Hợp đồng Quyền Chọn Là Gì? Cách Thức Hoạt động Của ... - TheBank

Đăng nhập

Ghi nhớ đăng nhậpBạn quên mật khẩu? Đăng nhập

Hoặc đăng nhập bằng

Facebook Google Zalo

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký nhanh, miễn phí

Xác thực tài khoản

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại của bạn thông qua cuộc gọi tự động.

Mã OTP Mã OTP sẽ hết hạn sau 180 giây Đã hết thời gian nhập mã OTP. Vui lòng bấm TẠI ĐÂY để gửi lại mã OTP. Xác thực ngay Bỏ qua

Xác thực tài khoản

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại của bạn thông qua cuộc gọi tự động.

Mã OTP Mã OTP sẽ hết hạn sau 180 giây Đã hết thời gian nhập mã OTP. Vui lòng bấm TẠI ĐÂY để gửi lại mã OTP. Xác thực ngay Bỏ qua

Thông báo

Bạn đã yêu cầu gửi mã OTP quá số lần quy định, vui lòng thử lại vào ngày hôm sau! Đóng

Đăng ký tài khoản khách hàng

Bằng việc đăng ký, bạn đã đồng ý với TheBank về Thỏa thuận sử dụng và Chính sách bảo mật

Đăng ký

Hoặc đăng ký bằng

Facebook Google Zalo

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập

avatart

khach

icon Bảo hiểm
  • Bảo hiểm nhân thọ
  • Bảo hiểm sức khỏe
  • Bảo hiểm du lịch
  • Bảo hiểm ô tô
  • Bảo hiểm nhà
  • Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo
  • So sánh phí bảo hiểm sức khỏe
  • So sánh phí bảo hiểm du lịch
Thẻ tín dụng
  • Thẻ tín dụng
  • Tìm thẻ tín dụng tốt nhất
Vay vốn
  • Vay tín chấp
  • Vay tiêu dùng
  • Vay trả góp
  • Vay thế chấp
  • Vay mua nhà
  • Vay mua xe
  • Vay kinh doanh
  • Vay du học
Gửi tiết kiệm Chứng khoán
  • Chứng chỉ quỹ
Kiến thức
    • Tin tức
    • Tin mới (Newsfeed)
    • Góc nhìn
    • Ý kiến
    • Đóng góp bài viết
    • Kiến thức bảo hiểm
      • Kiến thức bảo hiểm nhân thọ
      • Kiến thức bảo hiểm sức khỏe
      • Kiến thức bảo hiểm du lịch
      • Kiến thức bảo hiểm ô tô
      • Kiến thức bảo hiểm nhà
      • Kiến thức bảo hiểm bệnh hiểm nghèo
      • Kiến thức bảo hiểm thai sản
      • Bảo hiểm xã hội
      • Bảo hiểm y tế
    • Kiến thức thẻ ngân hàng
      • Kiến thức thẻ tín dụng
      • Kiến thức thẻ ATM
      • Kiến thức thẻ trả trước
      • Kiến thức thẻ Visa
      • Kiến thức thẻ Mastercard
      • Chuyển tiền ngân hàng
      • Tin khuyến mại
    • Kiến thức vay vốn
      • Kiến thức vay tín chấp
      • Kiến thức vay tiêu dùng
      • Kiến thức vay trả góp
      • Kiến thức vay tiền mặt
      • Kiến thức vay thấu chi
      • Kiến thức vay thế chấp
      • Kiến thức vay mua nhà
      • Kiến thức vay mua xe
      • Kiến thức vay kinh doanh
      • Kiến thức vay du học
    • Kiến thức tiền gửi
      • Kiến thức gửi tiết kiệm
      • Kiến thức tiền gửi
      • Thông tin lãi suất gửi tiết kiệm
      • Gửi tiết kiệm dài hạn
      • Gửi tiết kiệm ngắn hạn
      • Gửi tiết kiệm online
    • Kiến thức chứng khoán
      • Kiến thức chứng khoán
      • Kiến thức cổ phiếu
      • Kiến thức trái phiếu
      • Kiến thức chứng chỉ quỹ
      • Kiến thức đầu tư
Công cụ
    • Giá vàng
    • Tỷ giá ngoại tệ
    • Tìm cây ATM
    • Tìm chi nhánh ngân hàng
    • Tìm chi nhánh công ty bảo hiểm
    • Tra cứu điểm ưu đãi thẻ
    • Tính lãi tiền gửi
    • Tính số tiền vay phải trả hàng tháng
    • Tính số tiền có thể vay
    • Tìm bệnh viện
    • Danh bạ ngân hàng
    • Danh sách công ty bảo hiểm
    • Danh bạ internet banking
    • Trung tâm hỏi đáp
Gặp khách hàng Xem thêm
  • Gặp chuyên gia
  • Thẻ cứu hộ xe máy
  • Tư vấn bảo hiểm nhân thọ
  • Tư vấn bảo hiểm sức khỏe
  • Tư vấn thẻ tín dụng
  • Tư vấn vay tín chấp
  • Tư vấn vay thế chấp
  • Tư vấn vay tiền mặt
  • Tư vấn vay mua nhà
  • Tư vấn vay mua xe
  • Tư vấn gửi tiết kiệm
  • Tư vấn bảo hiểm ô tô
  • Tư vấn bảo hiểm du lịch
  • Tư vấn bảo hiểm nhà
  • Tư vấn bảo hiểm bệnh hiểm nghèo
  • Mua bảo hiểm cho gia đình
  • Đăng nhập
  • Đăng ký tài khoản khách hàng
  • Đăng ký tài khoản tư vấn viên
icon SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ Trang chủ Blog Thị trường tài chính Hợp đồng quyền chọn là gì? Cách thức hoạt động của hợp đồng quyền chọn Thị trường tài chính Lê Thị Quyên & Tuyết Thanh

