Thứ Nhất Thả Cá, Thứ Nhì Gá Bạc. Câu Này được Hiểu - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Luận Văn - Báo Cáo >
- Khoa học xã hội >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 159 trang )
- Khơng có gì là nhất định một mực, một mặt [10, 19, tr. 15, 19]. -Lời tự an ủi hoặc an ủi những người túng thiếu [46, tr. 08]. Cùngcấu trúc, có từ phủ định với hai câu trên, chúng ta còn có một số câu nữa nhưng chỉ hiểu có một nghĩa. Thí dụ : Ai vác dùi đục đi hỏi vợ trong các thủ tục cưới hỏi thì cần tếnhị, lịch sự; Của ngon ai để chợ trưa những thứ xấu mới khơng có người với đến; Của ngon đưa đến tận miệng ai từ cơ hội, vận may đến thì ai lại khơng mừng, không thể từchối; Ai đâu thương kẻ ngu si, ai đâu cho đứa nằm lì mà ăn khó chấp nhận những kẻ dốt nát, lường biếng; Ai gây với hủi không nên tiếp xúc với bệnh phong – quan niệm xưa;Chẳng ai chịu là cha kẻ cướp không ai nhận người xấu có quan hệ với mình; Ai biết chỗ ma ăn cỗ không ai biết được việc làm vụng trộm của người xấu mà không để lại dấu vết;Chẳng ai nắm tay đến tối, chẳng ai gối tay tới sáng khơng ai có thể giữ gìn cho cuộc sống mình được lâu dài mãi được; Ai nhận chỉnh mắm thối chẳng ai muốn nhận về mình cái dở,cái xấu;... Các câu trên đều ở thể phủ định vì có từ phủ định : ai, ai đâu, chẳng,... Vậy dùng thể phủ định có tác dụng gì? Có hiệu quả là nhằm khẳng định một cách mạnh mẽ hơn sovới thể khẳng định. Thường thì câu trả lời là “khơng ai có thể”. Chính câu trả lời này là để thuyết phục người nghe phải tự khẳng định làm khơng làm và do đó có hiệu lực hơn là sựkhẳng định về một phía người nói. Từ cách hiểu như vậy đối với những câu ở thể phủ định, chúng tôi chọn cách hiểu thứnhất đối với câu “Ai đội đá mà sống ở đời” và “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. Bởi vì hai câu này có tự phủ định “ai” như một câu hỏi để khẳng định và thường thì câu trả lời là “Khôngai đội đá mà sống sống ở đời”, “Không ai giàu ba họ, khơng ai khó ba đời”. Trên đây là hai kiểu kết cấu câu trong TN mà qua tìm hiểu một số câu chúng tơi thấycó nhiều cách hiểu. Kết cấu so sánh có thể nói là quan trọng, phổ biến; còn kết cấu phủ định thì ngược lại, ít phổ biến hơn. Điều này chứng tỏ những câu TN có nhiều cách hiểu có thểxuất hiện ở các loại câu có kết cấu khác nhau.
