Hợp đồng Quyền Chọn Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Khi Sử Dụng HĐQC

Hợp đồng quyền chọn là sản phẩm chứng khoán phái sinh nổi bật mà bất cứ ai tham gia thị trường cũng đã nghe qua. Chính vì thế, các nhà đầu tư mới cần hiểu hợp đồng quyền chọn cũng như các đặc điểm của loại hợp đồng này để đầu tư hiệu quả. Chia sẻ dưới đây của Finhay sẽ giúp bạn hiểu hơn về hợp đồng quyền chọn trong đầu tư chứng khoán.

Hợp đồng quyền chọn là gì?

Hợp đồng quyền chọn (Option Contract) là thỏa thuận cho phép nhà đầu tư sở hữu quyền mua/bán một loại hàng hóa nhất định. Trong loại hợp đồng này, người sở hữu sẽ có quyền mua hoặc bán hàng hóa với mức giá thỏa thuận, giao dịch được thực hiện ở trong một thời gian nhất định trước khi hợp đồng hết hạn.

Hàng hóa trong Option contract có thể là: Cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hay các cặp chỉ số tài chính… Đây là một sản phẩm đầu tư phái sinh, mang lại quyền nhưng không có nghĩa vụ thực hiện giao dịch.

Ví dụ: Ngày 13/5/2022, bên A mua từ bên B hợp đồng quyền chọn mua 200 cổ phiếu X với giá 5$/cổ phiếu, thời hạn 6 tháng. 

Đến ngày đáo hạn là 13/11/2022, bên A có quyền được mua cổ phiếu X với giá 5$ mỗi cổ phiếu. Lúc này, nếu bên A mua của bên B 200 cổ phiếu X, thì bên B bắt buộc phải bàn giao với mức giá 5$, dù giá cổ phiếu có tăng đến thế nào đi nữa.

Hợp đồng quyền chọn là gì?

Dựa trên nhiều yếu tố, hợp đồng quyền chọn được phân thành nhiều loại với đặc điểm khác nhau. Cụ thể như:

  • Phân loại theo thời gian thực hiện hợp đồng: Kiểu Mỹ hoặc kiểu châu Âu.
  • Phân loại theo tài sản cơ sở: Hàng hóa, tiền tệ, lãi suất, hợp đồng tương lai, cổ phiếu/trái phiếu/chỉ số cổ phiếu.

Nhưng về cơ bản, hợp đồng quyền chọn sẽ được chia thành 2 loại: Hợp đồng quyền chọn mua và bán.

Yếu tố cấu thành nên sản phẩm hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn có nhiều loại, với các yếu tố cấu thành khác nhau. Dưới đây là các yếu tố cấu thành nên một hợp đồng quyền chọn mà nhà đầu tư cần nắm rõ:

  • Tài sản cơ sở: được hình thành dựa trên tài sản đảm bảo (Cổ phiếu, tiền tệ, trái phiếu, chỉ số, lãi suất…). Đặc điểm tài sản cơ sở hợp đồng quyền chọn không được chuẩn hóa về số lượng, khối lượng hay chất lượng như hợp đồng tương lai.
  • Thời điểm xác định trong tương lai: Ngày đáo hạn được thỏa thuận trước đó.
  • Giá thỏa thuận: Mức giá giao dịch trong tương lai của hợp đồng cơ sở được ấn định trước, tại thời điểm ký kết hợp đồng.
  • Kỳ hạn hợp đồng: Thời gian từ ngày ký kết đến ngày đáo hạn hợp đồng quyền chọn.

