Hợp đồng Quyền Chọn Là Gì? So Sánh Quyền Chọn Mua Và Quyền ...
Hợp đồng quyền chọn là một loại sản phẩm của chứng khoán phái sinh. Việc sử dụng loại công cụ tài chính này một cách hợp lý và kết hợp với các chiến lược sẽ đem lại cho nhà đầu tư cơ hội sinh lợi rất cao. Vậy hợp đồng quyền chọn là gì và so sánh quyền chọn mua và quyền chọn bán? Hãy cùng Yuanta Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Hợp đồng quyền chọn là gì?
Hợp đồng quyền chọn (hay Option Contract) là một hợp đồng cho phép người mua nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng hàng hoá cơ sở nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định. Các hàng hoá cơ sở này có thể là: cổ phiếu, trái phiếu…
Tuy có một số điểm tương tự với hợp đồng tương lai, tuy nhiên đối với hợp đồng quyền chọn lại có một số điểm riêng biệt nhất định. Các nhà đầu tư khi sử dụng loại hợp đồng này không có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện vị thế của mình.
Hợp đồng quyền chọn thường được các nhà đầu tư sử dụng để phòng ngừa các rủi ro xảy ra với vị thế hiện tại của mình, đồng thời cũng có thể thực hiện các giao dịch mua bán đầu cơ. Đây được xem là một công cụ tài chính phái sinh có thể được dựa trên nhiều loại tài sản cơ sở khác nhau trong đó bao gồm cả tiền mã hóa, cổ phiếu hay các chỉ số trong tài chính.
Các yếu tố cấu thành một Hợp đồng quyền chọn
- Loại quyền quyền chọn bán hay quyền chọn mua
- Kích cỡ (Volume) của lệnh liên quan đến số lượng hợp đồng được giao dịch.
- Tài sản cơ sở tương tự như hợp đồng kỳ hạn, tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn có thể là bất kỳ một loại hàng hóa nào, có thể là tài sản, trái phiếu, cổ phiếu, tiền tệ, chỉ số, lãi suất…
- Ngày đáo hạn (Expiry Date) là thời điểm được xác định trong tương lai theo thỏa thuận trong hợp đồng.
- Kỳ hạn quyền chọn là thời gian từ ngày ký kết hợp đồng đến ngày đáo hạn.
- Giá quyền chọn hay phí quyền chọn (Premium) mỗi nhà đầu tư khi tham gia hợp đồng phải trả phí quyền chọn cho quyền mà mình lựa cho do hợp đồng cấp.
- Giá thực thi (Strike Price) là mức giá của tài sản cơ sở được ấn định từ trước theo hợp đồng
Ví dụ:
Vào ngày 10/5/2021 bà X mua từ ông Y một hợp đồng quyền chọn mua là 10 tấn ngô với giá 15,000 VND/kg, thời hạn 5 tháng. Vậy theo đó:
- Bà X là người mua quyền chọn và ông Y là người bán quyền chọn
- Tài sản cơ sở là ngô
- Giá thực hiện là 15,000 VND/kg
- Ngày đáo hạn là 10/10/2021.
Căn cứ theo hợp đồng, vào ngày đáo hạn, bà X có quyền mua hoặc không 10 tấn ngô đó, miễn sao bà cảm thấy có lợi cho mình. Nhưng nếu bà X thực hiện quyền mua thì ông Y có nghĩa vụ phải bán cho bà X 10 tấn ngô với mức giá 15,000 VND/kg cho dù lúc đó giá ngô trên thị trường có cao hay thấp như thế nào đi nữa.
Đặc điểm Hợp đồng quyền chọn
Cùng là chứng khoán phái sinh nên hợp đồng quyền chọn cũng có một số đặc điểm tương đồng với hợp đồng kỳ hạn hay hợp đồng tương lai. Tuy nhiên, loại chứng khoán phái sinh này cũng có một số đặc điểm riêng biệt so với 2 loại kia, cụ thể:
- Tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn có thể là bất kỳ loại hàng hóa nào. Các tài sản cơ sở trong giao dịch này không cần được chuẩn hóa về số lượng, khối lượng, giá trị hay các điều khoản.
- Loại chứng khoán phái sinh này được quyền giao dịch trên thị trường OTC và không được niêm yết. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh được niêm yết .