- 13/07/2021

0

Lê Thị Quyên & Tuyết Thanh Thị trường tài chính

13/07/2021

0

Nếu bạn là nhà đầu tư chứng khoán, forex hay tiền điện tử thì hãy dành thời gian để tìm hiểu về thuật ngữ hợp đồng quyền chọn. Vậy hợp đồng quyền chọn được hiểu như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Hợp đồng quyền chọn là gì?

Theo wikipedia, hợp đồng quyền chọn (Option Contract) là một dạng hợp đồng chứng khoán phái sinh (derivative securities) cho phép người nắm giữ nó có quyền mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa cơ sở nhất định với một mức giá xác định vào một thời điểm đã định trước.

Có hai loại quyền chọn cơ bản: quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option). Các hàng hóa cơ sở này có thể là: cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, tiền hay hợp đồng tương lai.

Ví dụ về hợp đồng quyền chọn:

Vào ngày 1/4/2021 công ty B mua từ công ty C một hợp đồng quyền chọn mua 20.000 bộ quần áo với giá 100.000 đồng/bộ, thời hạn là 6 tháng. Theo đó:

- Công ty B là người mua quyền chọn và công ty C là người bán quyền chọn

- Tài sản cơ sở là quần áo

- Giá thực hiện là 100.000 đồng/bộ

- Ngày đáo hạn là 1/10/2021

Theo quy định trong hợp đồng trên, vào ngày đáo hạn tức là ngày 1/10/2021, công ty B có quyền mua hoặc không mua 20.000 bộ quần áo tùy theo lựa chọn của mình. Tuy nhiên, nếu công ty B thực hiện quyền chọn mua thì công ty C có nghĩa vụ phải bán cho công ty A 20.000 bộ quần áo với mức giá 100.000 đồng/bộ. Cho dù mức giá của bộ quần áo đó có cao hoặc thấp hơn giá thực hiện thì công ty C vẫn phải có nghĩa vụ bán cho công ty A theo quy định trong hợp đồng.