Thuật ngữ liên quan đến hợp đồng quyền chọn nhà đầu tư cần biết

Trong giao dịch hợp đồng quyền chọn, nhà đầu tư cần hiểu các thuật ngữ liên quan để không bị nhầm lẫn. Dưới đây là một số thuật ngữ cơ bản người chơi cần lưu ý:

  • Phát hành chọn: Hoạt động bán hợp đồng quyền chọn (phát hành quyền chọn khi có chứng khoán cơ sở – quyền chọn có đảm bảo hoặc không có chứng khoán cơ sở – quyền chọn khống).
  • Phí quyền chọn/giá quyền chọn: Mức phí mà người bán quyền trả cho người mua để đổi lấy quyền chọn mua/bán.
  • Giá thực thi quyền: Mức giá mà tại đó quyền chọn được bán hoặc được mua.
  • Ngày đáo hạn: Ngày mà ngay sau đó, quyền chọn sẽ quyền giá trị.

dac-diem-hop-dong-quyen-chon

Điểm nổi bật của hợp đồng quyền chọn

Sản phẩm hợp đồng quyền chọn có nhiều loại với đặc điểm khác nhau dựa trên yếu tố cấu thành. Tuy nhiên, bất cứ hợp đồng quyền chọn nào cũng có các đặc điểm nổi bật sau:

  • Người mua cần trả một khoản tiền cược ban đầu, như một khoản phí đảm bảo. Trường hợp, nếu lỗ, người mua quyền chọn sẽ mất phí cược ban đầu.
  • Việc trao đổi, thanh toán theo quyền chọn, thường không diễn ra tại thời điểm ký kết hợp đồng, mà ở thời điểm xác định trong tương lai. Người mua có quyền thực hiện quyền chọn mua/bán hoặc không, cho đến ngày đáo hạn.
  • Hợp đồng quyền chọn có thể chọn bất cứ loại tài sản nào mà không cần chuẩn hóa các điều khoản về: Khối lượng, chất lượng hay giá trị hàng hóa cơ sở.
  • Tại thời điểm đáo hạn, người mua có thể thực hiện quyền chọn hoặc không thực hiện. Trường hợp người mua thực hiện quyền chọn, yêu cầu người bán bắt buộc phải thực hiện theo các điều khoản của hợp đồng quyền chọn. 

Cách thức hoạt động của hợp đồng quyền chọn 

Khi giao dịch hợp đồng quyền chọn, nhà đầu tư cần hiểu được cách thức hoạt động của loại hợp đồng này:

  • Cách thức hoạt động của hợp đồng quyền chọn mua (Call Option): Nhà đầu tư sẽ chọn loại hợp đồng Call Option khi dự đoán giá hàng hoá, chẳng hạn như cổ phiếu tăng trong tương lai. Lúc này, người mua sẽ trả phí quyền chọn cho người bán hợp đồng. Sau đó, hợp đồng cho phép người sở hữu có quyền mua tài sản cơ sở với mức giá xác định tại thời điểm nhất định theo thoả thuận. Nếu giá tài sản tăng, nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi từ sự chênh lệch giá hiện tại so với giá thỏa thuận.
  • Cách thức hoạt động của hợp đồng quyền chọn bán (Put Option): Nhà đầu tư ưu tiên chọn quyền chọn bán khi dự đoán giá cổ phiếu, hàng hóa có xu hướng giảm trong tương lai. Theo đó, người mua quyền chọn sẽ thanh toán phí cho người bán hợp đồng. Người sở hữu put option sẽ được bán tài sản cơ sở với mức giá xác định, tại thời điểm nhất định. Nếu giá tài sản giảm, nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá. Hợp đồng quyền chọn bán có thể coi là một bảo hiểm cho nhà đầu tư khi giao dịch một cổ phiếu.

hop-dong-quyen-chon-thuc-hien-tren-thi-truong-nao

Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường nào?

Hiện tại, sản phẩm chứng khoán phái sinh này sẽ giao dịch trên 2 thị trường chính:

  • Giao dịch trên thị trường tập trung: Tính minh bạch của thị trường tập trung cao, các thông tin về giá cả, dữ liệu rõ ràng vào cuối ngày. Hợp đồng quyền chọn sẽ được chuẩn hóa về quy mô, số lượng, chất lượng hàng hóa. Giao dịch trên thị trường tập trung, giúp hợp đồng quyền chọn có tính thanh khoản cao hơn, dễ chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư.
  • Giao dịch trên thị trường phi tập trung: Hợp đồng quyền chọn lúc này sẽ là thỏa thuận của 2 bên mua bán, không có sự can thiệp của bên trung gian thứ 3. Tính linh hoạt của sản phẩm chứng khoán phái sinh này trên thị trường phi tập trung khá cao, thông tin không được niêm yết cụ thể trên sàn. Khả năng thanh khoản của hợp đồng trên thị trường này cũng khá thấp. Số lượng giao dịch thấp, chỉ chiếm 2% tổng khối lượng giao dịch trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, hiện chỉ có hợp đồng tương lai là sản phẩm chứng khoán phái sinh được niêm yết. Tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn hiện nay chủ yếu là: Ngoại hối và ngoại tệ. Giao dịch hợp đồng quyền chọn tại nước ta vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, chủ yếu thực hiện tại thị trường phi tập trung.