- Việc trao đổi và thanh toán tài sản thường không xảy ra vào thời điểm ký kết hợp đồng. Tùy vào kiểu quyền chọn mà hoạt động này sẽ được thực hiện sau đó hay tại thời điểm đáo hạn.
- Trong giao dịch các bên tham gia vào hợp đồng không cần phải ký quỹ mà thay vào đó phải chịu phí quyền chọn (premium). Trong đó, người mua quyền chọn có nghĩa vụ phải trả cho người bán quyền chọn một khoản phí nhất định.
- Tại thời điểm đáo hạn, người mua có thể quyết định giữa việc thực hiện quyền (mua hay bán) hoặc không thực hiện quyền chứ không bắt buộc. Trong trường hợp bên người mua thực hiện quyền thị người bán phải có nghĩa vụ thực hiện theo các điều khoản theo như hợp đồng. Có nghĩa là sẽ bán nếu là hợp đồng quyền chọn mua hay mua nếu đó là quyền chọn bán với mức giá như đã thỏa thuận.
- Nếu lỗ, người mua Option chỉ lỗ trong phạm vi tiền cược (khoản phí)
Ngoài ra, các bên tham gia hợp đồng này có thể đóng vị thế của mình bằng cách tham gia một hợp đồng quyền chọn khác nhưng ở vị thế đối với vị thế trước đó. Hiểu đơn giản, nếu bạn đang sở hữu quyền chọn mua thì bạn có thể đóng vị thế bằng việc bán lại quyền chọn mua đó hay nếu bạn đã bán một quyền chọn mua thì sẽ đóng vị thế bằng cách mua một quyền chọn mua với cùng giá thực hiện, cùng tài sản cơ sở và cùng ngày đáo hạn.
Phí thực hiện quyền chọn
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của phí thực hiện quyền chọn. Có thể hiểu, Nhà đầu tư có thể giả định mức phí thực hiện quyền chọn được phụ thuộc vào tối thiểu bốn yếu tố: giá thực hiện, giá tài sản cơ sở, biến động của thị trường (hay chỉ số) tương ứng và thời gian còn lại tính đến ngày đáo hạn. Mỗi thành phần đem lại một tác động khác nhau đối với phí thực hiện các quyền chọn bán và mua, cụ thể như sau:
Phí thực hiện Call option | Phí thực hiện Put option | |
Khi giá tài sản tăng | Tăng | Giảm |
Giá thực hiện cao | Giảm | Tăng |
Thời hạn hợp đồng giảm | Giảm | Giảm |
Mức độ biến động | Tăng | Tăng |
Có thể dễ dàng nhận thấy, giá trị của tài sản và giá thực hiện đem lại những tác động đối lập lên phí thực hiện quyền chọn. Trong đó, thời gian đến ngày đáo hạn càng gần thì phí để thực hiện quyền chọn bán hay mua đều giảm. Nguyên nhân là vì xác suất để các hợp đồng đó đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư sẽ thấp hơn. Ngoài ra mức biến động của thị trường lớn thường sẽ khiến mức phí thực hiện quyền chọn tăng cao hơn. Vậy, phí thực hiện hợp đồng quyền chọn là kết quả của những yếu tố này kết hợp với các ảnh hưởng khác.
Cách thức Hợp đồng quyền chọn hoạt động
Quyền chọn mua (Call Option)
Quyền chọn mua là một hợp đồng giữa 2 bên trong đó một bên cho bên kia được quyền mua một loại chứng khoán nào đó, với một mức giá, số lượng xác định vào một ngày nhất định trong tương lai (kiểu Châu Âu) hoặc trong một thời hạn nhất định (kiều Mỹ).
- Người mua Call Option sẽ phải trả cho người bán Call Option một khoản phí gọi là tiền cược.
- Người mua Call Option là người theo quan điểm giá lên.
- Đến thời hạn thực hiện hợp đồng, nếu giá thị trường lên cao hơn giá thực hiện ghi trong hợp đồng, người mua Call Option sẽ có quyền thực hiện quyền mua chứng khoán của mình.
Quyền chọn bán (Put Option)
Quyền chọn mua là một hợp đồng giữa hai bên trong đó một bên cho bên kia được quyền bán một loại chứng khoán nào đó với một mức giá, số lượng xác định vào một ngày nhất định trong tương lại (kiểu Châu Âu) hoặc trong thời hạn nhất định (kiểu Mỹ)
- Người mua Put Option phải trả cho người bán một khoản phí hay gọi là tiền cược.
