Hồng Y John Henry Newman (1801-1890)


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
Bài Viết Của Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
Hồng Y John Henry Newman (1801-1890): Niềm Ngưỡng Vọng Đại Kết Kitô giáo
Viện Đại Học Đà Lạt Giữa Lòng Dân Tộc Việt Nam 1957-1975 (Bản Bổ Sung Lần I, 2/2008)
Alịchsơn Đắc Lộ - Alexandre De Rhodes[1]: Một Nhận Định Tổng Hợp
HỒNG Y JOHN HENRY NEWMAN (1801-1890): NIỀM NGƯỠNG VỌNG ĐẠI KẾT KITÔ GIÁO

Hồng Y Newman Được Nhìn Nhận 

I. Mẩu Tin Vắn Tắt Về Một Con Người

Theo J. Patrick O'Connor, Giáo Hội đã cho phép di chuyển thi hài của Hồng Y Newman. HY John Henry Newman sinh tại Londres ngày 21 tháng 2 năm 1801 và qua đời ngày 11 tháng 8 năm 1890. Người ta vui sướng khi luận án trình bày về Hồng Y Newman nay đang được Giáo Hội Công Giáo Roma nhìn nhận chính thức. Người ta cũng nghĩ rằng ngài đang cầu nguyện cho cả Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Anh Giáo, nhất là khi nhiều vấn đề quan trọng mà cả hai giáo hội phải giải quyết đã sáng tỏ. Tất cà chúng ta cần phải cầu nguyện tha thiết xin Thánh Thần ban ơn hướng dẫn và giúp đỡ.

Mẩu tin vắn tắt thông báo, phổ biến trên hãng tin Zenit.com ngày 30/8/2008.7, thực sự có một tầm quan trọng và ý nghĩa sâu xa đến vận mệnh đại kết của Giáo Hội Công Giáo và Anh giáo.

Toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa , trong Công giáo và Anh giáo, cùng chia sẻ niềm vui với riêng Đại Gia Đình Tu Đoàn Thuyết Giảng (Congregation of the Oratory) Thánh Philip Neri

 

II. Hồng Y John Henry Newman (1801-1890) 

1. Tu Đoàn Thuyết Giảng C.O, hay Congregation of Oratorians 

Hồng Y John Henry Newman, thành viên của Dòng C.O. (Congregation of Oratorians) là một Dòng Thuyết Giáng do Thánh Philippe de Néri 1515-1595) sáng lập tại Roma.

[(Oratory, Congregation of the - Lat. abbr., Cong. Orat.), là một dòng tu Công giáo thành lập năm 1575. Đó là một hiệp hội gồm các linh mục triều được tổ chức thành những cộng đoàn độc lập theo tu luật Thánh Philip Neri. Dòng Oratory có mục đích nâng cao những tiêu chuẩn đạo đức địa phương. Muốn thế, tu đoàn dùng ba phương pháp là cầu nguyện, nhất là những buổi cầu nguyện trọng thể theo phụng vụ; là các bí tích, nhất là toà giải tội; và thuyết giảng, mỗi Oratory đều có những bài thuyết giảng hằng ngày. Bất cứ ai muốn xưng tội lúc nào cũng sẵn sàng có người giúp. Cộng đoàn thuyết giảng nổi tiếng nhất của thế giới nói tiếng Anh có lẽ là cộng đoàn của John Henry Newman. Ông đã đưa hình thức đạo đức này vào Anh như một cách mở rộng giáo hội tại đó. Có những Cộng Đoàn Thuyết Giảng tại Hoa Kỳ ở Rock Hill, South Carolina và Yarnell, Arizona

Thánh Philip Neri (1515-1595) là một nhà cải cách người Ý. Nguyên thủy ông có tên là Filippo Romolo de' Neri. Từ lúc còn nhỏ, cậu là một người sùng đạo, và năm 1533, cậu đến Roma theo học. Từ khoảng năm 1537, thầy dành thời giờ làm việc nơi dân chúng Rôma, thăm người ốm, và năng đến những chỗ đông người chuyện trò với dân chúng va cho biết con người cần phải có tôn giáo. Năm 1548, cùng với cha giải tội, thầy lập huynh đoàn Chúa Ba Ngôi Cực Thánh, lo chăm sóc những người hành hương và những người đau ốm đang hồi sức. Mặc dù là một tín hữu ngoài đời, thầy thuyết giảng rất thành công  theo phương pháp linh thao của hội. Năm 1551, thầy thụ phong linh mục. Linh mục đến nhà thờ Thánh Girolamo, nơi đó có nhiều linh mục đang hoạt động truyền giáo ở chốn thành thị. Tòa giải tội của Philip có nhiều người lui tới, và việc linh mục có nhiều cuộc gặp gỡ không chính thức với các tầng lớp người lớn và thanh thiếu niên tạo nên một cuộc cảnh tỉnh tôn giáo tại Rôma. Cha có ảnh hưởng cá nhân lớn lao đối với các người mọi tầng lớp đến nỗi người ta cha là Tông Đồ Rôma. Cha xây dựng một nhà nguyện (oratory) hơn một nhà thờ và linh thao qua kinh nguyện và thánh vịnh bình dân cho dân chúng. Có cả những buổi hòa nhạc thánh, và từ đó có tên nhà nguyện (oratorio). Cộng đoàn của cha được thành lập theo giáo luật năm 1575. Đó là bước khởi đầu của Dòng Oratory. Năm 1593, cha từ chức bề trên cộng đoàn của cha. Ngoài việc đặc biệt là làm sống lại đức tin, cha còn được tín nhiệm thi hành việc mở rộng phục vụ quần chúng và Cung nghinh Thánh Thể trong ngày lễ trọng ngày 26 tháng 5.] 

Chân Phước Hồng Y John Henry Newman (1801–1890) nguyên là một mục sư tín đồ Anh giáo đã được đón nhận gia nhập Giáo Hội Công Giáo Rôma năm 1845.

Về sau giáo sĩ này được phong Hồng Y và năm 1991 được tôn phong làm “Chân Phước”. Trong đời ngài lúc ban đầu, cha là một khuôn mặt quan trọng trong Phong Trào Oxford nhằm đem Giáo Hội Anh trở về cội nguồn Công giáo nguyên thủy. Cuối cùng những nghiên cứu học hỏi lịch sử của ngài đã có sức thuyết phục ngài trở thành một tín đồ Công giáo.

Cả trước và sau khi trở thành tín hữu Công giáo Rôma, ngài đã viết nhiều sách có nhiều ảnh hưởng, như Via Media, Essay on the Development of Christian Doctrine, Apologia Vita Sua và Grammar of Assent (Đường Trung Dung, Luân Án về Phát Triển Giáo lý Kitô, Biện Giáo Đời Mình, và Ngữ Pháp Tán Đồng). Di cốt của ngài được an táng trong một nghĩa trang nhỏ tại Rednal gần Birmingham, gần bên nguyện đượng miền quê của Tu Đoàn Oratory, nhưng hiện nay di cốt đó đang được chuyển vào bên trong Tu Đoàn Oratory ở Birmingham bên Anh. Hồng Y Newman đang đưọc cứu xét để được vinh phong hiển thánh. Ngài đã có những đóng góp đáng giá nào cho Giáo Hội Công giáo, cổ vũ tinh thần đại kết Kitô giáo, ít nhất giữa Công giáo và Anh giáo và được phong tước Hồng Y.  

Để xúc tiến cuộc tôn phong Hiển Thánh, Giáo Hội đã thúc đẩy tích cực phong trào đại kết nguyên thủy Kitô giáo, do ngài khơi nguồn và cầu bầu trong niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi:  

2. “Lời Cầu Nguyện Cho Hiệp Nhất” 

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa gánh chịu đớn đau để nguyện cầu cho các môn đệ luôn được hiệp nhất với nhau thời sau hết, như Chúa hiệp nhất với Chúa Cha và Chúa Cha với chính Chúa. Xin đoái nhìn mối chia rẽ sâu sắc nơi số người tuyên xưng đức tin vào Chúa. Và xin chữa lành vết thương mà con người kiêu hãnh và Satan lừa đảo đã và đang tác động trên con cái Chúa.

Xin Chúa phá đổ tất cả những bức tường ngăn cách chia rẽ phe này với phe kia và giáo phái Kitô này với giáo phái kia. Xin Chúa đầy lòng trắc ẩn đoài nhìn đến các tâm hồn. Họ là những người đã sinh ra từ cộng đoàn này nọ do chính con người tạo nên.

Xin Chúa hãy giải thoát những người bị giam hãm vào những hình thức phụng tự sai trái, và đưa họ về một mối hiệp thông được Chúa  thiết lập ngay đầu trong Giáo Hội Công Giáo Duy Nhất và Tông Truyền.

Xin Chúa dạy cho mọi người nhận biết Ngai Tòa Phêrô, Giáo Hội Roma Thánh Thiện là chính nền tảng, trung tâm, và khí cụ Hiệp Nhất. Xin Chúa mở lòng họ kịp nhận thức sự thật đã bị quên hẳn từ rất lâu, đó là Đức Thánh Cha, Vị Giáo Hoàng. Đây chính là Người Đại Diện của Chúa, để tất cả đều biết vâng phục theo Đức Giáo Hoàng trong các vấn đề có liên quan đến tôn giáo như là họ đang tuân phục Chúa, để chỉ có một cộng đoàn duy nhất giống như cộng đoàn trên nước Trời vậy, để tất cả cùng nhau hiệp thông, thú nhận, và làm cho Danh Ngài được vinh hiển ngay từ dưới trần thế.

