Hợp đồng đặt Cọc Mua Bán Nhà đất Có Cần Công Chứng Không

 

Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc vật có giá trị khác  trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Pháp luật không bắt buộc Hợp đồng đặt cọc phải công chứng, chứng thực. Trường hợp các bên chỉ ký giấy tay thì HĐ đặt cọc vẫn có giá trị pháp lý, theo Điều 328 BLDS 2015.

Tuy nhiên trên thực tế tham gia tố tụng tại Tòa án thì Ls khuyến khích các bên nên đi công chứng HĐ đặt cọc, bởi điểm lợi về chứng minh chứng cứ, đó là khi xảy ra tranh chấp thì HĐ được công chứng được coi là chứng cứ không cần chứng minh; còn HĐ giấy tay nhiều khi xảy ra tranh cãi vì 1 bên cho rằng chữ ký giả, phải giám định chữ ký chữ viết.

 

Khi Hợp đồng đặt cọc phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất:
  1. Thông tin chủ nhà: Đối chiếu thông tin trên chứng minh nhân dân với sổ hồng.
  2. Cầm bản photo sổ hồng đem lên phường hoặc khu phố để hỏi thông tin chủ nhà và thông tin nhà đất có đang tranh chấp hòa giải tại địa phương hay không.
  3. Mang giấy photo Sổ hồng đến Phòng Công chứng để hỏi thông tin xem nhà đất có bị ngăn chặn công chứng hay không.
  4. Kiểm tra các trang bổ sung trên sổ hồng để biết nhà đất có đang đăng ký giao dịch bảo đảm hay không.
  5. Kiểm tra quy hoạch: Có thể kiểm tra tại Địa chính xã/phường; Phòng Quản lý đô thị hoặc bộ phận kiểm tra quy hoạch tại các Uỷ ban nhân dân Quận/Huyện nơi bất động sản toạ lạc.
  6. Nếu có điều kiện thì thực hiện đo vẽ nhà đất, tránh trường hợp diện tích nhà đất thực tế chênh lệch với ghi trên Sổ Hồng.
  • Nội dung cơ bản của Hợp đồng đặt cọc:
  1. Cần có thông tin, chữ ký của chủ nhà đất, lưu ý trường hợp 1 người đứng tên sổ hồng nhưng tài sản chung vợ chồng hoặc hộ gia đình thì phải có chữ ký của những người đồng sở hữu còn lại.
  2. Nêu cụ thể số tiền cọc, thời gian giao nhận cọc. Mục đích đặt cọc để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng hoặc cả giao kết và thực hiện hợp đồng chính thức.
  3. Nghĩa vụ và thời hạn thực hiện nghĩa vụ của các bên trong việc ký hợp đồng chính thức, các đợt thanh toán tiếp theo, nghĩa vụ chịu thuế, phí, lệ phí theo quy định.
  4. Phạt cọc: quy định cách xử lý tiền đặt cọc khi các bên không vi phạm nghĩa vụ; mức phạt cọc, thời gian trả tiền khi có bên vi phạm nghĩa vụ.
  5. Cam kết chung của các bên về vấn đề quyền sở hữu duy nhất, đất không đang kê biên, thế chấp, không có tranh chấp, cam kết thông tin nhân thân và sự tự nguyện ký kết HĐ v...v
Chia sẻ:

Lưu ý: Bài viết nêu trên là ý kiến tư vấn của Luật sư, Luật gia, Chuyên gia pháp lý uy tín, giàu kinh nghiệm thuộc Hãng Luật Lâm Trí Việt. Tuy nhiên, nội dung bài viết chỉ mang tính chất định hướng, tham khảo vì lý do vụ việc cụ thể của mỗi Khách hàng có điểm khác biệt hoặc các văn bản pháp luật dẫn chiếu có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm Khách hàng tham khảo bài viết. Quý Khách hàng không nên tự ý áp dụng văn bản hoặc bài viết khi chưa có ý kiến chính thức của Luật sư. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Luật sư qua Đường dây nóng Luật sư: 0868 518 136 – 098 445 3801 hoặc Email: hangluatlamtriviet@gmail.com

Tin liên quan
  • Mua bán nhà đất qua vi bằng có giá trị pháp lý hay không? (08.10.2019)
  • Các bước thực hiện việc mua bán đất (03.12.2018)
  • Lưu ý khi mua bán (chuyển nhượng Quyền sử dụng) đất (03.12.2018)
  • Đất chưa có sổ đỏ có thể cho người khác thuê đất được không? (09.09.2017)
  • Điều kiện khi giao dịch nhà ở là sở hữu chung (28.08.2017)
  • Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là Việt kiều (17.08.2017)
  • Điều kiện để Việt kiều mua nhà tại Việt Nam (17.08.2017)
  • Phân loại đất và căn cứ xác định loại đất (02.08.2017)
  • Các trường hợp thu hồi đất theo Luật Đất Đai (02.08.2017)
  • Vụ việc Công ty Alibaba lừa đảo (08.10.2019)

Từ khóa » Sổ Hợp đồng đặt Cọc Nhà đất