- Người mua Put Option đứng trên lập trường giá giảm.
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia Hợp đồng quyền chọn
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào hợp đồng quyền chọn được tóm tắt trong bảng sau:
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia | ||||
Call option – Quyền chọn mua | Put option – Quyền chọn bán | |||
Người mua call option (holder) | Người bán call option (writer) | Người mua put option (holder) | Người bán put option (writer) | |
Quyền | Mua tài sản cơ sở | Nhận phí quyền chọn | Bán tài sản cơ sở | Nhận phí quyền chọn |
Nghĩa vụ | Trả phí quyền chọn | Bán tài sản cơ sở | Trả phí quyền chọn | Mua tài sản cơ sở |
Các trường hợp khi mua một Hợp đồng quyền chọn:
Về cơ bản, thông thường chúng ta sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1:
Giá thị trường > giá thực hiện, nhà giao dịch có thể mua tài sản cơ sở ở mức giá rẻ và sau khi cộng cả phí thực hiện quyền chọn và nhận thấy có lợi nhuận, họ có thể chọn quyền thực hiện hợp đồng để kiếm lợi nhuận.
Trường hợp 2:
Giá thị trường < giá thực hiện, thì hợp đồng được coi là vô dụng và nhà đầu tư không có lý do để thực hiện quyền chọn này. Khi hợp đồng không được thực hiện, người ở vị thế mua chỉ mất phí mua quyền chọn đã phải thanh toán để mua vị thế đó chứ không chịu khoản lỗ lớn như khi thực hiện mua như hợp đồng.
Điều lưu ý quan trọng là dù người mua có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán của mình, nhưng người ở vị thế bán phải thực hiện vị thế của mình nếu người mua quyết định thực hiện hợp đồng.
Vậy nên, nếu người mua quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng của mình, thì người bán có nghĩa vụ phải bán tài sản cơ sở đó. Tương tự như vậy, nếu một nhà đầu tư mua một quyền chọn bán và quyết định sẽ thực hiện nó, thì người bán có nghĩa vụ phải mua tài sản cơ sở từ người đã mua hợp đồng.
So sánh quyền chọn mua và quyền chọn bán
Call option – Quyền chọn mua | Put option – Quyền chọn bán | |
Mua |
|
|
Bán |
|
|
Một số ưu và nhược điểm của Hợp đồng quyền chọn
Ưu điểm
- Là loại hợp đồng có thể được các nhà đầu tư sử dụng để phòng ngừa rủi ro thị trường đối với các vị thế sẵn có.
- Bạn có thể thông qua loại hợp đồng này mà đầu tư linh hoạt hơn trong việc đầu cơ giá của các tài sản cơ sở.
- Cho phép đầu tư với nhiều chiến lược giao dịch và kết hợp, tiềm ẩn nhiều cơ chế rủi ro hay phần thưởng riêng biệt.
- Dù cho xu hướng thị trường tăng hay giảm hoặc không đổi thì vẫn có khả năng thu được lợi nhuận.
Nhược điểm
- Việc tính phí và cơ chế làm việc của hợp đồng quyền chọn không phải lúc nào cũng dễ hiểu.
- Có mức rủi ro khá cao, đặc biệt là đối với người ở vị thế bán.
- Khi so sánh với cá lựa chọn snar phầm chứng khoán thông thường thì loại chứng khoán phái sinh này có chiến lược giao dịch phức tạp hơn.
- Thị trường hoạt động của loại sản phẩm chứng khoán phái sinh này thường có mức độ thanh khoản thấp, vì vậy khiến chúng không phổ biến và trở nên kém hấp dẫn hơn đối với hầu hết các nhà đầu tư.
- Giá trị của phí quyền chọn biến động liên tục và đặc biệt có xu hướng giảm khi gần đến ngày đáo hạn của hợp đồng.
So sánh Hợp đồng quyền chọn và Hợp đồng tương lai
Điểm giống
- Cả hai loại hợp đồng đều là một loại của chứng khoán phái sinh, cả hai đều có tài sản cơ sở là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…
- Nhà đầu tư đều phải trả một mức phí nhất định để mua hợp đồng
- Có 2 phương thức thanh toán chính để nhà đầu tư có thể lựa chọn đó là thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển giao tài sản cơ sở.