 

III. Thời kỳ Trong Giáo Hội Anh giáo  

1. Tuổi Hoa Niên Trong Gia Đình (1801-1815) 

John Henry Newman sinh tại Luân Đôn và là con trưởng trong gia đình John Newman. Năm 1824, ông này là một nhà kinh doanh nhân hàng, thuộc xí nghiệp Ramsbottom, Newman and Co. Ông nội cậu Henry là một tay buôn tạp hóa xuất thân nguyên thủy từ miền Cambridgeshire. Người ta biết Gia đình Newman nguyên dòng tộc Đức. Chính tên nguyên thủy vẫn được đánh vần là “Newmann” ở thế hệ trước đó. Tên ấy có thể gợi nên hơi hướng gốc Do Thái từ lâu đời. Nhưng Newman cũng là tên gọi chung người Đức theo Tin Lanh phái Calvin. Mẹ cậu là bà Jemina Foudrinier (niên đại 1836) thuộc một gia đình Huguenot, định cư lâu đời tại Luân Đôn, làm nghề điêu khắc và chế tạo giấy

John Henry có 5 người em. Người con thứ hai, Charles Robert, có thiên năng, nhưng tính tình thiếu thực tiễn, có thâm tín vô thần và thích sống xa lánh mọi người. Ông này chết năm 1884. Người con út là Francis William, trong nhiều năm làm giáo sư Latinh tại Trường Đại Học Tổng Hợp Luân đôn. Hai trong ba người con gái là Harriet Elizabeth và Jemima Charlotte, cưới hai anh em Thomas và John Mozley; và Anne Charlotte, là em  kế Jemima, xuất bản cuốn Anglican Life and Correspondence  of Newman Cuộc Đời tín đồ và Thư Tín Anh giáo của Newman năm 1892. Năm 1885 cô được Newman tín tưởng giao cho biên soạn phần tiểu sử tự thuật, viết theo ngôi thứ ba làm nền tảng cho truyện tích thuật lại về ba mươi năm đầu đời cậu. Người con gái thứ ba này chết năm 1828, không lấy chồng.  

2. Nền Tảng Thụ Huấn (1816-1838) 

Lên bảy tuổi, Newman đã được gia đình gửi đến học tại một trường tư, do tiến sĩ Nicholas điều hành tại Ealing. Ở đó T.H. Huxley dậy toán học. Câu Newman nổi tíếng chăm chỉ và có hạnh kiểm tốt, nhưng lại có tính hay e thẹn và hay xa lánh người khác, không hay tham gia các trò chơi chung trong trường. Cậu cho thấy có một nếp sống “rất mê tín” trong những năm đầu này. Cậu thích đọc Kinh thánh, và các tiểu thuyết, lúc đó đang phổ biến của Walter Scott. Về sau, cậu đọc một số sách hoài nghi của Paine, Hume và có lẽ Voltaire, và có lúc chịu ảnh hưởng của họ.  

Lúc lên 15 tuổi, trong năm cuối cùng ở trường, cậu cải đạo. Theo cậu viết trong cuốn Apolopia, đó là một biến cố “chắc chắn hơn là tôi có tay hay chân”. Chính vào mùa thu năm 1816 mà anh cảm thấy “sa vào ảnh hưởng một tín niệm rõ rệt”, và trí tuệ anh lĩnh hội “những ấn tượng về tín điều, các tín điều ấy nhờ lòng thương xót của Chúa đã không bao giờ phai mờ hay tăm tối” (Apologia, phần 3). Được củng cố nhờ các thử thách ở một trường công, anh ưa thích đời sống học đường. Ngoài các môn học hàn lâm (anh đều xuất sắc) anh còn chơi những vở kịch Latinh, chơi vĩ cầm, đoạt nhiều giải thướng về diễn thuyết và biên tập nhiều tạp chí định kỳ. Anh viết nhiều bài báo theo văn phong của Addison.

Những năm học hành vui sướng thời tuối nhỏ bị ngưng đột ngột vào tháng 3/1816, khi tài chính suy sụp sau những năm Chiến Tranh Napoléon. Cha anh buộc phải đóng cửa ngân hàng. Trong lúc cha anh cố nhưng bất thành nhằm quản lý một xưởng rượu bia tại Alton, Hamshire, Newman phải ở lại trường suốt kỳ nghỉ hè, vì gia đình đang gặp khủng hoảng.

Newman luôn coi giai đoạn từ đầu tháng 8 đến ngày 21/12/1816, như khúc quanh cuộc đời mình, khi thời gian tiếp sau chấm dứt. Sống cô độc tại trường và bị choáng váng vì tai nạn gia đình gặp phải, anh sa sút đến độ trở nên đau yếu trong suốt tháng 8 năm ấy. Về sau anh còn coi đó như một trong những bệnh nạn quan phòng rất lớn trong đời mình, vì chính trong tháng 08/1816, anh trải nghiệm cuộc cải đạo dưới ảnh hưởng của một trong các thầy dậy là mục sư Walter Mayers. Chính mục sư này trước đó ít lâu đã cải đạo sang giáo phái Calvin, một hình thức Đạo Tin Lành. Newman được giáo dục chính qui trong chính nôi Giáo Hội Anh bình thường. Trong giáo hội đó, người ta chú ý đến Kinh thánh nhiều hơn là các giáo điều, hay các bí tích. Trong đó có một thứ “phấn chấn” Tin lành không làm người ta vừa lòng.           

Tinh thần lúc này của anh vẫn mang giọng Tin Lành theo hơi hướng Calvin và anh vẫn cho rằng Giáo Hoàng là Người Chống Lại Kitô (Anti-Christ). Ghi danh học Oxford Trinity College (Trường Chúa Ba Ngôi Oxford) ngày 4/12/1816, tháng Sáu năm sau, tức năm 1817, anh đến lưu trú tại đó, Năm 1818 anh được học bổng trị giá 60 bảng Anh, kéo dài trong chín năm.

Nhưng suốt thời kỳ này anh đã không thể ở lại Viện Đại Học, vì năm 1819 ngân hàng của cha anh không đủ khả năng trả tiền. Vào năm đó tên anh được đưa vào Lincoln’s Inn (Quán Xá Lincoln). Lo học thật giỏi trong các trường cuối cùng lại khiến anh thu đựợc kết quả trái nghịch; anh suy nhược trong kỳ khảo hạch và như thế phải tốt nghiệp với danh dự hạng ba năm 1821. Ước ao được ở lại Oxford, anh mang theo các học trò và giảng dậy cho một nhóm nghiên cứu tại Oriel, thế rồi “trung tâm trí thức Oxford được nhiều người nhìn nhận”. Thư giãn và thỏa mãn, anh được tuyển ngày 12/4/1822 cùng với Edward Bouverie Pusey. Anh này được tuyển làm một đồng chí cùng hội cùng thuyền năm 1823.   

3. Làm Mục Sư Anh Giáo (1838-1845) 

Vào Chủ Nhật Chúa Ba Ngôi, ngày 13/6/1838, Newman được thụ phong mục sư và mười ngày sau ông giảng bài đầu tiên tại nhà thờ Over Worton, Oxfordshire, nhân khi đến thăm thầy dậy cũ của ông là mục sư Walter Mayers. Theo gợi ý của Pusey, ông làm chánh xứ phụ trách Nhà thờ Thánh Clement tại Oxford. Ơ đây trong hai năm ông bận rộn lo việc xứ đạo, nhưng cũng cố tìm giờ đọc được hai bài báo về Apollonius ở Tyana, Cicero và Miracles cho tờ Encyclopaedia Metropolitana. Năm 1825, theo yêu cầu của Richard Whately, ông làm phó hiệu trưởng Hội Trường Thánh Alban, nhưng chỉ giữ chức vụ này trong một năm. Lúc ấy, cùng với Whately ông được cho là có nhiều ‘tinh thần cải tiến” và có phần dè dặt khi theo ông này.

Ông giúp Whately trong công trình nổi tiếng về luận lý học. Ông học được từ nơi ông này tư tưởng dứt khoát về giáo hội Kitô. Ông tách hẳn với ông này năm 1827 nhân dịp Robert Peel chọn làm nghị viên cho Trường Đại Học. Mục Sư Newman chống đối ông này vì những lý do cá nhân. Năm 1826, mục sư làm trợ giảng của Oriel, và cùng nằm đó Richard Hurrell Froude được chọn làm nghiên cứu viên. Ông này được Ms Newman mô tả là “một trong những người đàn ông sâu xa nhất, khéo léo nhất và sắc bén nhất” mà ông từng gặp. Hai người này (Newman và Froude) giữ trọn chức vụ lý tưởng cao đẹp là trợ giáo thuộc hàng giáo sĩ và có tính mục vụ hơn là thế tục. Năm 1827, Ms làm nhà giảng thuyết tại Whitehall.

Về sau Ms Newman viết rằng các ảnh hưởng khiến ông đi theo chiều hướng phóng khoáng về tôn giáo.  Cuối năm 1827, trườc hết nỗi đau đớn đột ngột khiến ông phải xem xét lại. Đó là  một thứ suy sụp thần kinh đã xẩy ra vì làm việc quá mừc và gia đình ông gặp nhiều rắc rối về tài chính, Thế rồi, đầu năm 1828, cô May chết bất ngờ, cô em gái út thân thương của ông. Ông còn  quyết liệt về nhân tố thần học; về cha mẹ hoặc từ năm 1816 về các giáo phụ trong giáo hội. Ông bắt đầu đọc một cách có hệ thống những tác phẩm của các giáo phụ ấy trong kỳ nghỉ dài ngày năm 1828. Ông coi điều này như cuộc đau ốm quan phòng giúp đào luyện ông lần thứ hai. 

3. Phong Trào Oxford (1828-1833) 

Năm sau, Ms Newman ủng hộ và chắc chắn Hawkins, hơn là John Keble, được chọn làm phân hiệu trưởng Oriel. Ông bênh vực lựa chọn này. Về sau việc làm có tác dụng làm nên Phong Trào Oxford với tất cả những hậu quả của phong trào ấy. Trong cùng năm ông được bổ nhiệm làm chính xứ Nhà thờ St Mary, có nhà nguyện chi nhánh Littlemore, và Pusey được làm Giáo sư Regius tiếng Do Thái 

Thời gian này, dù theo danh nghĩa còn gắn bó với các tín đồ Tin Lành (Evangelicals), các quan điểm của Newman dần dần mang giọng giáo sĩ cao cấp hơn. Và khi vẫn làm bí thư Hội Truyền Giáo địa phương của Giáo Hội, ông cho hưu hành một lá thư vô danh, gợi ý cách giúp người của Giáo Hội không bị hội này kiểm soát. Thực tế giáo hội có thể loại bỏ những người (không theo quốc giáo (Nonconformists). Kết quả là ông bị bãi nhiệm khỏi địa vị này ngày 8/3/1830; và ba tháng sau, ông rùt ra khỏi Hội Kinh Thánh, thế là ông hoàn toàn dứt khỏi Hàng Giáo Sĩ Cấp Thấp. Năm 1831-1832, ông làm Người Diễn Giàng ưu tuyển  trước mặt Trường Đại Học. Năm 1832, ông ngày càng khác biệt rõ rệt với Hawkins về “tính chất cơ bản là tôn giáo” của nhóm trợ giáo nhà trường (college tutorship) và ông từ nhiệm khỏi vị trí này.  