Hợp đồng quyền chọn tên tiếng anh là Option Contract

Hợp đồng quyền chọn tên tiếng anh là Option Contract

Một số thuật ngữ liên quan đến hợp đồng quyền chọn

Để hiểu rõ hơn về hợp đồng quyền chọn, cùng tìm hiểu một số thuật ngữ sau:

- Người mua quyền: Là người bỏ ra chi phí để được nắm giữ quyền chọn và có quyền yêu cầu người bán có nghĩa vụ thực hiện quyền chọn theo ý mình.

- Người bán quyền: Là người nhận chi phí mua quyền của người mua quyền. Vì vậy, người bán quyền có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn theo yêu cầu của người mua quyền.

- Tài sản cơ sở: Là tài sản mà dựa vào đó quyền chọn được giao dịch. Giá cả trên thị trường của tài sản cơ sở là căn cứ để xác định giá trị của quyền chọn. Tài sản cơ sở có thể là hàng hoá như cà phê, dầu hỏa, vàng… hay chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu hoặc ngoại tệ như EUR, CHF, CAD...

- Tỷ giá thực hiện: Tỷ giá sẽ được áp dụng nếu người mua quyền yêu cầu thực hiện quyền chọn.

- Trị giá hợp đồng quyền chọn: Trị giá được chuẩn hóa theo từng loại ngoại tệ và thị trường giao dịch.

- Thời hạn của quyền chọn: Thời hạn hiệu lực của quyền chọn. Quá thời hạn này quyền không còn giá trị. 

- Phí mua quyền: Chi phí mà người mua quyền phải trả cho người bán quyền để được nắm giữ hay sở hữu quyền chọn. Chi phí này thường được tính bằng một số nội tệ trên mỗi ngoại tệ giao dịch.

- Loại quyền chọn: Loại quyền mà người mua nắm giữ. Loại quyền chọn nào cho phép người mua có quyền được mua một loại tài sản cơ sở ở mức giá xác định trước trong thời hạn nhất định gọi là quyền chọn mua. Ngược lại, loại quyền chọn nào cho phép người mua có quyền được bán gọi là quyền chọn bán.

- Kiểu quyền chọn: Kiểu giao dịch do hai bên thỏa thuận cho phép người mua quyền được lựa chọn thời điểm thực hiện quyền. Có 2 kiểu quyền chọn:

  • Quyền chọn kiểu Mỹ: Là kiểu quyền chọn cho phép người mua quyền được thực hiện bất cứ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của quyền chọn
  • Quyền chọn kiểu châu Âu: Là kiểu quyền chọn chỉ cho phép người mua thực hiện khi quyền chọn đến hạn.

Nguồn: Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

Cách thức hoạt động của hợp đồng quyền chọn

Hoạt động quyền chọn mua

Quyền chọn mua tiếng anh được gọi là call option. Đây là hợp đồng quyền chọn cho phép chủ sở hữu có quyền mua tài sản cơ bản vào một thời điểm nhất định với mức giá đã xác định từ trước. Các nhà đầu tư sẽ lựa chọn quyền chọn này khi họ dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ tăng, khả năng sinh lời cao.

Theo đó người mua sẽ phải trải giá cho người bán giá quyền chọn (hay còn gọi là phí quyền chọn). Nhà đầu tư sở hữu quyền chọn này sẽ được quyền mua cổ phiếu với một lượng nhất định theo giá đã thỏa thuận với bên bán. Lợi nhuận của các nhà đầu tư ứng với quyền lợi này là không giới hạn vì không có giới hạn nào được định sẵn cho sự tăng giá. Chính vì thế, hợp đồng quyền chọn mua có thể được ví như một khoản tiền gửi tiết kiệm cho phép chủ sở hữu có thể mua một sản phẩm với mức giá nhất định.

Hoạt động quyền chọn bán

Quyền chọn bán tiếng anh được gọi là put option. Đây là loại hợp đồng cho phép người sở hữu được quyền bán tài sản cơ bản với mức giá xác định vào một ngày nhất định. Quyền chọn mua và quyền chọn đều đầu cơ theo hướng cổ phiếu hoặc bán để tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ ưu tiên lựa chọn quyền chọn bán khi họ dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ giảm. 

