Hợp đồng Hợp Tác Kinh Doanh BCC - FBLAW

Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là hình thức đầu tư được nhiều nhà kinh doanh quan tâm khi kinh doanh tại Việt Nam. Sau đây, FBLAW xin gửi trân trọng gửi đến quý khách hàng một số thông tin pháp luật xoay quanh chủ đề này. Nếu Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc, xin vui lòng liên hệ đến số 1900.0888.37 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Khái niệm về hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.

a. Định nghĩa.

  • Tại Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định:  “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế”.
  • Các bên trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là những tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh (nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thuộc quyền sở hữu nhà nước hoặc sở hữu tư nhân).
  • Số lượng chủ thể tham gia trong Hợp đồng BCC hoàn toàn tùy thuộc vào quy mô dự án và nhu cầu của các nhà đầu tư. Có thể sẽ do một bên thực hiện, hoặc cả 2 bên cùng thực hiện.
  • Hiện nay, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đang được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi đầu tư các dự án kinh doanh không yêu cầu pháp nhân. Các bên có thể chấm dứt hợp tác dựa trên những thỏa thuận đã định sẵn.
hop-dong-hop-tac-kinh-doanh-BCC
hop-dong-hop-tac-kinh-doanh-BCC

b. Đặc điểm của Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

  • Về chủ thể, Hợp đồng BCC có nhiều chủ thểm tham gia vào một công việc hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Đối tượng Hợp đồng hướng đến là những thỏa thuận, cam kết sẽ thực hiện. Khi hợp tác kinh doanh, các bên buộc phải lập thành văn bản, đây chính là cơ sở pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ các bên. Khi hợp đồng có hiệu lực pháp luật, các bên phải tuân thủ và thực hiện đúng các quy định của Hợp đồng.
  • Hợp đồng hợp tác mang bản chất là hợp đồng song vụ. Theo đó, các bên tham gia hợp đồng đều có các quyền và nghĩa vụ với nhau. Cơ sở để phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên căn cứ theo thỏa thuận và pháp luật quy định.
  • Theo Hợp đồng hợp tác, các bên giao kết phải đóng góp phần vốn góp, tài sản để thực hiện công việc theo thỏa thuận (Hợp đồng có đền bù). Trong quá trình thực hiện hợp đồng, lợi nhuận thu được sẽ chia cho các bên theo thả thuận, khi phát sinh thua lỗ các bên sẽ gánh chịu theo phạm vi đóng góp tài sản của mình.
  • Khi tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bên sẽ tồn tại độc lập, không có hay không phải thành lập một pháp nhân chung. Tức là các bên hoạt động độc lập theo vốn đầu tư của mình và tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh.

>>>Xem thêm: Luật đầu tư mới.

                        Hợp đồng nguyên tắc và các vấn đề liên quan.

c. Phân loại Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

– Căn cứ theo hình thức phân chia lợi nhuận:

  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC theo hình thức chia doanh thu, sản phẩm trước thuế.
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC theo hình thức chia lợi nhuận sau thuế.

– Căn theo quy định của pháp luật về kế toán

  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát. Tài sản đồng kiểm soát bởi các bên tham gia liên doanh chính là tài sản do các vên liên doanh mua, xây dựng và sử dụng với mục đích mang lại giá trị cho các bên tham gia liên doanh theo quy định hợp đồng liên doanh. Các bên tham gia liên doanh được ghi nhận phần giá trị tài sản đồng kiểm soát được hưởng, và là tài sản trên Báo cáo tài chính của mình.
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát. Đây là hoạt động liên doanh không thành lập cơ sở kinh doanh mới. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên doanh theo thỏa thuận tại hợp đồng. Hoạt động của hợp đồng liên doanh được các bên góp vốn thực hiện theo hoạt động kinh doanh thông thường của các bên.

2. Nội dung của Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.

Các nội dung chủ yếu của Hợp đồng hợp tác bao gồm:

  • Chủ thể tham gia Hợp đồng: Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hơp đồng, địa chỉ giao nhận hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án.
  • Mục tiêu, phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh.
  • Phần đóng góp của các bên tham gia, việc phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên ký kết Hợp đồng BCC.
  • Tiến độ, thời gian thực hiện hợp đồng.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia Hợp đồng BCC.
  • Các nội dung về sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng.
  • Trách nhiệm trong trường hợp có vi phạm hợp đồng, hình thức giải quyết tranh chấp….
hop-dong-hop-tac-kinh-doanh-BCC
hop-dong-hop-tac-kinh-doanh-BCC

3. Tài sản chung trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

  • Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.
  • Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất….phải thỏa thuận bằng văn bản của tất cả thành viên. Sự đinh đoạt tài sản khác sẽ do người đại diện của thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định:

  • Các thành viên hợp tác đều có trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung. Nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ, các thành viên hợp tác sẽ phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình.
  • Không phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng đối tá

4. Cơ chế hoạt động giữa các bên khi tham gia Hợp đồng hợp tác.

  • Việc thành lập Ban điều phối để vận hành thực hiện Hợp đồng hợp tác là điều cần thiết giữa các bên.
  • Cơ cấu, chức năng, phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của Ban điều phối sẽ do các bên thỏa thuận.
  • Nhà đầu tư nước ngoài trong Hợp đồng hợp tác được thành lập Văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện BCC. Thủ tục thành lập dựa trên quy định của pháp luật Đầu tư.
  • Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong Hợp đồng BCC có con dấu, được tuyển dụng lao động. Được mở tài khoản ngân hàng, ký kết hợp đồng và thực hện các hoạt động kinh doanh theo quy định tại Hợp đồng.

5. Về Rút khỏi Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.

Các trường hợp được rút khỏi khỏi Hợp đồng BCC:

  1. Theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  2. Việc rút khỏi phải có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn 1/2 tổng thành viên hợp tác.

Khi rút, các thành viên có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã góp, được chia theo phần tài sản trong khối tài sản chung. Phải thanh toán các nghĩa vụ theo như đã thỏa thuận tại Hợp đồng BCC.

6. Chấm dứt Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.

Các trường hợp chấm dứt Hợp đồng:

  1. Theo thỏa thỏa thuận của các thành viên hợp tác.
  2. Hết thời hạn đã thỏa thuận tại Hợp đồng BCC.
  3. Các bên đã đạt được mục đích hợp tác.
  4. Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  5. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Khi chấm dứt BCC, các bên phải thanh toán các khoản nợ phát sinh từ Hợp đồng. Trường hợp tài sản chung không đủ để thanh toán, các thành viên sử dụng tài sản riêng. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, sau khi thanh toán các khoản nợ, nếu tài sản chung vẫn còn, các bên sẽ được chia theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn đóng góp của mỗi người.

Trên đây là một số nội dung về Hợp đồng BCC. Để tìm hiểu thông tin chi tiết,  vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

>>>Xem thêm: Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?

                         Một số nội dung chính của Hợp đồng BOT.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 1900.0888.37
  • Email: tuvanfblaw@gmail.com
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Từ khóa » Trường Nghiệp Vụ Bcc