4. Du Hành Địa Trung Hải (1832-1833) 

Tháng Mười Hai, với Hurrell Froude ông du hành một chuyến tại Nam Ấu, vỉ ông kia chết. Trên chiếc Hermes tàu hơi nước thư tín, họ tham quan Gibraltar, Malta và các hải đảo Ionian và rồi đến Sicily, Naples và Rome. Tại đây Ms Newman làm quen với Nicholas Wiseman. Trong một lá thư gửi về gia đình, ông mô tả Roma « một nơi kỳ thú nhất trên địa cầu », nhưng đạo Công giáo Roma vẫn là « đa thần, sa sút và thờ ngẫu tượng »

Chính trong suốt chuyến đi này, mà ông viết  hầu hết các bài thơ ngắn. Những lá thư này một năm sau được in trong cuốn Lyra Apostolica.Từ Roma, thay vì theo gia đình Froudes về nhà vào tháng Tư, Newman trở về Sicily một mình, và ngã bệnh nguy hiểm với chứng sốt rét đại tràng hay thương hàn (nhiều ngưòi chết vì bệnh đó) tại Leonforte. Ông hồi sức khỏi chứng bệnh đó, thâm tín rằng Chúa vẫn cón có việc cho ông làm tại nước Anh, và ông thấy đó là cơn bệnh có Chúa quan phòng lần thứ ba. Vào  tháng 6/1833, ông rời Palermo đi Marseille, trên chiếc tàu màu cam. Chiếc đó đi về yên sóng tại Eo Biển Bonifacio, và ở đó ông viết các thi ca « Lead, Kindly Light » về sau trở nên phổ biến như một thánh vịnh. 

5. Các Truyền Đạo Đơn cho Thời Đại (1833-1841)  

John Henry Newman

Lúc đó ông lại ở nhà tại Oxford ngày 9/7/1833 và ngày 14/7, Keble giảng thuyết tại Nhà Thờ St Mary cuộc phán xét cuối cùng về “Cuộc Bội Giáo Quốc Gia”. Newman sau này coi bài đó như bằt đầu Phong Trào Oxford. Theo lời của Richard William Church, chính “Keble là người gợi hứng, Fronde là người thúc bách và Newman là người hành động”. Nhưng tổ chức đầu tiên là do H. J. Rose, nhà biên tập British Magazine. Ông là người đã diễn dịch theo kiểu “người khởi động Cambridge của Phong Trào Oxford”.Chính trong tòa nhà viện trưởng tại Hadleigh, Suffolk, mà hội nghị hàng giáo sĩ Cao Cấp tựu tập ngày 25-26/7 (Newman không có mặt). Tại đó, người ta quyết định chiến đấu cho “cuộc kế vị tông truyền và tính vẹn toàn của Sách Nguyện

Một ít tuần sau, Newman dường như theo sáng kiến riêng của ông, viết Các Truyền Dơn cho các Thời Đại, the Tracts for the Times, từ đó người ta đặ tên cho “tractarian” (người vận động cải cách tôn giáo ở Anh (1823-1824)). Mục đích là muốn bảo đảm cho Giáo Hội Anh có một nền tảng rõ rệt về giáo lý và kỷ luật, trong trường hợp Giáo Phẩm Cao Cấp hoặc muốn phá hủy hay quyết định bỏ cơ sớ, tình huống người ta nghĩ là không thể xảy ra. Mới đây nhà nước đối phó tay trên với nữ tu thiết lập Giáo Hội Ái Nhĩ Lan (Church of Ireland). Giảo huấn của các truyền đạo đơn được bổ sung bằng những bài giảng sau trưa Chủ Nhật của Newman tại Nhà Thờ St Mary. Ảnh hưởng của nhà thờ đó, nhất là đối với các thành viên đàn em của Viện Đại Học, đã có dấu hiệu gia tăng dần trong tám năm. Năm 1836 Pusey gia nhập phong trào, bao lâu phong trào này quan tâm đến việc giữ gìn nghi lễ. Về sau phong trào được gọi là người theo phái “Puseyite”; và trong năm 1836, những người ủng hộ phong trào này muốn dấn thân hơn nữa trong việc họ chống đối thống nhất với việc bổ nhiện Hampden làm giáo sư rhần học regius. Những bài diễn giảng Bampton (để sửa soạn những bài này có Blanco White giúp đỡ) bị nghi ngờ là bội giáo, và nghi ngờ này trở nên sắc nét hơn do một cuốn sách nhỏ do Newman đưa ra, Elucidations of Dr Hampden's Theological Statements – Làm sáng tỏ những phát biểu thần học của Tiến Sĩ Hampden.

Vào thời gian này, Newman làm người biên tập tờ British Critic, và ông cũng phụ trách những giáo trình diễn giảng tại nhà nguyện phụ của nhà thờ St Mary nhẳm bênh vực via media “đường trung dung” của Anh giáo giữa Công giáo và Tin Lành.

Ảnh hưởng của ông tại Oxford lên cao nhất vào khoảng năm 1839, khi, lại nghiên cứu về lạc giáo chủ trương trong bản tính Chúa Kitô chỉ có một thần vị duy nhất (monophysism. Trước hết tư tưởng đó làm cho trí khôn ông hoài nghi phải chăng lập trường của Anh giáo thực sự là đứng vững theo những nguyên tắc về uy quyền của giáo hội đó, mà ông từng chấp nhận. Nỗi hoài nghi này lại nổi lên, khi ông đọc bài của Wiseman trong tờ Dublin Review về “Đòi Hỏi Anh giáo. “Những lời của Augustine of Hippo chống lại phe Donatist, từc là người theo ly giáo khắt khe bị Thánh Augustine chống đối mạnh mẽ nổi lên tại Bắc Phi vào thế kỷ thứ Tư.Securus judicat orbis terrarum” (“The verdict of the world is conclusive”- thế gian phán quyết có tính kết luận cuối cùng). Câu  nói đó nhắc đến một qui luật đầy uy quyền đơn gián là luật giảng huấn của thời cổ. Ông muốn nói về phản ứng của ông.

Vì phát biểu đơn giản của Thánh Augustine đã tác động mạnh đến ông mà ông chưa hề cảm thấy từ bất cứ lời nói nào trước giống như lời “Tolle, lege, Tolle, lege “của trẻ con. Nhưng lời đó đã khiến chính Thánh Augustine cải đạo: “Securus judicat orbis terrarum!”. Những lời cao cả của vị Giáo phụ xưa đã giải thích và tổng kết cả một tiến trình dài và làm thay dổi của lịch sử giáo hội, và nền thần học Via Media bị dứt khoát tiêu tan (pulverised) (Apologia , phần 5)

Tuy nhiên ông tiếp tục công việc của ông với tính cách một người thuộc phe tranh đấu của Giáo Phẩm Cao Cấp Anh Giáo, cho đến khi ông xuất bản, năm 1841, Truyền Đạo Đơn 90 cuối cùng của loạt bài này.Trong chính loạt bài này, ông đưa ra, như bộc lộ rõ rệt, và trắc nghiệm tính bền vững của toàn thể giáo thuyết Công giáo trong Giáo Hội Anh. Cuộc khảo sát chi tiết các khoản 39 cho thấy những họ cuộc biện luận không có ý chống lại tín điều chính thức của Người Công giáo Roma, nhưng chỉ chống lại những sai lầm và những thái quả của quần chúng.

Lý thuyết này, mặc dù không hoàn toàn mới, lại khơi dậy nhiều người giận dữ tại Oxford, và Archibald Campbell Tait (sau làm Tổng Giám Mục Canterbury), đã tố giác thuyết đó như “gợi ý và mở đường cho người ta có thể vi phạm những cam kết trọng thể với Viện Đại Học”. Cảnh giác đó được thủ lãnh lưỡng viện và những người khác có quyền chia sẻ; và, theo yêu cầu của Giám Mục Oxford, chấm dứt xuất bàn các Truyền Đạo Đơn.  

6. Những Năm Cuối Cùng Làm Tín Đồ Anh Giáo (1841-1845) 

Vào thời gian này Newman cũng từ nhiệm làm nhà biên tập British Critic – Nhà Phê Bình Ngườ Anh, và từ đó ông đã mô tả tờ ấy về sau, “ở trên giường chết của ông coi như thành viên của Giáo Hội Anh”. Ông bấy giờ xem các tín đồ Anh giáo có vị trí giống như vị trí những người Arian trong cuộc tranh chấp Arianism (tức là chủ thuyết của Arius không nhận Chúa Giêsu cùng co bản tình Thiên Chúa mà chỉ là một nhân vật thụ tạo cao trọng nhất). và vào thời gian này người ta thu xếp đặt cho tòa giám mục Anh giáo-Tin Lành liên kết có thể được thành lập tại Jerusalem, các chính phủ Anh và Phổ có quyền thay nhau bổ nhiệm. Ông coi đó là bằng chứng nữa cho thấy Giáo Hội Anh là không có tính tông truyền.

Năm 1842 ông lui về Littlemore, và sống cuộc đời đơn tu với một nhóm tín đồ nhỏ, vì nhóm ấy sống rất nhiệm nhặt về thể xác và ưu tư và hồi hộp chờ đợi.Tại đó, ông chỉ định cho các môn đệ của ông có nhiệm vụ viết hạnh các thánh Anh quốc, trong lúc ông dùng phần lớn thời giờ để hoàn tất một Essay on the development of Christian doctrine - Luận Đề về sự phát triển của giáo lý Kitô. Nhờ nguyên tắc đó ông cố tim hoà mình với tín điều phức tạp hơn và hệ thống tập quán của Giáo Hội Công giáo. Vào tháng Hai năm 1843, ông xuất bàn, như một quảng cáo trên tờ Oxford Conservative Journal. Đó là cách ông làm đơn vô danh rút lại chính thức tất cả những khó khăn mà ông đã nói chống lại Roma; vào tháng Chín, sau Khi rút khỏi cương vị một trong các đồng viện của hạ viện, ông giảng bài giảng Anh giáo cuối cùng của ông tại Littlemore và từ nhiệm cuộc sống ở Nhà nguyện Thánh Mary.

   

IV. Cải Đạo Sang Công Giáo Roma (1845-1890)

1. Thụ phong Linh mục Công Giáo, Được Tấn Phong Hồng Y

Bức tượng bên ngoài Nhà Thờ Immaculate Heart of Mary, được quần chúng biết là Nhà Nguyện Brompton tại London

Chừng hai năm qua trước khi ông được Dominic Barberi chính thức tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo Rôma ngày 9/10/1845 tại Trường Tổng Hợp Littlemore. Ông nàylà một tu sĩ Dòng Thương Khó Ý. Thàng 2/1846, ông rời bỏ Oxford đi Oscott, nơi vị đại diện tông tòa Midland, Giám Mục Wiseman, đang ngụ và tháng Mười, ông đến Rôma. Tại đây, ông được Hồng Y Giacomo Pilippo Fransona truyền chức linh mục theo Công giáo và Newman được Đức Pius IX cấp bằng DD.