Theo đó, người mua quyền chọn này cũng phải thanh toán phí quyền chọn/ Người sở hữu quyền chọn bán sẽ được quyền bán cổ phiếu với một lượng nhất định theo giá đã thỏa thuận từ trước. Với quyền chọn bán thì lợi nhuận có thể không có nếu giá giảm đều đặn. Đây có thể coi như gói bảo hiểm nhằm chống lại sự hao hụt về giá trị.

Cách thức hoạt động của hợp đồng quyền chọn

Cách thức hoạt động của hợp đồng quyền chọn

Các yếu tố của một hợp đồng quyền chọn

Một hợp đồng quyền chọn thường bao gồm các yếu tố sau:

  • Loại quyền chọn: Quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán
  • Giá thực hiện (exercise price): Là mức giá đã được thiết lập từ trước để làm căn cứ thực hiện quyền chọn mua hoặc bán
  • Giá quyền chọn hay phí quyền chọn: Nhà đầu tư phải trả phí quyền chọn cho quyền mà mình lựa cho do hợp đồng cấp. Mỗi quyền chọn mua sẽ có một người mua tăng giá và một người bán giảm giá. Ngược lại, mỗi quyền chọn bán sẽ có một người mua giảm giá và người bán sẽ tăng giá.
  • Ngày thực hiện là ngày mà hợp đồng đó có hiệu lực (đang được thực thi)
  • Ngày hết hạn hợp đồng hay còn gọi là ngày đáo hạn (expiration date): Là ngày cuối cùng hợp đồng có hiệu lực. Vì vậy, trước ngày này các nhà đầu đầu tư phải đưa ra quyết định mua - bán cuối cùng.
  • Tên hàng hoá cơ sở và khối lượng được mua hoặc bán theo quyền

Ưu - nhược điểm của hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn có những ưu - nhược điểm sau:

Ưu điểm

- Nhà đầu tư sẽ có nhiều thời gian hơn để đưa ra quyết định: Thông qua quyền chọn, mức giá mua hoặc bán đã được xác định. Tuy nhiên, từ thời điểm mua quyền chọn đến thời điểm thực hiện quyền chọn, nhà đầu tư sẽ có một khoảng thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng trong việc có mua hoặc bán không. Việc đầu tư một khoản tiền khiêm tốn ban đầu để có thời gian cân nhắc cho một khoản đầu tư lớn trong tương lai là điều nên làm.

- Hợp đồng quyền chọn cho phép nhà đầu tư thu được tỷ lệ % lợi tức trên vốn đầu tư cao nhất. Nếu giá của tài sản cơ sở biến động đúng như kỳ vọng của nhà đầu tư thì khoản lợi nhuận này tương đối lớn. Thông qua việc bán quyền chọn, nhà đầu tư cũng được hướng giá phí quyền chọn từ một số nhà đầu tư khác.

- Hợp đồng quyền chọn là công cụ phòng ngừa rủi ro. Dùng quyền chọn, nhà đầu tư có thể hạn chế mức tổn thất nhiều nhất trong phạm vi giá quyền chọn. Quyền chọn cho phép các nhà đầu tư có thể xây dựng một danh mục chứng khoán đa dạng với chi phí tiết kiệm hơn do với việc mua thằng chứng khoán đó. Đặc biệt, đối với quyền chọn bán, hợp đồng quyền chọn còn dùng để tự bảo hiểm nếu giảm giá chứng khoán mà các nhà đầu tư đang năm giữ.

- Giao dịch quyền chọn giúp các nhà đầu tư được hưởng lợi từ biến động của giá chứng khoán mà không cần thanh toán toàn bộ giá của chứng khoán đó. Bằng cách phối hợp các quyền chọn khác nhau, nhà đầu tư có thể đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp với mục tiêu và hoàn cảnh cụ thể để tạo ra lợi nhuận.

