Hồng Cổ Huế

1. Nguồn gốc hồng cổ huế

Được gọi là hồng cổ Huế bởi lẽ chúng được tìm thấy rất nhiều ở xứ Huế, đặc biệt là bên trong Đại nội Kinh thành Huế, ở đó có những cây cổ thụ rất nhiều năm tuổi.

Loài hoa này có nguồn gốc từ Pháp với tên quốc tế là Louis Philippe rose. Chúng có thể là quà tặng của người pháp cho vua xứ ta để trồng trong nội cung. Chính vì thế mà giống hồng này không thông dụng, chỉ được tìm thấy ở Huế và trở thành giống hồng đặc trưng của nơi này.

Hiện nay hoa hồng cổ đỏ huế đã và đang được nhân giống thành công. Thông qua mua bán, trao đổi, cho tặng mà giống hồng cổ quý này ngày càng trở lên phổ biến hơn trong giới chơi hồng cả nước.

2. Đặc điểm hồng cổ huế

Hoa hồng cổ Huế là một giống hồng bụi, cây sinh trưởng phát triển cực nhanh, ít bị sâu bệnh hại nên khá dễ trồng và chăm sóc.

Thân cây nhẵn ít gai, cành răm khá nhiều và rậm rạp. Mầm nụ và cuống hoa phát triển dài, không có gai, rỗng thân nên khá yếu và dễ gãy.

Lá nhỏ, mềm và mượt, có hình lông chim 3 đến 5 lá chét, khi còn non lá có màu đỏ au. Phía rìa lá có răng cưa, lá trưởng thành màu xanh nhưng vẫn giữ lại chút gân đỏ.

Kích thước trung bình cây trưởng thành là cao 1,5 – 3 m, đường kính tán 1,5 – 3 m.

+ Hình dáng hoa:

Cây hồng cổ huế có hoa bông khum, số lượng cánh từ 20 - 30 cánh được xếp tương đối ngăn nắp tỉ mỉ. Hoa cho bông chùm, đường kính bông nhỏ 3 - 5 cm.

+ Màu sắc:

Hoa có màu đỏ son rực rỡ nhưng biến chuyển độ đậm nhạt theo mùa hoặc theo chế độ chăm sóc. Khi trời mát màu đậm hơn, khi trời nóng sẽ nhạt hơn.

+ Hương thơm:

Hương thơm dịu nhẹ

+ Độ lặp hoa:

Lặp hoa cực nhanh 20 - 25 ngày lại có một lứa hoa mới, cây rất sai hoa và ra hoa liên tục quanh năm.

+ Độ bền hoa:

Mùa đông xuân 5 – 7 ngày, mùa hè thu kém bền hơn.

3.Kỹ thuật chăm sóc cây hoa hồng cổ Huế trong chậu

+ Ánh sáng: cây ưa nắng, tạo điều kiện cho cây hứng nắng ít nhất 5 - 6 giờ/ngày.+ Tưới nước:

Tưới nước điều độ để duy trì độ ẩm vừa phải cho đất. Không nên tưới quá muộn, nước đọng lại trên lá dễ phát sinh nấm bệnh. Ngoài tưới, có thể xịt vòi phun áp lực từ mặt dưới lá để ngăn ngừa nhện đỏ hại cây.

+ Bón phân: theo hướng hữu cơ

Một tuần tưới đậu tương bổ sung dinh dưỡng, một tuần phun dịch chuối bổ sung kali. Ngoài ra, bón thêm phân Nhật bổ sung khoáng, vi lượng.

Lưu ý: Ngay sau khi cắt tỉa cành nên tưới/bón phân để kích thích cây bật lộc.

+ Cắt tỉa:

Sau mỗi chu kỳ hoa nên bấm tỉa những cành tăm, lá vàng, hoa tàn giúp cây thông thoáng, giảm thiểu sâu bệnh, tạo tán theo ý muốn và đặc biệt cây sẽ bật nhiều mầm lộc, cho nhiều hoa hơn.+ Sâu bệnh: cây cổ huế có thể mắc một số sâu bệnh trên hoa hồng, cần phải theo dõi thường xuyên tình trạng của cây để phòng và chữa trị kịp thời.

Chăm sóc hồng cổ huế

Bình luận

Từ khóa » Cây Hoa Hồng Cổ Huế