Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Là Gì? Đặc điểm, ý Nghĩa Và Cách Thức Thành ...
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Hợp tác xã nông nghiệp là gì?
- 2 2. Đặc điểm, ý nghĩa thành lập Hợp tác xã nông nghiệp:
- 3 3. Cách thức thành lập Hợp tác xã nông nghiệp:
1. Hợp tác xã nông nghiệp là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã năm 2012:
“Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.”
Như vậy, dựa trên khái niệm hợp tác xã mà Luật hợp tác xã đã đưa ra thì Hợp tác xã nông nghiệp là một loại hình hợp tác xã. Đối với hợp tác xã nông nghiệp thì loại hình này được hiểu là một tổ chức về nông nghiệp với số lượng thành viên tối thiểu là 07 thành viên cùng tự nguyện thành lập, đồng sở hữu và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời hợp tác xã tạo ra việc làm cho những người nông dân, nhằm đáp ứng nhu cầu chung của tập thể các thành viên về tạo ra sản phẩm cũng như lợi nhuận đối với các hoạt động nông nghiệp. Hợp tác xã nông nghiệp cũng như các hợp tác xã khác là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hoạt động trên cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện cách thức quản lý hợp tác xã theo cơ chế bình đẳng và dân chủ.
2. Đặc điểm, ý nghĩa thành lập Hợp tác xã nông nghiệp:
Căn cứ vào khái niệm hợp tác xã nông nghiệp cũng như các quy định khác về hợp tác xã nói chung và hợp tác xã nông nghiệp nói riêng thì hợp tác xã nông nghiệp có những đặc điểm sau đây:
* Đặc điểm thứ nhất: Hợp tác xã nông nghiệp theo khái niệm vừa phân tích ở trên được xác định là một tổ chức kinh tế có tính tập thể:
Hợp tác xã nông nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật hợp tác xã 2012 và các văn bản hướng dẫn liên quan do đó mà Hợp tác xã được quy định là một tổ chức kinh tế. Điều này được quy định ngay tại khái niệm của hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã 2012.
Không chỉ được xác định là một tổ chức kinh tế mà Hớp tác xã nông nghiệp còn được quy định là một tổ chức kinh tế tập thể.
Với đặc điểm của tác xã nông nghiệp là được tổ chức bởi nhiều cá nhân cùng chung mục đích là phát triển kinh tế nông nghiệp, đem lại lợi nhuận chung cho cả tập thể. Những cá nhân này cùng tự nguyện hợp tác, tương trợ cùng nhau giải quyết các yêu cầu chung, mục đích chung trong việc sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế do đó mà hợp tác xã nông nghiệp mới được xác định là tổ chức kinh tế tập thể.
* Đặc điểm thứ hai là: Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế vừa thể hiện tính kinh doanh vừa mang tính xã hội.
Bên cạnh là một tổ chức kinh tế tập thể thì hợp tác xã nông nghiệp còn là một tổ chức mang tính xã hội. Về đặc điểm của tính xã hội được thể hiện như sau: Hợp tác xã nông nghiệp vừa tiến hành bên cạnh việc cùng sản xuất và cùng kinh doanh, tạo ra thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp thì hợp tác xã nông nghiệp còn là tổ chức kinh tế xã hội khi các hợp tác xã tạo điều kiện cho tất cả các thành viên của mình cùng lao động sản xuất và kiếm được thu nhập từ các việc làm của hợp tác xã. Hợp tác xã nông nghiệp còn là tổ chức thực hiện việc đóng góp trên cơ sở tự nguyện và được hưởng lợi từ việc lao động của mình.
Từ việc thành lập hợp tác xã nông nghiệp mà những lợi ích từ hợp tác xã như tại ra việc làm cho thành viên, giảm được tình hình thất nghiệp của xã hội mà còn tạo điều kiện phát triển cho những cá nhân nhỏ lẻ, không đủ khả năng tự kinh doanh độc lập, những người này có thể góp vốn vào hợp tác xã để tiến hành hoạt động kinh doanh, vì thế mà đây được coi là tổ chức kinh tế xã hội cộng đồng.
* Đặc điểm thứ ba là: Hợp tác xã nông nghiệp có số lượng thành viên tối thiểu là 07 thành viên theo quy định bắt buộc về thành lập hợp tác xã. Cùng với đặc điểm tối thiểu là 07 thành viên thì cá nhân thì phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; nếu là hộ gia đình thì phải có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật.