Nhược điểm

- Giao dịch quyền chọn phụ thuộc vào các yếu tố như: Giá trị tài sản cơ sở, mức giá thực hiện... Nếu như thị trường chứng khoán diễn biến không như kỳ vọng của nhà đầu tư thì nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số tiền bỏ ra để mua quyền chọn đó.

- Quyền chọn là công cụ phái sinh khá phức tạp, nếu nhà đầu tư không hiểu rõ và biết cách vận dụng các công cụ quyền chọn một cách linh hoạt thì khó có thể hạn chế tổn thất (nếu có) và gia tăng lợi nhuận

- Xuất hiện hiện tượng đầu cơ: Các nhà đầu cơ có thể đầu cơ giá lên hoặc giá xuống bằng các quyền chọn mua và quyền chọn bán. Việc đầu cơ có thể làm giá chứng khoán biến động vượt ra khỏi biên độ dự kiến.

Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường nào?

Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên 2 thị trường sau:

- Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường tập trung như Chicago Board of Trade, thị trường chứng khoán New York... Quyền chọn giao dịch trên thị trường tập trung được quy chuẩn hóa về quy mô, số lượng, giá thực hiện và ngày đáo hạn. Tính minh bạch của thị trường tập trung khá cao, biểu hiện ở giá cả, số lượng hợp đồng giao dịch được công bố minh bạch vào cuối ngày giao dịch, làm dữ liệu tham khảo cho ngày giao dịch tiếp theo. Các hợp đồng quyền chọn này cũng dễ dàng chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư. Chính điều này tạo nên tính thanh khoản cao của các hợp đồng quyền chọn khi giao dịch trên các thị trường tập trung.

- Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường phi tập trung: Là thỏa thuận mua bán giữa 2 bên và không được giao dịch trên các sở giao dịch tập trung. Theo đó, quyền chọn được người bán đưa ra theo thỏa thuận với người mua để đáp ứng một nhu cầu cụ thể của người mua đó. Hợp đồng quyền chọn trong trường hợp này thường được giao dịch giữa các đối tác liên ngân hàng, giữa ngân hàng với khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp. Vì hợp đồng quyền chọn là thỏa thuận giữa 2 bên nên tính hoạt của nó rất cao. Tuy nhiên, các giao dịch hợp đồng quyền chọn trên thị trường phi tập trung chiếm tỷ lệ % thấp (khoảng 2%) so với số lượng giao dịch quyền chọn trên thế giới.

Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường nào?

Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường nào?

So sánh hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là gì?

Hợp đồng tương lai là thỏa thuận giữa hai bên về việc mua/bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với giá xác định trước. Hợp đồng tương lai là công cụ chứng khoán phái sinh được niêm yết và giao dịch trên một sở giao dịch chứng khoán. Vậy hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn có điểm gì giống và khác nhau?

Điểm giống

- Hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai đều là sản phẩm của chứng khoán phái sinh, đều có tài sản cơ sở là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ...

- Nhà đầu tư đều phải trả phí để mua hợp đồng

- Có 2 phương thức thanh toán để nhà đầu tư lự chọn: chuyển giao tài sản cơ sở hoặc thanh toán bằng tiền mặt

- Có thời gian đáo hạn cụ thể

- Hình thức chuyển giao tài sản sẽ được thực hiện giữa các nhà đầu tư với nhau

- Đều được trung tâm bù trừ đảm bảo thanh toán nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán

Điểm khác

Tiêu chí so sánh Hợp đồng quyền chọn Hợp đồng tương lai
Tính chuẩn hóa Không cần chuẩn hóa và tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn có thể là tài sản bất kỳ Được chuẩn hóa về điều khoản, khối lượng của tài sản cơ sản, giá trị... vì hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh
Niêm yết, giao dịch Được niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC Được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập chung
Bù trừ và ký quỹ Với hợp đồng quyền chọn thì các nhà đầu tư không phải ký quỹ. Theo đó, người mua quyền chọn chỉ cần trả phí quyền chọn khi ký hợp đồng. Bên bán sẽ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên mua Yêu cầu các nhà đầu tư ký quỹ nhằm đảm bảo việc thanh toán là bắt buộc. Hợp đồng tương lai sẽ được bù trừ và hạch toán theo này. Theo đó nhà đầu tư sẽ được cập nhật thông tin về lãi hoặc lỗ vào tài khoản ký quỹ của mình theo giá thực tế, đồng thời sẽ được gọi ký quỹ bổ sung nếu cần
Đóng vị thế Có 2 loại quyền chọn để nhà đầu tư lựa chọn: quyền chọn mua và quyền chọn bán Chỉ cần tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương lai tương tự là chủ sở hữu có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào. Nhà đầu tư có thêm lợi thế trong việc sử dụng vốn
Tính bắt buộc Vào ngày đáo hạn, nhà đầu tư sẽ có nghĩa vụ phải thực hiện Vào ngày đáo hạn, nhà đầu tư có quyền thực hiện
Quy mô hợp đồng Phụ thuộc vào các điều khoản trên hợp đồng Không có quy mô hợp đồng

Các chiến lược nhà đầu tư nên biết khi thực hiện hợp đồng quyền chọn

- Nhà đầu tư mua hợp đồng quyền chọn mua với kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tăng hơn giá thực hiện trước khi quyền chọn hết thời hạn. Như vậy, nếu giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện thì nhà đầu có thể cân nhắc bán ngay cổ phiếu với giá thị trường hiện tại để có lợi nhuận.

- Nhà đầu tư mua hợp đồng quyền chọn bán với kỳ vọng giá cổ phiếu giảm. Vì vậy, nếu giá thị trường hiện tại thấp hơn giá thực hiện thì nhà đầu tư có thể thỏa thuận để bán cổ phiếu với giá cao hơn giá thực hiện để có lợi nhuận. Khi đó lợi nhuận sẽ được tính dựa trên sự chênh lệch giữa giá hiện tại và giá thực hiện cộng với phí quyền chọn sau đó nhân với số lượng hợp đồng quyền chọn đã mua và nhân với số lượng cổ phiếu mà hợp đồng đại diện.

- Ngoài ra, việc nắm giữ cả quyền chọn mua và quyền chọn bán cũng là một trong những phương án đầu tư hấp dẫn. Khi đó, cả 2 quyền chọn này đều cùng một tài sản cơ sở, có cùng giá thực hiện và cùng thời gian đáo hạn. Khi giá của tài sản cơ sở biến động mạnh, dù tăng hay giảm thì đều mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Các chiến lược khi thực hiện hợp đồng quyền chọn

Các chiến lược khi thực hiện hợp đồng quyền chọn

Các khái niệm liên quan đến hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn lãi suất

Hợp đồng quyền chọn lãi suất là giao dịch quyền chọn lãi suất cho vay dựa trên lãi suất tại ngày đáo hạn hợp đồng. Hợp đồng này chủ yếu áp dụng với các khoản vay trung hạn, dài hạn và vay bằng ngoại tệ. Theo đó, tại ngày vay, doanh nghiệp có quyền lựa chọn thanh toán tiền lãi vay khi đáo hạn bằng một tỷ lệ lãi suất định trước hoặc theo lãi suất trên thị trường tài chính. Để sở hữu quyền chọn lãi suất các doanh nghiệp sẽ phải trả phí cho bên bán quyền chọn (là bên cho vay). Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

- Tại ngày đáo hạn hợp đồng, lãi suất cho vay trên thị trường tài chính lớn hơn lãi suất thực hiện trong hợp đồng quyền chọn thì doanh nghiệp chỉ cần thanh toán số khoản nợ theo lãi suất cho vay trong hợp đồng quyền chọn

- Ngược lại, nếu lãi suất cho vay trên thị trường tài chsinh nhỏ hơn lãi suất thực hiện trên hợp đồng quyền chọn thì doanh nghiệp sẽ thanh toán lãi vay theo lãi suất trên thị trường tài chính. Điều này rất có lợi cho doanh nghiệp.

