Hợp Quy Dệt May | Công Bố Hợp Quy Theo QCVN 01:2017/BCT
Có thể bạn quan tâm
Kể từ 01/01/2019 Các sản phẩm, hàng hóa dệt may trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy phù hợp với quy định tại Quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.
Sản phẩm dệt may là gì?
Sản phẩm dệt may: là sản phẩm có nguồn gốc từ vật liệu dệt đã qua các công đoạn gia công (sợi, vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt, vải tráng phủ, vải giả da tổng hợp, các sản phẩm sản xuất từ sản phẩm nêu trên tùy thuộc vào mục đích sử dụng) hoặc là sản phẩm dệt may có cùng nguyên liệu, kiểu dệt, quy trình xử lý hoàn tất và được sản xuất tại cùng một cơ sở.
Phân nhóm sản phẩm dệt may
Căn cứ theo quy định của QCVN 01:2017/BCT và Thông tư số 21/2017/TT-BCT thì sản phẩm dệt may được phân thành 03 nhóm:
Nhóm 1: Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi hoặc có độ dài ≤ 100cm đối với bộ liền, mức giới hạn tối đa 30mg/kg.
Nhóm 2: Sản phẩm dệt mau tiếp xúc trực tiếp da, mức giới hạn tối đa 75mg/kg.
Nhóm 3: Sản phẩm dệt mau không tiếp xúc trực tiếp da, mức giới hạn tối đa 300mg/kg.
Quy định về kỹ thuật, Hàm lượng formaldehyt trong sản phẩm dệt may không được vượt quá các giá trị quy định nêu tại bảng sau:
Các hình thức công bố hợp quy
a. Tự công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất)
- Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là phương thức 7
- Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm
b. Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba)
- Phương thức đánh giá phụ vụ công bố hợp quy là phương thức 5 hoặc phương thức 7
- Việc thử nghiệm phục vụ công bố được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm
Hồ sơ công bố hợp quy dệt may
Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập 02 bộ hồ sơ công bố hợp quy, trong đó 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc cổng thông tin một cửa của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Công Thương) và 01 bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Thành phần hồ sơ được quy định như sau:
1.Trường hợp tự công bố hợp quy, hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy theo mẫu
b) Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:
– Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
– Tên sản phẩm, hàng hóa;
– Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
– Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;
– Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật này và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
– Đối với hàng hóa nhập khẩu bổ sung thêm các thông tin sau: nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading) hoặc chứng từ vận tải tương đương (trong trường hợp không có vận tải đơn); tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
2. Trường hợp làm bản công bố hợp quy, hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy theo mẫu
b) Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật. Kèm theo là mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
Lợi ích khi chứng nhận hợp quy dệt may
Một số lợi ích mà các doanh nghiệp may mặc có được khi làm chứng nhận hợp quy dệt may
- Chứng minh cho thị trường doanh nghiệp tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam
Việc công bố hợp quy dẽ là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường. Sau khi có được chứng nhận sẽ giảm các kiểm tra của đối tác thậm chí là cơ quan quản lý.
- Giúp nâng cao chấ lượng sản phẩm tạo dựng lòng tin cho khách hàng. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.
Công bố hợp quy dệt may chính là bằng chứng cho khách hàng và đối tác khi sử dụng. Từ đó sẽ giúp nâng cao chất lượng uy tín, thương hiệu cũng như sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Dễ dàng kiếm soát và giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh khác
Bằng chứng việc đánh giá và công bố sản phẩm dệt may thì doanh nghiệp sẽ quản lý chất lượng một cách tốt hơn từ đó sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao và ổn định.
Từ khóa » Công Bố Hợp Quy Sản Phẩm Dệt May
-
Những điều Cần Biết Về Công Bố Hợp Quy Sản Phẩm Dệt May
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Công Bố Hợp Quy Sản Phẩm Dệt May - ICheck
-
Công Bố Hợp Quy Sản Phẩm Dệt May - Sở Công Thương Ninh Bình
-
Những điều Cần Biết Về Công Bố Hợp Quy Sản Phẩm Dệt May
-
Cấp Chứng Nhận Hợp Quy Dệt May, May Mặc Quy Uy Tín 2022
-
Thủ Tục Xin Chứng Nhận Hợp Quy Sản Phẩm Dệt May (Hồ Sơ 2020)
-
Chứng Nhận Hợp Quy Dệt May Theo QCVN01/2017 - KNA Cert
-
Công Bố Hợp Quy Sản Phẩm Dệt May
-
Dịch Vụ Chứng Nhận Hợp Quy Sản Phẩm Dệt May, May Mặc - Icert
-
Thủ Tục Công Bố Hợp Quy Sản Phẩm Dệt May - Luật Trần Và Liên Danh
-
Thủ Tục Công Bố Hợp Quy Sản Phẩm Dệt May - Luật Quang Huy
-
Công Bố Hợp Quy Hàng Dệt May Vải Các Loại Theo QCVN 01:2017/BCT
-
Danh Mục Sản Phẩm Dệt May Cần Chứng Nhận Hợp Quy Theo QCVN 01
-
Doanh Nghiệp Dệt May “chạy Nước Rút” Chứng Nhận Hợp Quy