Hội Văn Học Nghệ Thuật Đồng Nai
Có thể bạn quan tâm
Đất Đồng Nai trong suốt hơn 300 năm hình thành và phát triển, cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa, văn chương nghệ thuật cũng hình thành và phát triển, đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Đồng Nai là quê mẹ cũng là nơi sinh ra, quê hương của danh nhân văn hóa Trịnh Hoài Đức - Ngôi sao sáng nhất trong Gia Định tam gia. Đồng Nai là nơi nuôi dưỡng thành tài Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - con rồng vàng thơ phú văn chương của Nam Bộ thời cuối trung đại. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chiến khu Đ - Đông Nam Bộ - Biên Hòa nổi danh Chỉ huy trưởng quân sự Huỳnh Văn Nghệ với “tay gươm tay bút tài hoa” - nhà thơ nổi tiếng của miền Đông Nam bộ với những tác phẩm thơ thấm đẫm lòng yêu nước, chí căm thù giặc, thôi thúc kêu gọi lên đường kháng chiến cứu nước cứu nhà.
Bài viết này xin giới hạn tìm hiểu, thống kê lực lượng thơ Đồng Nai từ khi Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai được thành lập (22-12-1979), tức là 40 năm qua. Chắc chắn sẽ còn nhiều sơ lược, thiếu sót, mong được bạn đọc lượng thứ.
1.Về lực lượng
Có thể chia làm hai giai đoạn phát triển lực lượng, đó là từ năm 1979 đến năm 2000 và từ năm 2000 đến năm 2020.
* Từ năm 1979 đến năm 2000
Ngày 22 tháng 12 năm 1979, Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai được thành lập quy tụ các cây bút sáng tác văn chương, nghệ thuật trên đất Đồng Nai (bao gồm cả Bà Rịa- Vũng Tàu bây giờ). Lực lượng đông đảo nhất là từ hai nguồn lực lượng vũ trang và ngành giáo dục.Về thơ, những người buổi đầu tiên tham gia xây dựng Hội là các cây bút: Hoàng Trung Thủy, Vũ Xuân Hương, Thanh Dạ, Lương Tuấn, Phạm Minh Hà, Bùi Ngọc Phúc, La Hồng Sơn, Trần Trung Phụng, Phan Từ Đăng (Lê Đăng Kháng), Hoàng Đình Nguyễn, Đào Trọng Thử, Trần Ngọc Vinh,.. Thời gian này nổi bật là nhà thơ Hoàng Trung Thủy, công tác tại Sở Giáo dục Đồng Nai, tốt nghiệpLớp bồi dưỡng Năng khiếu sáng tác Khóa VI (1969- 1971) Hội Nhà văn Việt Nam. Ngay từ những năm 1968 - 1969 khi đang là giáo viên ở Nam Định, ông đã là cây bút trẻ khá nổi tiếng, được giới thiệu các chùm thơ trên tạp chí Tác phẩm mới, được in chung với các cây bút trẻ trong tập Sức mới mà nhà thơ Xuân Diệu và nhà thơ Chế Lan Viên hồi đó rất chăm chút. Vào Đồng Nai từ năm 1976 đến năm 1981, nhà thơ Hoàng Trung Thủy tham gia thành lập Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai, là Ủy viên BCH Hội, phụ trách mảng Thơ. Ông có công lao trong thời gian đầu thành lập Hội, phát hiện các cây bút thơ có triển vọng,tham gia chọn và biên tập những số đầu Văn nghệ Đồng Nai thử nghiệm lúc đó ở dạng tạp chí (từ tháng 12/ 1979 đến 7/1980).
Nhà thơ Đàm Chu Văn phát biểu tại Đại hội Liên chi Hội Nhà văn Việt Nam Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ - tháng 10/2020 (ảnh TTH)
Từ tháng 8/1980 báo Văn Nghệ Đồng Nai chính thức ra đời do nhà văn Hoàng Văn Bổn là Tổng biên tập.
Đặc biệt trong thời gian này có một vị lãnh đạo tỉnh rất yêu thơ, hay sáng tác thơ, tham gia và chăm chút giúp đỡ Hội Văn Nghệ Đồng Nai rất nhiều trong buổi đầu thành lập là đồng chí Hoàng Vĩnh Phú, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo TU Đồng Nai thời gian 1976- 1985. Các tập sáng tác của Hội Văn Nghệ Đồng Nai buổi đầu đều có tác phẩm thơ của ông.