Giá trị nội tại của hợp đồng quyền chọn mua

Giá trị nội tại của quyền chọn (tiếng Anh gọi là Intrinsic Value of Option) là thuật ngữ cho phản ánh lợi ích mà nhà đầu tư có thể nhận được khi thực hiện các quyền chọn. 

Tại một thời điểm bất kỳ, một quyền chọn có thể tồn tại ở 3 trạng tháng: Lãi, lỗ và hòa vốn. Cụ thể:

- Quyền chọn mua:

  • Lãi khi: Giá hiện hành của tài sản cơ sở > Giá thực hiện quyền chọn
  • Lỗ khi: Giá hiện hành của tài sản cơ sở < Giá thực hiện quyền chọn
  • Hòa vốn khi: Giá hiện hành của tài sản cơ sở = Giá thực hiện quyền chọn

- Quyền chọn bán:

  • Lãi khi: Giá hiện hành của tài sản cơ sở < Giá thực hiện quyền chọn
  • Lỗ khi: Giá hiện hành của tài sản cơ sở > Giá thực hiện quyền chọn
  • Hòa vốn khi: Giá hiện hành của tài sản cơ sở = Giá thực hiện quyền chọn

Quyền chọn ở trạng thái lãi khi nó có giá trị nội tại. Giá trị nội tại của quyền chọn được xác định bằng công thức sau:

  • Giá trị nội tại của hợp đồng quyền chọn mua = Giá tài sản cơ sở - Giá thực hiện quyền chọn
  • Giá trị nội tại của hợp đồng quyền chọn bán = Giá thực hiện quyền chọn - Giá tài sản cơ sở

Thực trạng hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam

Ở Việt Nam giao dịch quyền chọn được Eximbank đưa ra giao dịch thí điểm năm 2002. Sau khi Eximbank đạt được những thành tựu nhất định khi giao dịch quyền chọn, các ngân hàng khác như Citibank, ACB, cũng bắt đầu triển khai thực hiện giao dịch này. Đặc biệt là ngân hàng ACB đang cung cấp các hợp đồng giao dịch quyền chọn trên tỷ giá giữa các ngoại tệ như EUR, JPY, GBP so với USD và giao dịch quyền chọn trên tỷ giá USD/VND. 

Tuy nhiên, việc sử dụng hợp đồng quyền chọn tại nước ta chỉ mang tính chất nhỏ lẻ. Về mặt pháp lý, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về hợp đồng quyền chọn ngoại tệ hoặc hợp đồng quyền chọn thị trường ngoại hối.

Có thể thấy các công cụ quyền chọn ở Việt Nam vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. Hy vọng trong tương lai hợp đồng quyền chọn sẽ được mở rộng hơn tại thị trường Việt Nam.

  • GDP là gì? GDP được tính như thế nào?
  • Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Công thức tính và ý nghĩa
  • Chính sách tiền tệ là gì? Vai trò của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế

Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây

Theo thị trường tài chính Việt Nam

#Kinh tế - Tài chính

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?

Có Không

Tư vấn miễn phí

Tỉnh/Thành phố * TP Hà Nội TP HCM TP Cần Thơ TP Đà Nẵng TP Hải Phòng An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Giang Bắc Kạn Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Định Bình Dương Bình Phước Bình Thuận Cà Mau Cao Bằng Đắk Lắk Đắk Nông Điện Biên Đồng Nai Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lâm Đồng Lạng Sơn Lào Cai Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sóc Trăng Sơn La Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Long Vĩnh Phúc Yên Bái Chọn dịch vụ tư vấn * Thẻ tín dụng Vay tín chấp Vay thế chấp Gửi tiết kiệm Vay mua nhà Vay mua xe Bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm sức khỏe Bảo hiểm ô tô Bảo hiểm thai sản Bảo hiểm du lịch Bảo hiểm nhà Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo Chứng chỉ quỹ Trái phiếu doanh nghiệp Chứng khoán Tôi đã đọc, hiểu và đồng ý về chính sách bảo mật, thỏa thuận sử dụng của công ty.