Cuối năm 1847, tân linh mục Công giáo trở về Anh với tư cách một tu sĩ Dòng Thuyết Giảo (Oratorian) và trước hết cư ngụ tại Maryvale (gần Oscott), rồi tại Trường Tổng Hợp Thánh Wilfrid, ở Cheadle, nơi đó có nhiều toà kiến trúc rộng rãi được xây dựng cho cộng đồng, và tại đó (trừ bốn năm tại Ái Nhĩ Lan), tân linh mục Newman sống đời ẩn dật trong gần bốn mươi năm.

Trường Thuyết Giáo gắn liền với cơ sở này và phát triển thịnh đạt làm trường nội trú nổi tiếng cho các nam sinh. Trường này đã nổi tiếng từ lâu vì thành tich hoc thuật xuất sắc, khiến trường này còn được gọi thêm là “Trường Eton Công giáo”. Trước khi nhà tại Edgbaston bận rộn, thì cha đã thiết lập nhà London Oratory, do cha Frederick William Faber làm bề trên, và tại đó (tại phố King William, Strand), cha có giáo trình thuyết giảng về “Lập Trường Hiện Nay của Người Công giáo tại nước Anh”. Trong bài thứ năm trong các bài thuyết giảng, cha phản kháng lại những lời Giacinnto Achilli than trách chống Công giáo. Ông này là một cựu tu sĩ Đa Minh bị cha cáo giác có nhiều chi tiết hành vi vô luân.

Vào thời đó Cảm thức Về Tin lành của quấn chúng lan truyền rất sôi nổi, phần nào do việc Đức Piô IX mới thiết lập phẩm trật trong địa phận Công giáo, và phần khác do việc người ta đang xúc tiến thủ tục hình sự chống Newsman vì một bài viết của cha có tính phỉ báng, khiến cha bị toà án xử hiển nhiên là có sai lầm. Cha bị coi là có tội, và bị phạt phải trả số tiền là 100 pounds, trong khi án phí bị cáo của cha lên tới khoảng 14.000 pounds. Công chúng lập tức quyên góp không những trả xong số tiền ấy, mà còn lại số tiền phụ trội. Tiền dư ấy được chi để mua một sỡ hữu nhỏ tại Rednal. Đây là một vi trí đẹp như tranh trên Lickey Hills, có một nhà nguyện và nghĩa trang, nơi mà nay Newman đuợc chôn táng.  

2. Những Nhiệm Vụ Khác Trong Công Giáo 

Năm 1854, theo yêu cầu của các giám mục Ái Nhĩ Lan, Newman đến Dublin làm Viện Trưởng Viện Đại Học Công Giáo Ái Nhĩ Lan. Viện này mới được thành lập tại đó và nay là Viện Đại Học College Dublin. Chính trong thời gian này cha lập Hội Lịch Sử và Văn Chương - Literary and Historical Society. Nhưng việc cha không năng khiếu tổ chức thực hành và các giám mục chú ý đến ảnh hưởng của cha, sau bốn năm cha hồi hưu. Kết quả tốt nhất khi cha ở lại đó là cuốn sách các bài diễn giảng, mang tựa đề Tư Tưởng Về Một Trường Đại Học - The Idea of a University, chứa đựng bài viết có chút ảnh hưởng nhất:

“… người đã học biết suy nghĩ, lý luận và đối chiếu,… đã tinh lọc cảm nhận của mình và hình thành phán đoán của mình và mài sắc bén cái nhìn tinh thần của mình, thì thục sự trước mắt không phải là một luật sư hay một người biện hộ hay một nhà diễn thuyết hay hay một chính trị gia… nhưng người ấy sẽ được đặt trong một trạng thái trí tuệ đặc biệt. Trong trạng thái đó, người ấy có thể đảm trách bất cứ một môn trong các khoa học hay các tiếng gọi nào… một cách dễ dàng, có ân huệ, uyên thâm thành công. Đối với lãnh vực ấy, người khác chỉ là người xa lạ.” 

“…sứ mạng cao quí bảo vệ toàn thể tri thức và khoa học, thực kiện và nguyên tắc, truy tầm và khám phá ra thực nghiệm và tư duy…”  

John Newman, The Idea of a University, 1852 

Năm 1858 cha dự phóng lập nhà nhánh của Nhà Nguyện nhỏ tại Oxford; nhưng dự án đó bị Hồng Y Manning và những người khác chống đối, vì làm như thể là thúc đẩy người Công giáo gửi con họ đến học Trường Đại Học đó, và kế hoạch bị bỏ. Người Công giáo Roma bắt đầu theo học Oxford từ thập niên 1860 về sau, một câu lạc bộ Công giáo thành hình và năm 1888, đổi tên lại là Hội Newman Viện Đại Học Oxford - Oxford University Newman Society để ghi nhận những nỗ lực của Newman cho Công giáo tại Oxford. Cuối cùng, hơn một trăm năm sau, tức năm 1993, Nhà Nguyện Oxford - Oxford Oratory mới được thành lập.

Năm 1859, đi liền với Nhà Nguyện Birmingham, cha thành lập một trường học nhằm giáo dục con cái những người thuộc dòng dõi quí tộc, giống như con cái các trường công nước Anh, một công việc quan trọng mà cha luôn quan tâm nhiều nhất.

Newman đặc biệt quan tâm đến nhà xuất bản Burn & Oates; chủ nhân James Burns đã xuất bản một vài truyền đơn vận động cải cách (Tractarians), và chính Burns đã theo Công giáo năm 1847. Newman xuất bản nhiều cuốn sách với công ty, thực ra để cứu vãn nó. Thậm chí Newman đặc biệt biên soạn cuốn tiểu thuyết của Mất và Được - Loss and Gain để giúp Burns. 

3. Biện Hộ - Apologia 

Suốt thời gian này (từ 1841) Newman bị che phủ dưới bóng mây, trong lúc cha còn liên hệ với nhiều người Anh có văn hóa, và cha đang chờ cơ hội để chứng tỏ chức nghiệp của mình. Năm 1862, cha bắt đầu biên soạn hồi ký tự thuật và tác phẩm khác cho mục đích này. Co hội xảy đến khi vào tháng Hai năm 1864, Charles Kingsley duyệt lại  History of England in Macmillan’s Magazine của J.A. Froude, đã bất ngờ quả quyết rằng “Cha Newman cho chúng tôi biết sự thật đó, không phải nhu cầu vì chính nó, và nói chung tính cách của hàng giáo phẩm Rôma là  không nên như thế

Edward Lowth Badeley, làm cố vấn luật pháp gần gũi cho Newman từ vụ án Achikki, khuyến khích ông cương quyết từ khước.  Ban đầu sau chút tranh cãi giữa hai người, Newman cứ xuất bản cuốn sách nhỏ, Ông Kingsley và Tiến Sĩ Newman: trao đổi về vấn đề phải chăng Tiến Sĩ Newman diễn giảng rằng sự thật không phải là tính tốt, (đã xuất bản năm 1864 và không được in lại đến năm 1913). Cuốn sách nhỏ ấy được mô tả là “về tiếng Anh thì không có cuốn nào vượt qua vì có giọng trào lộng rất mạnh”. Tuy nhiên, mải về sau, trong thư gửi cho Sir William Cope, người ta nhận thấy vẻ tức giận được giả bộ khéo lắm. Vì thế, được Badeley khuyến khích , Newman xuất bản trong phần bán nguyệt san cuốn Apologia Pro Vita Sua - Biện Hộ Cho Đời Mình của ông, một tiểu sử tự thuật tôn giáo có mối quan tâm vô song. Chí nguyên giọng tiểu sứ có tâm sự thân mật “đã cách mạng hóa cách đánh giá của người ta về tác giả của nó”. Tác phẩm đó cho thấy cha có niềm thâm tín vững mạnh và chân thành dẫn cha đến với Giáo Hội Công giáo Roma. Quả thực, cáo giác của Kingsley, chừng nào có liên quan đến hàng giáo sĩ Công giáo nói chung, đều không được động đến rõ rệt; chỉ phê phán thoáng qua, trong phụ lục về nói dối và nói mập mờ, cho rằng các linh mục Công giáo Anh cũng trung thực như các tín hữu giáo dân Công giáo Anh; nhưng về tính cương trực riêng của tác giả, thì không còn gì phải hoài nghi. Newman xuất bản một loạt sách nhỏ có xem lại dưới dạng cuốn lớn năm 1865; năm 1913, cha biên soạn và xuất ban một cuốn có phê phán kết hợp với Wilfrid Ward cùng biên tập. 

4. Newman Lúc Cuộc Đời Xế Chiều

Hồng Y Newman (1801-1890

 Năm 1870 cha cho ra cuốn Grammar of Assent – Ngữ Pháp Tán Đồng. Tác phẩm này có lý luận gần gũi nhất trong những công trình của cha. Ở đó niềm tin tôn giáo được xây dựng trên những chứng lý có phần khác với những chứng lý thường được các nhà thần học Công giáo Roma xử dụng. Và năm 1877 khi xuất bản những công trình Anh giáo của cha, ngoài hai cuốn sách cha bênh vực thuyết trung dung - via media, cha viết thêm lời tựa dài có nhiều chú thích, Ở đó cha phê phán và trả lời cho những chứng lý chống Công giáo linh tinh của riêng cha trong những lần xuất bản ban đầu. Thời Công Đồng Vatican I (1869-1870) cha nổi tiếng phân vân về định nghĩa chính thức giáo lý về tính bất khả ngộ của Giáo Hoàng, và trong lá thư riêng gửi cho giám mục của cha (William Bernard Ullathorne), đã xuất bản lén lút, cha cáo giác người ta có ‘mưu đồ hỗn xược và công kích’ muốn đẩy câu chuyện đi xa hơn nữa.