Năm 1982, Hội Văn Nghệ Đồng Nai kết nạp thêm các cây bút thơ: Hải Ba, Đàm Chu Văn, Lê Thanh Xuân, Nhật Tú,…
Sau năm 1982, tiếp tục các cây bút thơ xuất hiện và được kết nạp vào Hội là: Cao Xuân Sơn, Phạm Thanh Quang, Thân Viễn Xa, Nguyễn Quang Vinh, Lê Tuấn Đạt, Lê Thiên Minh Khoa, Đào Thanh Chương, Nguyễn Đăng Hà, Nai Ngọc, Nguyễn Minh Châu,v,v..
Năm 1987, nhà thơ Xuân Sách về công tác ở Hội Văn nghệ Đồng Nai (ông là Thư ký Tòa soạn báo Văn nghệ Đồng Nai). Nhà thơ Xuân Sách đã có rất nhiều đóng góp trong xây dựng lực lượng thơ Đồng Nai những năm này với vai trò của người phát hiện, bồi dưỡng, khẳng định.
Thời gian này, các nhà thơ nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,..rất tích cực cộng tác với Hội như: Chế Lan Viên, Diệp Minh Tuyền, Chim Trắng, Hoài Anh, Nguyễn Duy, Văn Lê, Trần Mạnh Hảo, Hoài Vũ, Trần Nhật Thu, Bùi Việt Phong… Nhiều người gửi đăng ở báo Văn nghệ Đồng Nai những tác phẩm xuất sắc.
Năm 1985, Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai tổ chức cuộc thi Văn học Nghệ thuật kỷ niệm 10 năm giải phóng miền Nam, giải phóng tỉnh Đồng Nai (1975- 1985). Nhà thơ Vũ Xuân Hương lúc đó là giảng viên khoa Ngữ Văn, Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai (nay là Đại học Đồng Nai) đoạt giải Nhất với bài thơ dài Người mẹ miền Đông.
Năm 1984, Nhà xuất bản Đồng Nai xuất bản tập thơ đầu tiên Tình yêu mùa gặt in chung 3 tác giả Đồng Nai: Hoàng Trung Thủy, Phạm Minh Hà, Thanh Dạ. Mỗi tác giả được in từ 13 đến 15 bài vào tập. Trong số này, ngoài thành tựu thơ của Hoàng Trung Thủy đã được khẳng định thì Phạm Minh Hà có tác phẩm thơ Làng Tung được chọn là 1 trong 10 bài thơ hay nhất trên báo Nhân dân năm 1978. Thanh Dạ được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc bài thơ Đồng Nai mùa sầu riêng thành bài hát nổi tiếng của tỉnh trong những năm đó.Năm 1985, Nhà xuất bản Đồng Nai tiếp tục xuất bản tập thơ Nắng ấm phù sa in chung 3 tác giả Đồng Nai nữa là: Vũ Xuân Hương, Đàm Chu Văn, Phan Từ Đăng. Ba tác giả này lúc đó đềuđã có thơ in trên các báo Trung ương và khu vực.
Từnăm 1990, đội ngũ làm thơ ở Đồng Nai tiếp tục xuất hiện những gương mặt mới, bên cạnh những cây bút xuất hiện trước đó đã có những bước trưởng thành. Từ năm 1994 cây bút thơ Trần Ngọc Tuấn chuyển công tác về Đồng Nai, tham gia sinh hoạt Hội, anh đã góp một tiếng thơ ấn tượng, là một trong những gương mặt tích cực trên trang Văn nghệ Đồng Nai. Năm 1995, Trần Ngọc Tuấn đoạt Giải chính thức về thơ Giải Văn học Tuổi xanh của báo Tiền phong.
Trên trang thơ tạp chí Văn nghệ Đồng Nai thời gian nàygóp mặt tích cực của các cây bút như: Vũ Xuân Hương, Cao Xuân Sơn, Đàm Chu Văn, Hải Ba, Trương Nam Hương, Lương Định, Phạm Minh Hà, Phạm Thanh Quang, Lê Thanh Xuân, Đỗ Minh Dương, Tạ Tiến, Phan Từ Đăng, Trần Ngọc Tuấn, Phương Hà, Hòang Đình Nguyễn, Vũ Đức Hậu, Phan Quang Hợp, Đào Trọng Thử, Ngọc Thùy Giang, Dương Đức Khánh, Nguyễn Thị Khánh, Lê Tuấn Đạt, Nguyễn Hoài Nhơn, Thân Viễn Xa, Đào Thanh Chương,..