* Đặc điểm thứ bốn là: Do hợp tác xã là pháp nhân nên Hợp tác xã có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn của mình
– Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức được thành lập một cách hợp pháp khi tổ chức này đáp ứng đủ các điều kiện về thành lập hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã.
– Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức pháp nhân, do đó hợp tác xã này cũng có cơ cấu tổ chức như cơ cấu tổ chức của một pháp nhân, cũng có cơ quan điều hành, có điều lệ theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã, bao gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên. Với cơ cấu tổ chức này, những người nằm trong ban lãnh đạo có nhiệm vụ quản lý và phát triển hợp tác xã nông nghiệp.
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình: là một pháp nhân được pháp luật công nhận thì hợp tác xã nông nghiệp phải có các tài sản độc lập và nếu có rủi ro thì hợp tác xã nông nghiệp phải tự chịu trách nhiệm. Về tài sản thì hợp tác xã nông nghiệp có các tài sản bao gồm cả vón góp và các phần vật chất khác như tài sản hiện hữu cố định, quyền sử dụng đất.
– Nhân danh mình độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật: Trên cơ sở các thành viên hợp tác xã tự nguyện tham gia thành lập hợp tác xã về cả góp vốn, lao động sản xuất, cùng làm việc cũng như về các cam kết tự nguyện dụng hàng hóa, dịch vụ do chính hợp tác xã cung cấp, do đó có thể hiểu Hợp tác xã nông nghiệp tự mình tham gia các quan hệ pháp luật.
3. Cách thức thành lập Hợp tác xã nông nghiệp:
* Về Đăng ký hợp tác xã: các quy định về đăng ký hợp tác xã được quy định tại Luật hợp tác xã 2012:
– Bước 1: Các hợp tác xã nộp hồ sơ
Cơ quan nhận hồ sơ: quan nhà nước có thẩm quyền nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính.
Cụ thể thì hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: Mẫu giấy đề nghị này là mẫu được ban hành, bên hợp tác xã cần chuẩn bị mẫu giấy ghi đầy đủ các thông tin liên quan mà mẫu này yêu cầu.
+ Điều lệ của hợp tác xã nông nghiệp phải được các xã viên đồng thuận và không vi phạm các quy định của pháp luật.
+ Phương án sản xuất, kinh doanh đặt ra trong thời gian hoạt động của hợp tác xã. Các phương án này phải có tính khả thi và không thực hiện các hoạt động trái pháp luật.
+ Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
+ Nghị quyết hội nghị thành lập hợp tác xã được ban hành khi tiến hành cuộc họp thành lập hợp tác xã.
– Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ từ hợp tác xã thì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu cơ quan có thẩm quyền sau khi xem xét hồ sơ và từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý trong quá trình đăng ký hợp tác xã thì người đại điện hợp pháp của hợp tác xã phải kê khai đầy đủ, trung thực và chính xác các nội dung bắt buộc trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai.
Từ khóa » đặc điểm Của Hợp Tác Xã Nông Nghiệp
-
Hợp Tác Xã Là Gì? Đặc điểm, ưu Và Nhược điểm Của Hợp Tác Xã?
-
Khái Niệm Hợp Tác Xã ? Đặc điểm Của Hợp Tác Xã Theo Quy định Mới
-
Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Của Công Hòa Liên Bang Đức
-
Đặc điểm Của Hợp Tác Xã Nông Nghiệp. - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đặc điểm Của Hợp Tác Xã Là Gì Theo Quy định Của Pháp Luật?
-
Điều Lệ Tóm Tắt Của Hợp Tác Xã Sản Xuất Nông Nghiệp
-
Hợp Tác Xã Nông Nghiệp (Agricultural Cooperative) Là Gì? Đặc điểm
-
[PDF] Kiến Thức Cơ Bản Về Hợp Tác Xã Nông Nghiệp - ILO
-
Giới Thiệu Luật Hợp Tác Xã Dưới Dạng Hỏi – đáp
-
So Sánh Hợp Tác Xã Và Doanh Nghiệp - Luật Hoàng Sa
-
Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
-
Số - Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
-
Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Trong Thực Hiện Mục Tiêu Tái Cơ Cấu Nông ...
-
Phát Triển Kinh Tế Hợp Tác Xã Và Vấn đề Hoàn Thiện Thể Chế đất đai ...