Nhưng cha không tỏ dấu hiệu nào cho thấy cha không chấp nhận giáo điều một khi đã được xác định, và vì thế trong một thư trên danh nghĩa gửi cho Quân Công Norfolk vào dịp ông William Ewart Gladstone cáo giác Giáo Hội Roma là “ đã khước từ cả tư tưởng hiện đại và lịch sử cổ đại”, Newman quả quyết rằng cha luôn tin tưởng giáo điều, và đã chỉ sợ xác định giáo điều ấy có tác động làm chậm lại việc cải đạo, vì những khó khăn lịch sử mà người ta đã biết. Trong thư này, và nhất là trong tái bút cho lần biên tập thứ hai của nó, Newman cuối cùng đã khiến tất cả những người ngay cãi bướng là thực sự cha sống không thoải mái với Giáo hội Roma, phải yên lặng. Năm 1878, trường học cũ của cha mà cha ưa thích, đã chọn cha làm nhà nghiên cứu danh dự, và cha thăm lại Oxford sau một thời gian 32 năm. Vào đúng ngày Giáo Hoàng Pius IX qua đời - nhiều năm Giáo hoàng Pius IX đã không tin cậy Newman, nhưng Giáo Hoàng Lêô XIII lại được Quận Công Norfolk và nhiều giáo dân Công giáo Roma vị vọng khác khuyến khích là đã tôn phong Newman làm hồng y. Tước hiệu là một thứ đặc biệt, vì cha chỉ là một linh mục thường và không cư trú tại Roma. Tước hiệu vị được đề nghị vào tháng 2/1879, và thông báo ấy được mọi người trên khắp thế giới nói tiếng Anh tán dương tiếp nhận. Tước hiệu San Giorgio al Velabro thành hình ngày 12/5 cùng năm. Newman nắm lấy cơ hội đang ở Roma dể nhấn mạnh là cha suốt đời kiên trì chống lại “chủ nghĩa phóng khoáng trong tôn giáo

 

Huy hiệu hồng y riêng của Newman.

Khẩu hiệu bằng tiếng Latin, "COR AD COR LOQVITVR", (trái tim nói với trái tim).

Sau cơn ốm đầy cảm kích, cha trở về Anh, và từ đó về sau cha sư ngụ tại Dòng thuyết giáo đến lúc chết, Và thỉnh thoản cha đến Luân Đôn, và chủ yếu thăm các bạn cũ, R. W. Church, Trưởng Giáo Nhà Thờ St Paul. Mục sư này là giám sát không chịu lên án Truyền Đạo Đơn 90 năm 1841. Với tư cách hồng y, Newman không xuất bản gì nữa, ngoài lời nói đầu cho một công trình do A, W. Hutton viết về thừa tác vụ Anh giáo (1879) và một bài báo “Về linh ứng Kinh Thánh” trong tờ The Nineteenth Century (2/1884).

Từ nửa năm sau năm 1886, sức khỏe Newman bắt đầu yếu dần, và cha cử hành thánh lễ lần cuối cùng ngày Lễ Giáng Sinh năm 1889. Ngày 11/8/1890, cha chết vì bệnh sưng phổi tại Dòng Oratory ở Birmingham. Tám ngày sau, Hồng Y Newman được an táng trong nghĩa trang tại Rednal Hill tại nhà thôn quê của Dòng Oratory.

Theo ước ao rõ ràng của cha, Hồng Y Newman được chôn táng trong ngôi mộ của người bạn suốt đời là Ambrose St. John. Trước đấy, họ cùng sống chung một nhà. Tấm màn phủ quan tài mang khẩu hiệu hồng y của cha Cor ad cor loquitur ("Heart speaks to heart"). Lúc chết cũng như khi sống họ khống rời nhau, hai người đàn ông này được ghi khắc mấy chữ cha chọn trên một phiến đá kỷ niệm chung: Ex umbris et imaginibus in veritatem ("Từ bóng che và ảo ảnh đến chân lý” - Out of shadows and phantasms into the truth").

Ngày 27/2/1891, toàn bộ tài sản của Hồng Y Newman được di chúc là 4.206 sterlings. 

5. Ảnh Hưởng Và Di Sản Tinh Thần  

Với tính cách một người theo chủ thuyết tranh biện và nhà thuyết giảng, Newman có ảnh hưởng rất lớn lao. (Cha viết các bài giảng của cha ngay tức khắc và đọc lớn tiếng; cha không hề phát ngôn ngập ngừng. Đối với giáo Hội Công giáo Roma, việc cha cải đạo có tác dụng lớn lao, đánh tan nhiều thiên kiến. Trong giáo hội ảnh hưởng cha mang lại chủ yếu là người ta dần tiến tới tinh thần rộng mở hơn và nhìn nhận cha góp phần quan trọng trong việc phát triển cá về giáo lý cũng như về lối quản trị Gáo hội. Và mặc dù không hề xưng mình là một nhà thần bí, cha tỏ ra có phán đoán am tường cảm nhận trực tiếp chân lý linh thiêng, như tiền đề cần thiết choa nền tảng thuần duy lý, tuyên xưng tín điều Công giáo Roma. Trong Giáo Hội Anh giáo và ngay cả trong chính các giáo hội Tin Lành, ảnh hưởng của cha còn lớn lao hơn, nhưng theo một hướng khác, tức là làm chứng về giáo lý và về tính cần thiết phải có khía cạnh khắc khổ, nhiệm nhặt, tiết chế và trang trọng hơn của Đạo Kitô

Nếu ít người theo giáo huấn về Giáo hội hơn, đó là vì người ta hoài nghi về kiến thức trọn vẹn của cha về lịch sử và về tự do vì hiển nhiên cha là một nhà phê bình. Người ta biết cha lãnh đạo vận động và gây ảnh hưởng trên hằng trăm giáo sĩ, trong khoảng thời gian 10 hay 12 năm, khiến họ thần phục giáo hội Roma. Nhưng một số lớn hơn, cũng dưới ảnh hưởng cuộc vận động đó, đã không chấp nhận tin vào giáo hội, kể cả tin vào giáo hoàng. Người ta thường nói xu hướng tự nhiên của nguyên trí khôn con người thường (và thực ra) dễ đưa đến hoài nghi.

Cha chủ trương rằng, ngoài thâm tín nội tâm và không có luận lý, có một bẳng chứng vững chắc về việc Thiên Chúa hiện hữu. Trong Truyền Đạo Đơn 85 cha nói đến những khó khăn của Kinh Tin Kính và về qui điển của Kinh Thánh bề ngoài có nhiều uẩn khúc khó vượt qua, trừ khi uy quyền giáo hội bất khả ngộ truyền lệnh. Trong trường hợp riêng của cha, các quan điểm này không dẫn đến hoài nghi, vì cha đã luôn có thâm tín nội tâm cần thiết. Trong Truyền Đạo Đạo 85, cha chỉ hoài nghi duy nhất là phải tìm giáo hội đích thực ở đâu. Nhưng chừng nào có liên quan đến thế giới, cha có rất nhiều giáo huấn cho nó: một người không có thâm tín nội tâm, thì chỉ có một lựa chọn nào theo chủ thuyết bất khả tri. Còm ai có thâm tín nội tâm, thì bó buộc sớm hay muộn người ấy trở thành người Công giáo.

Viện Đại Học do cha thành lập, tức Viện Đại Học Công giáo Ái Nhĩ Lan, từ đó biến thành Viện Đại Học College Dublin. Viện Đại Học lớn nhất của Ái Nhĩ Lan đã góp phần quan trọng cho Ái Nhĩ Lan tiến bộ trong hơn 150 năm qua. 

6. Tính Tình Có HấpLực Nam Châm 

Nhân cách của Cha cỏ hấp lực như nam châm. Cha tin mạnh mẽ vào ý nghĩa nghề nghiệp riêng của cha. Và tính tình của cha vừa có nhiều sức mạnh vừa yêu đuối.

Là một thi sĩ, cha có cảm hứng và uy quyền đích thực. Mặc dù có yếu tố đặc trưng là hung tợn và bất khoan dung trong vài trường hợp, một số thi phẩm ngắn buổi sớm được R.H. Hutton mô tả là “có đề cương hùng vĩ vô song, thi vị thuần khiết, toàn bài có tác dụng rạng rỡ”. Trong khi đó, những thi phẩm muộn nhất và dài nhất, như Giấc Mơ của Gerontius - The Dream of Gerontius, nói chung được người ta cảm nhận là một nỗ lực đẹp nhất, biểu thị thế giới vô hình có từ thời Dante.

Thể văn xuôi, nhất là thời cha tin theo Công giáo, là tươi mát và mạnh mẽ, và có sức quyến rũ nhiều người không có thiện cảm với nhiều kết luận của cha. Những kết luận đó rõ ràng bộc trực, nhưng vì thế mà các khó khăn được người ta tiếp nhận và chịu vật lộn đối phó.

Còn các thư tín trao đổi cá nhân của cha có một vẻ hấp dẫn nào đó ở hàng đầu trong văn chương Anh.

Cha rất nhạy cảm và tự nhận thức mình có tài lãnh đạo con người, và rất hăng hái tham gia vào công việc chung. Nhưng cha giàu tài năng làm một ký giả hàng đầu, vì “ khi cha ưa thích nghiên cứu về thởi cổ, cha lại có một cái gì đó rõ ràng gắn bó với hiện đại”. Tuy nhiên, với hiểu biết văn học, khoa học,có phê phán, cha chỉ hiểu biết những năm 1850-1890, và cha lại không biết tiếng Đức, Qua mấy đoạn trong các biên khảo, dường như cha tỏ ra có chút thiện cảm với một nền thần học rộng rãi hơn. Chẳng hạn cha chấp nhận có (một cái gì chân thực và được Thiên Chúa mặc khải trong mỗi tôn giáo” (Arians of the fourth Century, 1, 3). Cha cho  rằng “ tự do về các biểu tượng và bài viết là tình trạng mức độ hiệp thông Kitô giáo cao cả nhất”, nhưng đó là “đặc ân riêng biệt của Giáo Hội nguyên thủy” (Sđdt. 1,2)

Thậm chí năm 1877, cha còn công nhận rằng “Một tôn giáo gồm nhiều giai cấp lớn lao và tách biệt, nên luôn cần có một nền giáo lý công khai và riêng tư đến chừng mực nào đó”. (Prophetical Office, lời nói đầu lần biên tập thứ ba). Ngoài những điều chấp nhận này, tư tưởng cha nói rõ về phát triển giáo lý và điều quả quyết cha hùng hồn nói về tính tối thượng của lương tri khiến một số người chỉ trích rằng, mặc dù cha hoàn toàn phản bác ngược lại, chính Cha vẫn còn cái gì cho thấy cha là một người phóng khoáng.