uu-nhuoc-diem-cua-hop-dong-quyen-chon

So sánh đặc điểm quyền chọn mua và quyền chọn bán

Hợp đồng quyền chọn mua và bán là hai hình thức phổ biến nhất. Cùng nhận định và so sánh đặc điểm quyền chọn mua và quyền chọn bán qua các thông tin dưới đây:

Khái niệm quyền chọn mua và quyền chọn bán

Quyền chọn mua là gì? Quyền chọn mua hay Call Option là quyền cho phép người sở hữu mua tài sản cơ sở tại thời điểm nhất định trong tương lai, với mức giá đã xác định trước.

Ngược lại, quyền chọn bán hay Put Option là quyền cho phép người sở hữu có quyền bán tài sản cơ sở tại thời điểm trong tương lai, với mức giá đã xác định trước.

So sánh sự khác nhau của quyền chọn mua và quyền chọn bán

Một số điểm khác biệt của quyền chọn mua và quyền chọn bán có thể kể tới như:

Đặc điểm Quyền chọn mua Quyền chọn bán
Ý nghĩa Người mua trả cho người bán 1 khoản phí. Người mua sở hữu sẽ có quyền mua tài sản trong tương lai, với mức giá xác định trước. Tại thời điểm đáo hạn, dù giá cao hay thấp, người bán có trách nhiệm bán cho người mua tài sản với mức giá trong hợp đồng. Người mua trả phí cho người bán quyền chọn bán. Người mua lúc này sẽ có quyền bán tài sản với mức giá thỏa thuận, tại thời điểm tương lai. Đến ngày đáo hạn, bên bán có trách nhiệm mua 1 lượng tài sản với mức giá đã thương lượng trước đó.
Mong muốn của người mua Giá tài sản tăng Giá tài sản giảm
Khả năng sinh lời Mức lợi nhuận không giới hạn, bởi giá tài sản tăng không giới hạn. Lợi nhuận bị giới hạn, bởi giá tài sản giảm dần đến mức 0.
Giải pháp mang lại Công cụ tiền gửi an toàn, gia tăng lợi nhuận. Công cụ bảo hiểm, giảm thiểu rủi ro đầu tư.

Đánh giá ưu – nhược điểm của giao dịch hợp đồng quyền chọn 

Giao dịch hợp đồng quyền chọn chưa thực sự phổ biến trên thị trường Việt Nam. Hiểu những ưu – nhược điểm của sản phẩm chứng khoán phái sinh này sẽ giúp nhà đầu tư có sự chuẩn bị, có chiến lược giao dịch hiệu quả.

Ưu điểm của hợp đồng quyền chọn 

  • Nhà đầu tư sẽ có nhiều thời gian phân tích về xu hướng, biến động giá của hàng hoá. Khoảng thời gian từ lúc mua đến lúc đáo hạn khá dài, sẽ giúp nhà đầu đánh giá xu hướng biến động giá của hàng hoá đó như thế nào, từ đó quyết định mua hay bán.
  • Giao dịch hợp đồng quyền chọn kết hợp, cho phép nhà đầu tư tối ưu mức lợi nhuận cao nhất khi giao dịch. Nếu biến động giá diễn biến đúng xu hướng mà người chơi dự đoán. Thông qua việc bán quyền chọn, nhà đầu tư có thể thu lại mức lợi nhuận kép, tối ưu lợi nhuận.
  • Option contract là công cụ bảo hiểm, giảm thiểu rủi ro khi đầu tư cổ phiếu. Nhà đầu tư chọn mua quyền chọn bán, trong trường hợp giá cổ phiếu đi ngược với dự đoán ban đầu. Lúc này, lợi nhuận từ quyền chọn bán mang lại, sẽ giảm thiểu thiệt hại do cổ phiếu đang nắm giữ xuống giá.
  • Cho phép nhà đầu tư hưởng lợi từ biến động giá chứng khoán mà không cần thanh toán hết toàn bộ giá trị chứng mã chứng khoán đó.