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi

ĐĂNG KÝ NGAY

Bình luận

Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu. Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick. Gửi bình luận Có bình luận Mới nhất Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lạm phát là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát?

GDP là gì? GDP được tính như thế nào?

Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Công thức tính và ý nghĩa

Chính sách tiền tệ là gì? Vai trò của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách xác định chi phí cơ hội

Góc nhìn

Tỷ suất sinh lợi là gì? Ví dụ và cách tính tỷ suất sinh lợi

Tại sao nên mua bảo hiểm y tế trước khi mua bảo hiểm nhân thọ?

6 trường hợp nên nhanh chóng thay đổi đại lý bảo hiểm nhân thọ

Ai nên mua bảo hiểm liên kết đơn vị?

8 lý do khiến phí bảo hiểm nhân thọ của bạn cao hơn những người khác

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ Mục đích tham gia Chọn nhu cầu tài chính Đầu tư Tiết kiệm Bảo vệ Hưu trí Giáo dục

Chọn mục đích tham gia

Giải pháp bảo vệ gia tăng Chọn giải pháp bảo vệ gia tăng Quyền lợi chăm sóc sức khỏe Quyền lợi thai sản Quyền lợi miễn đóng phí Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo Bảo hiểm tai nạn cá nhân Bảo hiểm tử vong/thương tật

Chọn giải pháp bảo vệ

Họ tên

*

Email

*

Số điện thoại

*

Tỉnh/Thành phố

*

Chọn Tỉnh/Thành phố TP Hà Nội TP HCM TP Cần Thơ TP Đà Nẵng TP Hải Phòng An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Giang Bắc Kạn Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Định Bình Dương Bình Phước Bình Thuận Cà Mau Cao Bằng Đắk Lắk Đắk Nông Điện Biên Đồng Nai Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lâm Đồng Lạng Sơn Lào Cai Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sóc Trăng Sơn La Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Long Vĩnh Phúc Yên Bái

Chọn Tỉnh/Thành phố

Nhấp chọn “Xem kết quả”, nghĩa là bạn đã đọc, hiểu và chấp nhận chính sách bảo mật, thỏa thuận sử dụng của chúng tôi

Xem kết quả

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *

Chọn Tỉnh/Thành phố TP Hà Nội; TP HCM; TP Cần Thơ; TP Đà Nẵng; TP Hải Phòng; An Giang; Bà Rịa - Vũng Tàu; Bắc Giang; Bắc Kạn; Bạc Liêu; Bắc Ninh; Bến Tre; Bình Định; Bình Dương; Bình Phước; Bình Thuận; Cà Mau; Cao Bằng; Đắk Lắk; Đắk Nông; Điện Biên; Đồng Nai; Đồng Tháp; Gia Lai; Hà Giang; Hà Nam; Hà Tĩnh; Hải Dương; Hậu Giang; Hòa Bình; Hưng Yên; Khánh Hòa; Kiên Giang; Kon Tum; Lai Châu; Lâm Đồng; Lạng Sơn; Lào Cai; Long An; Nam Định; Nghệ An; Ninh Bình; Ninh Thuận; Phú Thọ; Phú Yên; Quảng Bình; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Quảng Ninh; Quảng Trị; Sóc Trăng; Sơn La; Tây Ninh; Thái Bình; Thái Nguyên; Thanh Hóa; Thừa Thiên Huế; Tiền Giang; Trà Vinh; Tuyên Quang; Vĩnh Long; Vĩnh Phúc; Yên Bái;

Nhấp chọn “Xem kết quả”, nghĩa là bạn đã đọc, hiểu và chấp nhận các chính sách bảo mật, thỏa thuận sử dụng của chúng tôi

XEM KẾT QUẢ

Từ khóa » Các Chiến Lược Sử Dụng Hợp đồng Quyền Chọn