Nhưng chắc chắn cha giải thích theo ý thích riêng của cha và chấp nhận từng mục của bộ tín điều Công giáo Rôma. Thậm chí  cha còn đi xa hơn thế, như chấp nhận giáo hoàng bất khả ngộ trong việc phong thánh. Và khi nói đến những hình thức đạo đức, cha thích tiếng Anh hơn tiếng Ý. Chính cha là một một trong những người đầu tiên giới thiệu thói quen ấy và nhiều nghi thức đặc biệt của Giáo Hội địa phương Roma vào nước Anh. Khảu hiệu cha chấp nhận vẽ trên huy hiệu hồng y của cha – Cor ad cor loquitur, và đó là huy hiệu cha bào người ta ghi khắc trên tấm bia kỷ niệm tại Adgebaston- Ex umbris et imaginibus in veritatem. Dường như điều ấy bộc lộ rõ nét nhất về bí quyết cuộc đời của cha. Người đương thời và cả các sinh viên sau này đều coi bí quyết đó là một điều đáng chú ý có sức hấp dẫn tức khắc nếp sống đạo hạnh và luôn tìm kiếm, âu yếm và có nghiêm khắc tự chế 

7. Chung Quanh Vấn Đề Giới Tính 

Giới tính của Newman và câu lạc bộ của cha từ lâu đã là đề tài người ta đoán non đoán già. Nhiều chứng cớ hiển nhiên đều không rõ ràng. Năm 1864, Charles Kingsley đã tấn công ầm ĩ vào Newman. Cuộc công kích này khiến Newman viết tập Apologia Pro Vita Sua, có chứa đựng nhiều ngôn ngữ giới tính hóa kiểu Kingsley. Cuộc công kích này có thể giải thích như một tranh biện về ý nghĩa của nam tính. Những người khác viết ràng Newman  thiếu nam tính và có “nữ tính đặc trưng”

Tư tưởng cho rằng Phong Trào Oxford hàm chứa một luồng ý nghĩa về tính dâm dục đồng giới (homoeroticism) được Geoffrey Faber bình dân hóa trong cuốn Oxford Apostles (1933). Trong đó, tác giả này mô tả Newman như một người đồng tính được lý tưởng hóa với đặc tính nữ. Chắc chắn Phong Trào Oxford đã hấp dẫn nhiều thanh niên nhiệt tính và một số tình bạn hữu nam mạnh mẽ được gây dựng, dù trong thế giới nam có tự chế của Đại Học Oxford, và điều này khó gây nhạc nhiên.

Newman đã không xa lánh tình bạn với nữ giới, nhưng những đàn bà này luôn luôn cách xa. Không có bằng chứng cho thấy cha từng bị quyến rũ làm giao hợp dị giới. Từ 15 tuổi, câu thâm tín rằng chính ý Chúa muốn cậu sống độc thân. Tại Oxford cha giảng rằng cuộc sống độc thần (celibacy) là “tình trạng một đời sống cao cả, mà nhiều người không thể khát vọng”. Những quan hệ cảm xúc  sâu sa nhất cha có là với các thanh niên làm môn đồ của cha. Ngưới quan trọng nhất trong các đồ đệ này là Richard Hurell Froude chết năm 1836, và Ambrose St John, là người sống với Newman từ 1843.

Ôna này đã gia nhập Giáo Hội Công giáo Rôma trước Newman và làm thành viên của dòng Birmingham Oratory. Ông sống tại đó cho đến khi chết vào năm 1875.

Newman bị tác động sâu xa vì mất dần những người bạn thân này. Newman viết sau khi Ambrose St John năm 1875: “tôi đã từng nghĩ không có sự mất mát nào bằng mất mát một người chồng hay vợ, như tôi cảm thấy khó tin rằng bất cứ ai có thể lớn lao hơn, hay bất cứ đau đớn của một ai hơn nỗi đau của tôi”. Theo yêu cầu riêng của cha, cha được an táng trong cùng ngôi mồ chung với  Ambrose St John 

 8. Di chuyển Di Cốt 

Toà Thánh Vatican quyết định di chuyễn di cốt của cha từ Lickey Hills, gần Rednal, Worcestershire đến Dòng Oratory tại trung tâm Birmingham, chuẩn bị trước cho tiến trình tôn phong hiển thánh cho cha. Muốn di chuyển phải có phép của Bộ Tư Pháp Anh. Khu vực vừa được rào chung quanh bằng bờ rào thép mới. Khu đó gồm có tòa nhà miền quê của Dòng Oratory, một nhà nguyện táng xác và một nghĩa trang nhỏ.

Việc thành lập mới đây một hàng rào an ninh chung quanh khu vực vi sợ phá hoại khiến phải bàn cãi về phép qui hoạch với Hội Đồng Thành Phố địa phương Birmingham phải nằm trong vong đai xanh chỉ định; khu vực ấy có vẻ đẹp tự nhiên rất nổi bật, và là một công viên miền quê rộng lớn.

Tuy nhiên, giấy phép qui hoạch được giải quyết tại phiên họp ngày 22/7/2008 giữa cha Paul Chavasse, Tu Viện Trưởng Tu viện Oratory Birgmingham, và Cố vấn Peter Douglas Osborn, Chủ Tịch Uỷ Ban Hoạch Định. Các Cha thuộc Tu Viện Oratory phải sửa đổi hàng rào an ninh mới, phù hợp với các qui hoạch của Thành Phố Birmingham, và việc làm này cũng phải hoàn thành trong thời gian đã thỏa thuận. Sẽ không có kháng án công cộng nào và Thành phố sẽ không có hành vi pháp lý nào chống lại Tu Viện Oratory Birmingham. Nhưng không có chi tiết đặc biệt nào tiền trình sửa chữa hay tỉ lệ thời gian hoàn thành theo tường trình của báo chì ngày 6/8/2008.

Cuối cùng theo tuờng trình báo chí ngày 11/8/2008, chương trình bốc mộ và di chuyển hài cốt Hồng Y Newman được Bộ Trưởng Tư Pháp Anh coi như trường hợp đặc biệt, dù luật pháp thế kỷ 19 không cho phép bốc tử thi khỏi một nghĩa trang chuyển đến một ngôi mộ ở nhà thờ. Ngày 11/8/2008, nhân kỷ niệm ngày cha chết thứ 118, vào năm 1890, Bộ Tư Pháp đã cho phép các đô tùy chuyển tử thi của cha từ nghĩa địa tại Rednal, Wocester, đến một nơi an nghĩ danh dự tại Tu Viện Birmingham sau này trong năm 2008.

Đề nghị di chuyển tử thi Newman đã làm cho một số người tranh đấu cho quyền đồng tính lên tiếng. Họ coi đó là mưu toán có suy tính, đòi tách biệt cha khỏi Ambrose St John, từng được chôn chung với cha, bất chấp ước nguyện cá nhân của cha. Peter Tatchell, hăng hái bênh vực quyền đồng tín, đã mở màn tranh biện trên một bài báo trong tờ The Times, ngày 19/8/2008. Ông cáo giáo Vatican muốn phá hủy công trình văn hóa đạo lý, và nhắc lại phê bình của ông trên chương trình ‘Chủ Nhật’ qua Đài Phát Thanh BBC4, ngày 24/8/2008.

Hồng y Newman nhắc lại đến ba lần cha ước nguyện được chôn với người bạn cha, rất ngắn trước khi cha chết năm 1890.

Tôi hết lòng ước ao được chôn trong ngôi mộ với cha Ambrose St John – và tôi chủ ý coi điều này là ước nguyện cuối cùng của tôi như một mệnh lệnh”. Ông viết và thêm vào sau này “Tôi khẳng định và nhấn mạnh đến điều này”.  

9. Newman Và Manning 

Hai khuôn mặt lớn trong Giáo Hội Công Giáo Rôma thế kỷ 19 tại Anh đều làm Hồng Y và thuộc Hàng Giáo Phẩm Anh giáo trước kia. Tuy nhiên giữa hai người không có mấy đồng cảm. Có lẽ dường như chắc chắn là họ có thể là những người cạnh tranh nhau, gi1ông như hai ngọn đèn trong một thế giới nhỏ bé. Nhưng còn có nhiều hơn thế.

Ngoài cạnh tranh tự nhiên giữa St Jerome và St Augustine, dường như thiếu đồng cảm giữa một nhà thần học và một mục tử thực dụng, giữa một học giả và một doanh nhân. Bản tính của Newman như ta thấy trên, có phần nhu nhuyễn của nữ tính, còn Hồng Y Henry Edward Manning là một người ngoại hướng. Một người suốt đời độc thân sống trong thế giới Oxford toàn đàn ông  và dòng tu Công giáo , người kia  là một người góa vợ yêu dấu. Một người là một lấy Viện Đại Họ làm nơi đổn lũy, người kia là quán quân loại đàn ông làm việc.

Không thể đặt nhãn hiệu tự do và bảo thủ cho Newman va Manning. Thực kiện cải đạo sang Công giáo tại Anh giữa thế kỷ 19 khiến người ta xem họ như những người tổng phản động trong các câu lạc bộ đương thời. Nhưng trong bối cảnh Công giá, Newman được người ta coi như phóng túng hơn về thần học, vì ông có dè dặt về tuyên ngôn Giáo Hoàng vô khả ngộ. Manning ủng hộ tuyên ngôn chính thức. Tuy nhiên chính Manning lại có quan điểm hiện đại hơn về các vấn đề xã hội. Quả thực có thể người ta coi Manning như người tiên phong vĩ đại trong giáo huấn Công giáo về công bằng xã hội. Manning có vai trò quan trọng hình thành thông điệp nổi danh Rerum Novarum của Giáo Hoàng Lêô XIII. Đều này khiến Manning tỏ ra nghiêng về “cánh tả” hơn Newman.

Manning thay đổi lịch sử. Không phải Manning là quán quân về công bằng xã hội cho Giáo Hội Công giáo, mà nhiều thợ thuyền Âu châu và Mỹ Châu đã mất. Uy tín bình dân của Manning khiến Giáo Hội Công giáo Anh đáng kính trọng và cóảnh hưởng lớn, sau những năm bị bách hại. Nhưng Newman cũng thay đổi lịch sử, thach thức nền tảng thần học của giáo Hội Anh. Newman khiến nhiều tín đồ Anh giáo chất vấn tư cách chi thể của mình trong  thân thế đó. Thật sư có đông đảo tìn đồ Anh giáo cải đạo sang Công giáo Rôma.   

Thay Cho Một Kết Luận: Lý Do Hồng Y Newman Được Phong Thánh  

Năm 1991, Newman được phong Chân Phước sau khi Thánh Bộ Lý do Thánh Nhân (Sacred Congregation for the Causes of Saints) khảo sát cuộc đời và công trình Hồng Y. Một phép lạ diễn ra do Newman cầu bầu được điều tra đầy đủ và Vatican chấp nhận, trước khi Hồng Y được phong chân phước. Muốn phong hiển thánh, phải có phép lạ thứ hai do Chân Phược cầu bầu. 