Hạn chế của hợp đồng quyền chọn

  • Hợp đồng quyền chọn khá phức tạp, nếu nhà đầu tư không hiểu rõ đặc điểm, ứng dụng kết hợp loại hợp đồng phù hợp, sẽ dễ gây tổn thất lớn.
  • Hợp đồng quyền chọn được mua nhiều so với dự kiến, bởi các thành phần đầu cơ. Lúc này, tình trạng đầu cơ sẽ gây biến động vượt ngưỡng biên độ dự kiến của giá chứng khoán.
  • Giao dịch tại Việt Nam chủ yếu trên thị trường phi tập trung. Do vậy, tính thanh khoản của hợp đồng quyền chọn khá thấp.

luu-y-khi-thuc-hien-hop-dong-quyen-chon

Lưu ý quan trọng khi thực hiện hợp đồng quyền chọn

Thực hiện giao dịch hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam chưa thực sự phổ biến. Giao dịch sản phẩm phái sinh này cũng có những ưu – nhược điểm riêng. Nhà đầu tư cần nắm rõ một số lưu ý quan trọng khi giao dịch, đầu tư:

  • Nhà đầu tư cần phân tích kỹ thị trường, đánh giá tiềm năng tăng trưởng, biến động giá của tài sản một cách chính xác. Bạn cần cập nhật thông tin báo cáo tài chính, biến động, sự kiện thị trường… Từ đó đưa ra dự đoán về khả năng tăng – giảm giá, chọn loại quyền chọn phù hợp.
  • Nhà đầu tư cần tỉnh táo, để bỏ quyền chọn kịp thời, khi biến động giá không đi theo đúng dự đoán ban đầu. Lúc này, việc cắt lỗ bằng cách bỏ quyền chọn sẽ giúp người sở hữu chỉ lỗ 1 khoản nhỏ.
  • Nhà đầu tư cần lưu ý, hợp đồng quyền chọn bị đầu cơ có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Do vậy, nhà đầu tư cần thực hiện các phân tích kỹ thuật chính xác, nhận định giá chứng khoán để linh hoạt chọn quyền chọn phù hợp.
  • Nhà đầu tư có thể chọn nắm giữ cả hai loại quyền chọn mua và quyền chọn bán. Đây là một chiến lược giúp đảm bảo an toàn cho đầu tư chứng khoán, gia tăng lợi nhuận tối đa, nếu không chắc chắn về xu hướng biến động giá.
  • Trường hợp mua quyền chọn mua và giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện, nhà đầu tư nên cân nhắc bán cổ phiếu để thu lợi nhuận. Tránh tâm lý chờ đợi để giá tăng cao hơn nữa, nguy cơ thị trường bị đầu cơ là rất lớn.
  • Trường hợp mua quyền chọn bán và giá cổ phiếu hiện tại thấp hơn giá thực hiện, người sở hữu quyền chọn có thể thỏa thuận bán cổ phiếu cao hơn giá thực hiện để thu lợi nhuận. Mức lợi nhuận này sẽ là chênh lệch giá cổ phiếu hiện tại và giá thực hiện, cộng với phí quyền chọn.

Hợp đồng quyền chọn là công cụ phái sinh hỗ trợ đầu tư chứng khoán hiệu quả nếu được sử dụng hợp lý. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Finhay sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này, các loại quyền chọn để có chiến lược thực hiện hiệu quả. Chúc các bạn thực hiện hợp đồng quyền chọn linh hoạt để tối ưu lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro, khi đầu tư chứng khoán phái sinh.

Từ khóa » Phí Quyền Chọn Là Gì