Hợp Chất Nào Sau đây Của Sắt Vừa Có Tính Oxi Hóa ...

Tính khử hay tính oxi hóa của một chất là khả năng nhường hoặc nhận điện tử (electron) của chất đó.

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng xảy ra quá trình oxi hóa và quá trình khử. Trong phản ứng oxi hóa khử electron đi từ bên chất này sang bên kia: chất khử thì nhường electron đi còn chất oxi hóa thì nhận được electron.

Để xác định các chất hay quá trình trong phản ứng oxi hóa-khử có câu học thuộc: Khử thì cho – O thì nhận; quá trình thì ngược lại, nghĩa là: – Chất khử là chất cho electron – Chất oxi hóa là chất nhận electron – Quá trình khử là quá trình nhận electron – Quá trình oxi hóa là quá trình nhường electron

Bài tập trắc nghiệm về quá trình oxi hóa – khử:

Câu 1: Cho dãy các chất: Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất trong dãy có cả tính oxi hóa và tính khử là:

A. 8. B. 7. C. 6. D. 5.

Đáp án chính xác: B

Giải thích: 7 chất hợp chất sắt của sắt vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử bao gồm FeO, Fe3O4, FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4.

Ở phản ứng nhiệt phân Fe(NO3)3 thì được gọi là phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử nên sẽ chứng minh được là Fe(NO3)3 có cả tính oxi hóa và tính khử. Ngoài ra còn 1 phần kiến thức nữa là Fe2(SO4)3 cũng xảy ra phản ứng nhiệt phân tạo Fe2O3, SO2, O2, phản ứng này chứng tỏ Fe2(SO4)3 có cả tính oxi hóa và tính khử, tuy nhiên trong SGK hiện hành thì không đề cập đến vấn đề này và do phản ứng nhiệt phân Fe2(SO4)3 xảy ra ở nhiệt độ rất cao nên nó được xem như bền nhiệt và không tính ở đây.

Tuy nhiên do tranh cãi ở 2 hợp chất Fe(NO3)3 và Fe2(SO4)3 đã từng xảy ra ở đề thi ĐH năm 2009 nên sẽ chắc chắn câu hỏi này sẽ không xuất hiện trong đề thi ĐH các năm sau nữa.

Câu 2: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ?

A. FeO                                  B. Fe2O3

C. Fe(OH)3                            D. Fe(NO3)3

Đáp án chính xác: A

Giải thích:

FeO + H2 → Fe + H2O 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 5H2O

Do Fe chưa có số oxi hóa cao nhất nên nó có cả tính khử và tính oxi hóa.

Câu 3: Khử hoàn toàn 0,3 mol một oxit sắt FexOy bằng Al thu được 0,4 mol Al2O3 theo sơ đồ phản ứng sau: FexOy + Al → Fe + Al2O3

Công thức của oxit sắt là

A. FeO.                                 B. Fe2O3.

C. Fe3O4                                D. không xác định được.

Đáp án chính xác: C

Câu 4: Cho các chất : Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe304, Fe203, Fe(N03)2, Fe(N03)3, FeS04, Fe2(S04)3, FeC03. Cho từng chất trên lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thì số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là

A. 8.                     B. 5.                   C. 7.                     D. 6.

Đáp án chính xác: C

Câu 5: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(N03)2, Fe(OH)3 và FeC03 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là

A. Fe304.               B. FeO.               C. Fe.                   D. Fe203.

Đáp án chính xác: D

Câu 6: Nhận định nào sau đây sai ?

A. Sắt tác dụng được với dung dịch CuSO4

B. Sắt tác dụng được với dung dịch FeCl3.

C. Sắt tác dụng được với dung dịch FeCl2.

D. Đồng tác dụng được với dung dịch FeCl3.

Đáp án chính xác: C

Từ khóa » Số Chất Mà Nguyên Tố Fe Có Tính Khử Là