Trường Hợp Phép Lạ Khỏi Bệnh của Phó Tế Vĩnh Viễn Jack Sullivan ở Boston, Massachusetts 

Tháng 10/2005, LM Paul Chavasse, Tu Viện Trưởng của Birmingham Oratory, là thỉnh cáo viên chịu trách nhiệm về lý do phong thánh, thông báo có một phép lạ chữa lành đã xảy ra. Jack Sillivan , một thầy sáu ở Mansfield , Massachusettes, Hoa Kỳ  đã cho rằng ông khỏi bệnh thoái hóa cột sống nhờ Hồng Y Newman cầu bầu. Sự kiện này được Tổng Giám Mục Boston phán quyết là một phép lạ. Chính vị Tổng Giám Mục này có trách nhiệm xác định sự việc này thành một phép lạ. Tháng 8, 2006, TGM Boston Sean O’Malley cho biết đang chuyển chi tiết sự việc đến Vatican.

Đến 24/4/2008, Thư ký các Giáo Phụ thuộc Oratory Birmingham thông báo Ủy Ban Xét Nghiêm Y Khoa (consulta Medica) tại Thánh Bộ Lý Do các Thánh Nhân đã hội họp ngày đó và đồng thanh bỏ phiếu cho rằng việc Sullivan khỏi bệnh cột sống thách thức bất cứ giải thích khoa học hay y khoa nào. Lý do này còn chờ đợi các cố vấn thần học bỏ phiếu về điều được cho là phép la trước khi chuyển đến Bộ Lý Do Các Thánh Nhân. Cơ quan này có nhiệm vụ khuyến cáo Giáo Hoàng Biển Đức XVI có thể công bố việc Hồng Y Newman được tôn phong chân phước.

Bộ Phong Thánh chính thức nhìn nhận ông Jack Sullivan, một phó tế vĩnh viễn thuộc Tổng Giáo Phận Boston (Hoa Kỳ), đã được khỏi bệnh do sự cầu bầu của HY Newman. Sullivan năm nay 70 tuổi, làm mục vụ giáo xứ và cho các tù nhân, đã mắc phải “bệnh đau cột sống vô cùng hiểm nghèo”.

Nói với The Times Online, Sullivan cho biết ông đã bắt đầu cầu xin HY Newman sau khi Bộ Phong thánh khuyến khích việc cầu với ngài.

Sullivan nói: "Nếu không có sự cầu bầu của ĐHY Newman, chắc hẳn là tôi sẽ không thể nào hoàn thành những rèn luyện cần thiết để được phong phó tế của TGP Boston. Tôi cũng không thể tiếp tục trong nghề tôi đã chọn là làm thẩm phán để giúp đỡ gia đình."

Sullivan nói ông đã có "những trải nghiệm vô cùng sâu sắc về thực tại tình yêu của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta, đặc biệt là trong những giây phút khó khăn và đau khổ cùng tận."

Ông nói tiếp:

"Tôi đã phát triển được một mối quan hệ đích thực với ĐHY Newman trong kinh nguyện mỗi ngày, và tôi cũng luôn cố gắng chuyển tiếp những quà tặng huyền diệu mà tôi đã nhận được cho những người tôi gặp."

Người phát ngôn Dòng tu do HY Newman thiết lập cho biết: Bộ Phong Thánh đã chỉ định 5 bác sỹ vào Ủy ban Y khoa, và hồi tháng 04-2009, họ đã đồng loạt bỏ phiếu nhìn nhận việc ông Sullivan khỏi bệnh là không thể giải thích được về mặt y học.

Giờ đây Bộ Phong Thánh đang chuẩn bị hồ sơ đầy đủ về cuộc đời của HY Newman để trình lên Đức Thánh Cha, và chỉ duy mình Giáo Hoàng mới có thể ký sắc lệnh nhìn nhận phép lạ do HY Newman cách rộng rãi.

Một khi được phong chân phước, phải có thêm một phép lạ nữa để có thể phong thánh cho HY Newman. Lúc này chưa rõ rằng liệu nghi lễ phong chân phước cho HY Newman sẽ được cử hành tại Rome hay tại Vương cung Thánh đường Wesminter ở Luân Đôn, Anh quốc.  

Cần xác định phép lạ thứ hai trước khi Hồng Y Newman có thể được tôn phong hiển thánh. Thánh Bộ Lý Do Các Thánh Nhân của Tòa Thánh Vatican chờ xem xét trường hợp một cư dân 7 tuổi thường trú tại New Hampshire. Anh hoàn toàn khỏi bệnh chấn thương đầu thường vẫn chịu đau đón, vì tai nạn xe hơi, sau khi xin Hồng Y Newman cầu bầu.

GH Biển Đức XVI đích thân quan tâm đến chính nghĩa của Newman. Linh mục Chavasse đã phổ biến đến chú thích của ngài tại Michaelmas trong bữa ăn tối năm 2006 của Oxford University Newman Society (họp tháng 11), gợi ý rằng GH Biển Đức XVI quan tâm riêng đến chính nghĩa của Newman.

Linh mục Paul Chavasse, Tu Viện Trưởng của Tu Hội được HY Newman đã sáng lập ở Birmingham cho hay nhiều thư từ viết cho Tu Hội, nói tới những sự kiện lạ được cố Hồng Y chuyển cầu.

Trong một bài viết đăng trong Bản Tin Giáo phận Birmingham xuất bản, nhân sinh nhật của cố Hồng Y, thì linh mục Chavasse cho hay: "So sánh với tiến trình phong thánh Mẹ Têrêsa thành Calcuta, thì tiến trình phong thánh cố Hồng Y chậm hơn! Nhưng năm nay có nhiều tiến triển, hy vọng  sắp phong thánh cho Ngài."

Linh mục Chavasse cho hay nay có nhiều thư từ trên khắp thế giới viết gửi cho Tu Hội, cho hay co nhiều can thiệp nhờ lời cầu bầu của cố Hồng Y. Đặc biệt ba trường hợp được chữa lành: Hai trường hợp được chữa lành xảy ra ở Mỹ và một ở Áo. 

Newman: Tiến Sĩ Giáo Hội Hậu Công Đồng Vatican II ? 

Theo nguồn tin Zenit ngày 9/7/2009, một học giả chuyên nghiên cứu về cuộc đời Hồng Y John Henry Newman đang giải thích về tầm quan trọng của người Tôi Tớ Chúa trong Giáo Hội Sau Công Đồng Vatcan 2.

Ian Ker là giáo sư tại Đại Học Oxford, và tác giả cuốn “John Henry Newman: Một tiểu sử”. Cuốn sách ấy được xuất bàn lần đầu năm 1988 và được tái bản tuần qua. Trong một bài báo xuất bản hôm nay trên tờ The Catholic Herald của Anh, Ker quả quyết rằng Hồng Y Newman sẽ được xem là “Tiến Sĩ Giáo Hội Thời Hậu Công Đồng”.

Ngày 3/7/2009, Giáo Hoàng Biển Đức loan bào chấp nhận một phép lạ nhờ Hồng Y Newman cầu bầu, và xúc tiến chính nghĩa t6o phong hiển thánh cho Ngài.Tôi tớ Chúa đã được chấp nhận phong Chân Phước sau khi có phép la một phó tế vĩnh viễn được chữa lành bệnh cột sống hiểm nghèo nhờ Ngài cầu bầu.

Ker nói người ta luôn hỏi tôi: “tại sao, chẳng hạn, nhà sáng lập Opus Dei đã có thể được phong thánh tương đối nhanh sau khi chết, trong khi Hồng Y còn chưa được phong chân phước.”

Ông giải thích rằng “đó là vì các thánh viên Opus Dei chăm lo xin nhà sáng lập họ cầu bầu, còn những người nghiên cứu và viết về Hồng Y thì không lo.”Tuy nhiên ông nói thêm “trong những năm tới đây, toàn thế chuyện này đều thay đổi.” 

Tầm Quan Trọng Lịch Sử 

Ker quả quyết Giáo Hoàng nhấn mạnh “việc phong Newman làm Chân Phước có tầm quan trong lớn lao cho Giáo Hội.” Hồng Y thường được gọi là “Giáo phụ Vatican II”, vì ngài đã nói trước những chủ đề cốt yếu của công đồng” theo học giả giái thích.

Ông nói tiếp: “Mà nếu Newman là một nhà thần học canh tân hay triệt để, thì ngài chỉ là thế vì Ngài là một nhà thần học lịch sử sâu xa 

Ker quả  quyết:

"Ở chỗ nào mà Newman nói trước về công đồng trong thần học của ngài, thì ngài luôn luôn cẩn trọng để không quá lời, không mất quân bình.”

"Chẳng hạn người ta biết rõ Newman đế cao chính nghĩa của giáo dân, nhưng không hề quan niệm một thứ giáo dân đối lập với giáo phẩm.”

"Từ nghiên cứu về các Giáo Phụ Hy Lạp, Ngài hiểu rằng Giáo Hội trước hết là niềm hiệp thông bí tích, một cộng đồng hữu cơ mà Vatican I I ấp ủ trong hai chương mở đầu của Hiến Chế về Giáo Hội.”  

Học giả lưu ý rằng Hồng Y, đắm mình trong lịch sử, “hiểu rất rõ rằng các công đồng chuyển động “trong những tuyên ngôn […] trái nghịch hoàn thành, bổ túc, thay thế nhau.”

Ông nói tiếp: “Việc Vatican I định nghĩa quyền bất khả ngộ của Giáo Hoàng cần được bổ sung, thay đổi theo giáo huấn rộng rãi hơn về Giáo Hội. Như thế Newman đã tiến đoán đúng như thế, cần có một công đồng khác hiệu chỉnh cộng đồng ấy.”

“Nhưng Vatican II cần bổ túc và thay đổi. Newman đã đánh giá nghiên khắc rằng các công đồng có nhu64ng hậu quả không chủ ý qua điều công đồng tuyên bồ và điều công đồng không tuyên bố.”