3.2.3. Sự tương hợp giữa các đối tượng
Trở lên là sự xác định một vài dạng kết cấu trong câu TN để hiểu nghĩa. Tiếp theo, chúng tơi sẽ tìm hiểu, lựa chọn, đề xuất quan hệ giữa các đối tượng được đề cập. Nghĩa làcác đối tượng trong câu có thể có nhiều quan hệ với nhau, nhưng chúng tơi chỉ chọn quan hệ nào mình cho là hợp lí, đúng đắn. Sau đây là một số trường hợp:1. Thứ nhất thả cá, thứ nhì gá bạc. Câu này được hiểu:
- Một kinh nghiệm làm giàu: đào ao thả cá tuy ít vốn nhưng lời nhiều nghề lươngthiện, còn gá bạc chứa bạc thì dễ thu được nhiều tiền nghề bất lương [2, 46, tr. 590, 303].- Một kinh nghiệm làm giàu: thả cá mang lại nhiều lợi, gá bạc thu lắm tiền nhưng lànghề bất lương [10, tr. 565]. Chúng tôi thấy cách hiểu thứ nhất là chưa hợp lí. Đã là lời khun về kinh nghiệmlàm ăn thì hiếm khi ông cha ta lại phân loại, so sánh và sắp xếp giữa “thả cá” nghề lương thiện với “ gá bạc” nghề bất lương được. Vậy sự hợp lí ở đây là gì? Chúng tơi cho rằng ởđây tác giả ghi không sai từ ngữ nhưng lại hiểu sai từ ngữ do hiện tượng đồng âm đa nghĩa. “Thả cá” trong câu này là tiếng của nghề cờ bạc, cá cược. Nghĩa là trong một độ chọi gà haycá lia thia, đá dế,... sau khi xem xét kĩ con mồi rồi, những ai cho rằng con vật của mình chọn sẽ thắng, bèn thách mọi người bắt số tiền cá của mình. Hiểu từ “thả cá” như vậy thì nó mớiđi liền, tương hợp với “gá bạc”. Hiện nay, từ tương đương với “thả cá” và sử dụng phổ biếnhơn là “bắt cá”, “thách cá”,... 2. Ăn lúc đói, nói lúc say. Câu này được hiểu:- Thời điểm dễ bộc lộ bản chất thật sự, vốn có: hiền ra hiền, dữ ra dữ,... [2, 10, tr. 77,33]. -Chế người say hay nói nhiều [46, tr. 17]. Hai cách hiểu trên là có cơ sở vì chúng ta có thể chứng thực ở bản thân và ở nhiềungười khác. Theo chúng tơi có thể hiểu câu TN theo một hướng khác nữa. Câu này gồm 2 vế, mỗi vế có thể thêm từ “thì” và vế này làm tiền đề cho vế kia: Ăn thì lúc đói, nói thìlúc say. Ở vế thứ nhất có nghĩa là ăn thì ngon miệng nhất là lúc đói. Vậy lấy điều này làm tiền đề và tương hợp với “nói lúc say” phải là: nói sướng miệng nhất là lúc say. Đây là trạngthái để có được, để thể hiện sự thích thú, hưng phấn,...3. Lội bùn lấm chơn, vọc sơn phù mặt
- Làm việc nguy hại thì hứng lấy sự nguy hại [10, 19, tr. 410, 146]. -Lường biếng, làm gì cũng sợ khó đến thân [2, 46, tr. 833, 181]. Chúng ta thấy câu TN gồm hai vế, mỗi vế có thể thêm từ “thì” Lội bùn thì lấm chơn,vọc sơn thì phù mặt. Vậy quan hệ giữa các vế, các đối tượng được đề cập trong câu là quan hệ nguyên nhân điều kiện – kết quả. Do đó, cách hiểu thứ nhất là phù hợp.4. Cạn ao, bèo đến đất
Xem ThêmTài liệu liên quan
- Khảo sát một số câu tục ngữ có nhiều cách hiểu
- 159
- 2,203
- 2
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(1.2 MB) - Khảo sát một số câu tục ngữ có nhiều cách hiểu-159 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Thứ Nhất Nuôi Cá Thứ Nhì Gá Bạc
-
Thành Ngữ – Tục Ngữ: Thứ Nhất Thả Cá, Thứ Nhì Gá Bạc | Ca Dao Mẹ
-
Từ Thứ Nhất Thả Cá, Thứ Nhì Gá Bạc Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Về Vấn đề Giải Nghĩa Tục Ngữ :: Suy Ngẫm & Tự Vấn
-
Làng Yên Sở, Hoàng Mai – Nhất Thả Cá, Nhì Gá Bạc
-
Thứ Nhất Thả Cá... - Dân Việt
-
Nghề Nuôi - đôi điều Suy Ngẫm - Cùng Nông Dân Hội Nhập - Làm Giàu
-
Thứ Nhất Thả Cá, Thứ Nhì Gá Bạc - Cộng đồng Tri Thức & Giáo Dục
-
Tại Sao Một Số Thành Ngữ Tục Ngữ Lại Khó Hiểu
-
Nghề Nuôi Cá Chiên Lồng Trên Sông - Tép Bạc
-
ĐỂ ĐỌC HIỂU TỤC NGỮ | Văn Việt
-
Sao Không Dạy Tục Ngữ Cho Học Sinh Tiểu Học?
-
Bắt Cá Hai Tay Có Phải Nói Về Việc Bắt Cá(sống)
-
Hội Văn Học Nghệ Thuật Đồng Nai