- Có thời gian đáo hạn xác định cụ thể trong hợp đồng
- Hình thức chuyển giao tài sản sẽ được các nhà đầu tư thực hiện với nhau.
- Nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán cả hai loại này đều được trung tâm bù trừ đảm bảo thanh toán.
Điểm khác
Tiêu chí | Hợp đồng quyền chọn | Hợp đồng tương lai |
Tính chuẩn hóa | Tài sản cơ sở không cần chuẩn hóa và có thể là tài sản bất kỳ. | Được chuẩn hóa về khối lượng điều khoản, giá trị của tài sản cơ sở … vì hợp đồng tương lai được giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh và niêm yết. |
Nơi niêm yết giao dịch | Được niêm yết và giao dịch trên thị trường phi tập trung | Được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập chung |
Ký quỹ và bù trừ | Các nhà đầu tư tham gia không cần phải ký quỹ. Trong đó, người mua quyền chọn chỉ cần phải trả phí quyền chọn khi ký hợp đồng. Sau đó, bên bán sẽ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với bên mua | Nhằm đảm bảo việc thanh toán việc yêu cầu các nhà đầu tư ký quỹ là bắt buộc. Hợp đồng tương lai sẽ được hạch toán và bù trừ theo ngày. Theo đó nhà đầu tư sẽ được cập nhật thông tin về lãi hay lỗ vào tài khoản ký quỹ của mình theo giá thực tế, đồng thời sẽ được gọi để ký quỹ bổ sung nếu cần thiết |
Đóng vị thế | Có 2 loại quyền chọn là quyền chọn mua và quyền chọn bán để nhà đầu tư có thể lựa chọn | Chủ sở hữu có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào chỉ cần tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương lai tương tự. Nhà đầu tư có thêm lợi thế trong việc sử dụng vốn đầu tư. |
Tính bắt buộc | Nhà đầu tư sẽ có nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp đồng vào ngày đáo hạn. | Nhà đầu tư có quyền thực hiện theo hợp đồng vào ngày đáo hạn. |
Quy mô hợp đồng | Phụ thuộc vào các điều khoản được thỏa thuận trên hợp đồng | Không có quy mô hợp đồng |
Có thể thấy hợp đồng quyền chọn có thể được sử dụng linh hoạt trong các tình huống khác nhau, không chỉ trong đầu cơ mà còn giúp các nhà đầu tư thực hiện chiến lược phòng ngừa rủi ro. Tuy vậy, trước khi sử dụng loại hợp đồng này nhà đầu tư cần nắm rõ được cách thức hoạt động và những đặc điểm của nó. Qua bài viết này Yuanta Việt Nam hy vọng bạn đã đúc kết ra những kiến thức riêng của mình và có được kế hoạch đầu tư tối ưu nhất.
Từ khóa » Phí Quyền Chọn Là Gì
-
Option Premium Là Gì? Đặc điểm Và Ví Dụ Về Phí Quyền Chọn
-
Phí Quyền Chọn (Option Premium) Là Gì? Những đặc điểm Cần Lưu ý
-
Quyền Chọn (tài Chính) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phí Quyền Chọn - Chi Tiết Thông Tin đào Tạo
-
Hợp Đồng Quyền Chọn Là Gì? | Binance Academy
-
Hợp đồng Quyền Chọn Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Khi Sử Dụng HĐQC
-
Giao Dịch Hối đoái Quyền Chọn - Sacombank
-
Những Quy định Về Hợp đồng Quyền Chọn Mới Nhất Năm 2022
-
Hợp đồng Quyền Chọn Là Gì? Cách Thức Hoạt động - Gia Cát Lợi
-
Quyền Chọn Ngoại Tệ Với Ngoại Tệ - USD - Eximbank
-
Hợp đồng Quyền Chọn Sở Giao Dịch Hàng Hóa - Gia Cát Lợi
-
Cách Thức Giao Dịch Quyền Chọn - LCG
-
Call Option (quyền Chọn Mua) Là Gì? Vai Trò Của Call Option - FTV
-
Giới Thiệu Về Hợp đồng Quyền Chọn Trong Chứng Khoán Phái Sinh