Như thế, Ker nói, một vấn đề mà Công đồng Vatican yên lặng trở nên một chủ đề chính của triều giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Phúc Âm Hóa

Học giả tiên đoán rằng vì Newman hiểu biết và phong phú hóa các quan điểm này về lịch sử giáo hội, Ngài sẽ được coi như một “Giáo Phụ của Vatican II”, ma còn là “Tiến sĩ Giáo Hội Hậu Công Đồng”  

Những Công Trình Sáng Tác Của Newman

  

TT

Tên Tác Phẩm

Năm XB

Chú thích

Thời Gian Làm Tín Đồ Anh giáo

 

 

Arians of the Fourth Century - Người Arians thuộc Thế Kỷ Thứ Tư 

1833

 

 

Tracts for the Times - Truyền Đơn Cho Thời Đại 

1833-1841

 

 

British CriticPhê Bình Nước Anh

1836-1842

 

 

On the Prophetical Office of the Church - Về Sứ Vụ  Phát Ngôn Của Giáo Hội

1837

 

 

Lectures on Justification - Diễn Giảng Về Công Chính Hóa

1838

 

 

 

 

 

 

Parochial and Plain Sermons – Các Bài Giảng Trọng Thể và Bình Thường

 

1834-1843

 

 

Select Treatises of St. Athanasius 

Tuyển Luận của Thánh Athanasius

1842,1844

 

 

Lives of the English Saints  - Đời Sống Các Thánh Người Anh

 

1843-44

 

 

Essays on Miracles - Luận Đề Về Các Phép Lạ

1826, 1843

 

 

Oxford University Sermons – Bài Giảng Đại Học Oxford

1843

 

 

Sermons on Subjects of the Day -Bải Giảng Về Các Chủ Đề Trong Ngày

1843

 

 

Essay on the Development of Christian Doctrine Luận Đế Về sự Phát triển của Giáo Lý Kitô giáo

1845

 

 

Retractation of Anti-Catholic Statements – Rút Lại Các Phát Biểu Chống Công Giáo

 

1845

 

Thời Gian Làm Tín Đồ Công Giáo

 

Loss and Gain- Mất Và Được (novel tiểu thuyết)

1848

 

 

Faith and Prejudice and Other Sermons - Đức Tin và Thiê n Kiến và Những Bài Giảng Khác (various linh tinh)

 

 

 

Discourses to Mixed Congregations - Diễn Văn Cho Các Hội Đoàn Khác nhau

1849

 

 

Difficulties of Anglicans – Các Khó Khăn của Tín Đồ Anh giáo

1850

 

 

Present Position of Catholics in England - Vị Trí Hiện Nay Của Ngời Công giáo tại Anh

1851

 

 

Idea of a University – Tư Tưởng Về Một Đại Học

1852 và 1858

 

 

Cathedra Sempiterna – Ngai Tòa muôn đời

1852

 

 

Callista 

truyện, 1855

 

 

The Rambler (editor) - Người Ngao Du

1859 –1860

 

 

Apologia Pro Vita Sua (autobiography) - Biện Hộ Cho Đời Mình (tiểu sử tự thuật)

1865- 1866

 

 

Letter to Dr. Pusey – Thư Gửi Ts Pusey

1865

 

 

The Dream of Gerontius - Giấc Mơ Của Gerontius

1865

 

 

An Essay in Aid of a Grammar of Assent - Một Tiểu Luận Trợ Giúp Một Ngữ Pháp Đồng Tình

1870

 

 

Sermons Preached on Various Occasions (various) – Bài Giảng vào nhiều dịp linh tinh (linh tinh)

1874

 

 

Letter to the Duke of Norfolk – Thư gửi Cho Quận Công Norfolk

1875

 

 

Five Letters – Năm Lá Thư

1875

 

 

Sermon Notes – Chú Giải Các Bài Giảng

1849-1878

 

 

Select Treatises of St. Athanasius - Những luận đề của Thánh Anasthsius

1881

 

 

On the Inspiration of Scripture - Về Linh Ứng Của Kinh Thánh

1884

 

 

Development of Religious Error – Phát Triển Sai Lầm Tôn Giáo

 

1885

 

Các Tác Phẩm Linh Tinh Khác

 

Addresses to Cardinal Newman and His Replies, with Biglietto Speech – Nói Với Hồng Y Newman Và Trả Lời Của Ngài, Với Diễn Văn Của Biglietto

 

1879

 

 

Discussions and Arguments (various) – Tranh Luận và Bằng Chứng (linh tinh)

 

1872

 

 

Essays Critical and Historical (various) - Luận Đề Có Tính Phê Bình và Lịch Sử (Linh Tinh)

 

1871

 

 

Historical Sketches (various) - Những Bức Họa Lịch Sử (Linh Tinh)

 

1872

 

 

Historical Tracts of St. Athanasius - Truyền Đơn Lịch Sử Của Thánh Anasthasius

1843

 

 

Tracts Theological and Ecclesiastical (various) - Truyền Đơn Thần Học Và  Giáo Hội

 

1871

 

  

NhữngTài Liệu Khác Được Nhiều Tác Giả, Nhất Là Newman Society, Viết Về Cuộc Đờì Và Sự Nghiệp Của Newman 

The Literary and Historical Society, University College Dublin.

"Un uomo finito": website for the theater play about John Henry Newman and Giovanni Papini (in italian)  

Công Trình Của Hiệp Hội Newman (Newman Societies) 

Cardinal Newman Society (US)

Holy Cross Cardinal Newman Society

Newman Catholic Student Center (University of North Carolina)

International Centre of Newman Friends

McGill Newman Students Society

Oxford University Newman Society

University College Dublin Newman Society

Venerable John Henry Newman Association (USA)

Bucknell University Newman Society

Cardinal Newman College, Preston, England

The John Henry Newman Roman Catholic School, Stevenage, England

Cardinal Newman Catholic school, Brighton, England.

Cardenal Newman College, Buenos Aires, Argentina

Newman University College, Birmingham, England

Newman Centre, St. Thomas More College (University of Saskatchewan, Saskatoon, Saskatchewan, CAN)

Thân Thế và Các Tác Phẩm

Newman 101An Introduction to the Life and Philosophy of John Cardinal Newman

Newman Reader - Works of John Henry Newman

John Henry Newman: Portraits

John Henry Newman: "Father" of Vatican II

Christina Rossetti's Cardinal Newman

Catholic Encyclopaedia: John Henry Newman

National Institute for Newman Studies, Pittsburgh, PA

Cause

1996 article on the canonisation process

Promulgation of Newman as venerable (in Latin)

Các tác phẩm khác có nói về Newman

Cyril Bibby's T.H. Huxley: Scientist Extraordinary.

Courtney (2004)

[Anon.] (1911) "John Henry Newman" Encyclopedia Britannica

Arians of the Fourth Century

S. Gilley, Newman and his Age, London 1990.

G. Faber, Oxford Apostles: A Character Study of the Oxford Movement, London 1933

D. Hilliard, ‘UnEnglish and Unmanly: Anglo-Catholicism and Homosexuality’, Victorian Studies, 25, 2 (1982)

J. H. Rigg, Oxford High Anglicanism and its Chief Leaders, London, 1895

I. Ker, John Henry Newman: A Biography, Oxford, 1988

Vatican orders Cardinal Newman to be parted from priest friend in shared grave - Telegraph

http://www.timesonline.co.uk/tol/comment/faith/article4566639.ece Gay rights activist accuses Vatican of "moral vandalism"}

Catholic World News, 'Beatification soon for Cardinal Newman?', October 20, 2005

BBC News, 'Miracle hope for new sainthood'

Morgan, Christopher. "Victorian cleric put on path to sainthood." The Sunday Times. 20 Apr 2008.

The Sunday Times, 'Miracles set to make British cardinal a saint', August 6, 2006  

Thư Tịch Tổng Hợp

This article incorporates text from the Encyclopædia Britannica Eleventh Edition, a publication now in the public domain.

Arthur, James & Nicholls, Guy (2007). John Henry Newman: Continuum Library of Educational Thought. London: Continuum. ISBN 0-8264-8407-7. 

Courtney, W. P. (2004) "Badeley, Edward Lowth (1803/4–1868)", rev. G. Martin Murphy, Oxford Dictionary of National Biography, Oxford University Press, accessed 22 July 2007 (subscription required)

Gilley, S. (2002). Newman and His Age. London: Darton,Longman & Todd Ltd. ISBN 0-232-52478-5. 

Martin, Brian (2000). John Henry Newman. London: Continuum. ISBN 0-8264-4993-X. 

Lytton Strachey "Eminent Victorians" (1918).

Meriol Trevor "The pillar of the cloud" (1962)  

Một Số Tài Tham Khảo  

- L. Bouyer, The Roman Socrates (tr. 1958).

The Columbia Electronic Encyclopedia, 6th ed. Copyright © 2007, Columbia University Press.

- http://www.infoplease.com/ce6/people/A0838773.html

- http://www.infoplease.com/ce6/society/A0836782.html]

- http://en.wikipedia.org/wiki/Oratory_of_Saint_Philip_Neri

- http://en.wikipedia.org/wiki/John_Henry_Newman

- Anthony Lê: Đức Hồng Y John Henry Newman với Lời Cầu Nguyện Cho Hiệp Nhất

VietCatholic News (10 Jan 2008 08:15)

http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=50918

Anthony Lê: Tiến Triển Đầy Hy Vọng trong Hồ Sơ Phong Thánh cho Đức Hồng Y John Newman

VietCatholic News (10 Jan 2008 07:38)

http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=50916

- Nguyễn Hữu Quảng: Ba phép lạ có thể đưa Hồng Y Newman lên hàng hiển thánh.

VietCatholic News (21 Feb 2004 04:45)

http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=15931

- Huỳnh Mai Trác: Chứng nhân : Đức Hồng Y John Henry Newman

VietCatholic News (09 Sep 2008 07:22)

http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=58266

- Nguyễn Minh Trung: Vatican công nhận phép lạ của Đức Hồng Y Newman

VietCatholic News (24 Jun 2009 23:16)

http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=68568

Chứng nhân : Đức Hồng Y John Henry Newman

PT Huỳnh Mai Trác (09-Sep-2008 07:22)

Chính quyền Anh Quốc cho phép cải táng Hài Cốt của ĐHY Newman

Đặng Thế Dũng (14-Aug-2008 20:31)

Đức Hồng Y John Henry Newman với Lời Cầu Nguyện Cho Sự Hiệp Nhất

Anthony Lê (10-Jan-2008 08:15)

Tiến Triển Đầy Hy Vọng trong Hồ Sơ Phong Thánh cho Đức Hồng Y John Newman

http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=68568

Lời Cầu nguyện cho Hiệp Nhất

http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=50918

http://mail.google.com/mail/?ui=2&zx=1490jllz5607o&shva=1#inbox/122625a59e4d8d0b 

Oakland, CA, 30/8/2008.7 Đỗ Hữu Nghiêm

Tác giả: Gs. Đỗ Hữu Nghiêm

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!

Từ khóa » Thánh John Henry Newman