi mới giáo dục đại học
  • Chương trình tình nguyện “Bạn ấm – Tôi ấm” – Lưu luyến một chuyến đi
  • Đoàn đại diện Khoa Luật thăm và làm việc với các trường đại học tại Australia
  • Lễ chào mừng Hiến chương nhà giáo Việt Nam và lời tri ân tới các thế hệ Giảng viên, CBVC Khoa Luật
  • Tập huấn với chủ đề “Giảng dạy lồng ghép quyền con người trong các môn học ngành Luật”
  • Hội trại chào K59 - 2014
  • Triển lãm Khoa Luật trong tôi 2014
  • Lễ trao học bổng Quỹ học bổng ngân hàng Ngoại hối (KEB) 2014
Bản quyền © bởi Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Địa chỉ: Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội Tel: (04) 3754 7787 - Fax: (04) 3754 7081

Từ khóa » Chủ Nghĩa Tư Bản Lũng đoạn Nhà Nước Là Gì