Có 3 nhà thơ còn sáng tác mảng thơ cho thiếu nhi là Vũ Xuân Hương,Lê Thanh Xuân, Đàm Chu Văn. Năm 1984, tập thơ viết cho thiếu nhi đầu tiên ở Đồng Nai được xuất bản là tập Cây chăm làm của Nguyễn Văn Chương và Vũ Xuân Hương (NXB Đồng Nai).
Năm 1996, tại cuộc thi Thơ năm 1995 - 1996 của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nhà thơ Đàm Chu Văn đạt giải Tư với bài thơ Bà mẹ anh hùng.
Năm 1998, kỷ niệm 300 năm hình thành và phát triển Biên Hòa- Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai tổ chức Cuộc thi văn học nghệ thuật. Giải Nhì về thơ (không có giải Nhất) được trao cho tác giả Đàm Chu Văn với chùm thơ Khúc hát người mở cõi.Năm 1998, hội viên thơ đầu tiên ở Đồng Nai được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Namlà nhà thơ Đàm Chu Văn.
Năm 2000, nhà thơ Vũ Xuân Hương đoạt Giải Ba Cuộc thi thơ (1999- 2000) của tạp chí Văn nghệ Quân đội chủ đề “Hướng tới giao thừa Thiên niên kỷ” với trích đoạn thơ “Vĩ khúc Tháng Tư”.
*Từ năm 2000 đến nay
Từ năm 2000 tiếp tục xuất hiện những cây bút mới trẻ, triển vọng, sung sức: Nguyễn Đức Phước, Nguyễn Hiếu, Phan Danh Hiếu, Đào Nguyên Thảo, Hạnh Vân,..
Đặc biệt 10 năm hoạt động của vườn ươm Dưới mái trường của nhà văn Khôi Vũ và 10 năm hoạt động của Trại sáng tác văn chương lứa tuổi học trò Nhà Thiếu nhi Đồng Nai đã phát hiện, ươm mầm, bồi dưỡng, dìu dắt được các lớp các em rất trẻ có năng khiếu và tình yêu văn chương. Nhiều em đã đoạt các giải thưởng Triển vọng của báo Thiếu niên Tiền phong và Hội đồng Đội Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nhiều em sau này đã có những sáng tác đăng trên các báo, tạp chí văn học Trung ương và địa phương. Các em này là nguồn lực rất quan trọng gia nhập lực lượng sáng tác văn chương của Hội.
Năm 2002, nhà thơ Lê Thanh Xuân đạt giải C Cuộc thi thơ báo Văn nghệ.
Năm 2005, nhà thơ Nguyễn Đức Phước đoạt Giải Chính thức và tác giả Nguyễn Hoài Nhơn đoạt giải khuyến khích Cuộc thi thơ Bác Hồ của chúng ta do báo Văn nghệ tổ chức.
Năm 2007, nhà thơ Nguyễn Đức Phước đoạt Giải Tư Cuộc thi thơ Tình (năm 2005- 2007) do báo Văn nghệ tổ chức.
Năm 2008, Hội VHNT Đồng Nai tổ chức cuộc thi VHNT kỷ niệm 310 năm Biên Hòa - Đồng Nai, người được giải cao nhất cuộc thi là các tác giả Lê Liên, Đào Nguyên Thảo.
Năm 2012, Hội VHNT Đồng Nai tổ chức cuộc thi thơ Tình yêu Tổ Quốc, cây bút trẻ Hạnh Vân đạt giải Nhất
Năm 2010, nhà thơ Đàm Chu Văn đoạt giải Nhì Cuộc thi thơ báo Gia đình Xã hội.
Năm 2014, Giải thưởng Văn học Nghệ thuật 5 năm (2009- 2014) của Bộ Quốc phòng trao cho tác giả Đồng Nai là nhà thơ Đàm Chu Văn, giải C về thơ.
Năm 2018, nhà thơ Đàm Chu Văn được trao Giải C về thơ Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật về chủ đề Học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (đợt 1, năm 2018) của Ban Chỉ đạo Trung ương.
Năm 2018, cuộc thi thơ tạp chí Nhà văn và Tác phẩm trao giải Tư cho nhà thơ Đỗ Minh Dương.
Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Trịnh Hoài Đức của tỉnh từ năm 2000 đã tổ chức được 4 kỳ trao giải. Về thơ, những người được giải cao nhất qua các kỳ là: Đàm Chu Văn, Phạm Thanh Quang, Lê Thanh Xuân, Hạnh Vân.
Có thể khẳng định đội ngũ thơ Đồng Nai thuộc nhiều lứa tuổi, thế hệ, trong đó đông đảo là thế hệ xuất hiện và thành danh sau năm 1975. Nhiều gương mặt trưởng thành, có phong cách riêng, giọng điệu riêng, đạt được những thành tựu đáng kể, là những gương mặt tiêu biểu của vùng đất.
Đội ngũ những cây bút trẻ khá đông, có những cây bút đã tạo ra đường nét, vóc dáng, nhiều triển vọng.
2. Những đóng góp của thơ Đồng Nai
* Về nội dung
Trong 40 năm qua, các tác giả thơ Đồng Nai đã xuất bản hàng trăm tập thơ. Tác giả duy nhất xuất bản trường ca là nhà thơ Vũ Xuân Hương hồi ông còn công tác ở Đồng Nai (1977- 1997). Đó là trường ca Dòng sông mở đất viết về mảnh đất Đồng Nai, con người Đồng Nai, cội nguồn mở đất và sự nghiệp đấu tranh yêu nước và cách mạng. Đây là trường ca có chất lượng, có đóng góp nhất định vào nền văn học nghệ thuật của tỉnh.
Thơ Đồng Nai giai đọan đầu (1975- 2000) nội dung thấm đượm tình yêu Tổ quốc, quê hương, ca ngợi cái Đẹp, sự dũng cảm, hy sinh vì nghĩa lớn, nhận thức sâu sắc ý thức, trách nhiệm công dân, tình cảm cao thượng, trong sáng, nhân ái, nhân văn.
Giai đọan sau cùng với sự trưởng thành của nhiều tác giả, thơ Đồng Nai đã ngày càng đằm sâu hơn,cùng hướng về cái Đẹp, cái Cao cả, nêu cao ý thức chính trị, ý thức công dânvà tiếp cận mọi ngõ ngách của tâm trạng, tình cảm, đối tượng, với cái nhìn lành mạnh, nội dung phong phú và biên độ rộng mở hơn.
* Về nghệ thuật
Thơ Đồng Nai tương đối đa thanh đa sắc, cùng với thời gian có sự trưởng thành về nghệ thuật biểu hiện. Phần nhiều các cây bút vẫn sáng tác theo nghệ thuật thơ truyền thống. Một số cây bút đã có những tìm tòi đổi mới trong ngôn ngữ, cấu tứ, thi liệu, tự làm mới mình và đã có những thành công nhất định. Thơ Đồng Nai có một vị trí nhất định, đáng kể trong nền thơ ca cả nước hiện nay.
ĐÀM CHU VĂN
Từ khóa » Thứ Nhất Nuôi Cá Thứ Nhì Gá Bạc
-
Thứ Nhất Thả Cá, Thứ Nhì Gá Bạc. Câu Này được Hiểu - 123doc
-
Thành Ngữ – Tục Ngữ: Thứ Nhất Thả Cá, Thứ Nhì Gá Bạc | Ca Dao Mẹ
-
Từ Thứ Nhất Thả Cá, Thứ Nhì Gá Bạc Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Về Vấn đề Giải Nghĩa Tục Ngữ :: Suy Ngẫm & Tự Vấn
-
Làng Yên Sở, Hoàng Mai – Nhất Thả Cá, Nhì Gá Bạc
-
Thứ Nhất Thả Cá... - Dân Việt
-
Nghề Nuôi - đôi điều Suy Ngẫm - Cùng Nông Dân Hội Nhập - Làm Giàu
-
Thứ Nhất Thả Cá, Thứ Nhì Gá Bạc - Cộng đồng Tri Thức & Giáo Dục
-
Tại Sao Một Số Thành Ngữ Tục Ngữ Lại Khó Hiểu
-
Nghề Nuôi Cá Chiên Lồng Trên Sông - Tép Bạc
-
ĐỂ ĐỌC HIỂU TỤC NGỮ | Văn Việt
-
Sao Không Dạy Tục Ngữ Cho Học Sinh Tiểu Học?
-
Bắt Cá Hai Tay Có Phải Nói Về Việc Bắt Cá(sống)