Hư Cấu Nghệ Thuật - đâu Là Giới Hạn? - Báo Nhân Dân

Đời sống văn hóa

Hư cấu nghệ thuật - đâu là giới hạn?

Hư cấu nghệ thuật vốn là một vấn đề có tính tranh cãi cao trong sáng tạo văn học-nghệ thuật, được cả giới nghiên cứu lý luận lẫn thực hành nghệ thuật quan tâm. Tại Liên hoan Nghệ thuật sân khấu toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân” lần thứ IV, năm 2020, đang diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, vấn đề này lại trở thành chủ đề được bàn luận.

Thứ sáu, ngày 31/07/2020 - 17:00
Chọn cách tiếp cận đầy chất nhân văn, vở diễn Bộ cảnh phục (Nhà hát Tuổi trẻ) đem đến nhiều cảm nhận đẹp cho người xem.
Chọn cách tiếp cận đầy chất nhân văn, vở diễn Bộ cảnh phục (Nhà hát Tuổi trẻ) đem đến nhiều cảm nhận đẹp cho người xem.

Hai mặt của hư cấu nghệ thuật Nói đến sáng tạo nghệ thuật là nói đến yếu tố hư cấu. Tư duy nghệ thuật là tư duy sáng tạo, là tư duy hình tượng, nó cho phép sự hư cấu, nó thăng hoa nhờ trí tưởng tượng của người nghệ sĩ (và cả người thưởng thức). Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là: người sáng tạo có thể thỏa sức tưởng tượng, thoải mái hư cấu và đưa vào tác phẩm những câu chuyện và nhân vật mà anh ta tự nghĩ ra, xây dựng nên? Trong thực tế, đã có không ít người nghĩ như vậy, nhất là mỗi khi có ý kiến phê phán về tình huống này, nhân vật nọ trong một tác phẩm văn học, điện ảnh, hay sân khấu là “không thật”, là “vô lý” thì người ta lại viện cớ rằng: đây là tác phẩm nghệ thuật... Xin thưa, hư cấu trong nghệ thuật cũng có những nguyên tắc, những “luật chơi” của nó, chứ không phải là “quyền lực vô song” của người sáng tạo,và công chúng tiếp nhận tác phẩm sẽ là người phán xét, đánh giá thông thái nhất. Tùy thuộc vào các loại hình, loại thể, hư cấu nghệ thuật có các mức độ khác nhau. Hư cấu nghệ thuật của mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật nói lên đặc điểm thể loại của tác phẩm ấy, nói cách khác, cùng với nhiều yếu tố khác, mức độ hư cấu được quy định bởi đặc điểm loại hình, loại thể của tác phẩm nghệ thuật. Thí dụ: Trong một tác phẩm văn học, nghệ thuật thuộc thể loại khoa học viễn tưởng thì sự hư cấu được tự do sáng tạo hơn rất nhiều so với các thể loại khác; cùng là một tác phẩm điện ảnh, hay sân khấu, nhưng với thể loại phim/kịch kinh dị thì sự hư cấu cũng “thoải mái” hơn so với thể loại phim truyện/kịch chính luận... Sự hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật (có thể gọi nôm na là “bịa”) dù là sự tưởng tượng bay bổng của người sáng tác nhưng vẫn cần bảo đảm tính chân thực. Sự thật được phản ánh trong tác phẩm là sự thật đã được “khúc xạ” qua lăng kính của người sáng tạo, tuy nhiên quay ngược trở lại, sự chân thực trong nghệ thuật ấy sẽ được người tiếp nhận và kiểm chứng nó, đánh giá nó, xem nó có hợp lý không, có phù hợp với hiện thực xã hội (mà tác phẩm phản ánh) hay không? Nếu tác giả quá lạm dụng sự hư cấu thì sẽ bộc lộ mặt trái của hư cấu nghệ thuật, đó là sự giả tạo, sự gán ghép khiên cưỡng, lẽ dĩ nhiên nó sẽ không được người xem chấp nhận, câu chuyện kịch không thể làm cho người ta tin vào những điều mà tác giả và các nghệ sĩ mong muốn chuyển tải đến công chúng. Khi những hình mẫu… khó tin Trở lại với Liên hoan sân khấu đã nhắc ở trên, và là cái “cớ” để người viết bàn luận về sự hư cấu nghệ thuật, trong vài ba vở diễn đã bộc lộ mặt trái của sự hư cấu bất hợp lý. Lấy thí dụ vở Tiếng chuông (tác giả: Hữu Ước, vở dự thi của Nhà hát Chèo Hưng Yên). Xin lưu ý rằng về tác phẩm này, người viết chỉ có một số nhận xét về phương diện kịch bản, không bàn về vở diễn chèo. Trong kịch bản Tiếng chuông, nhân vật trung tâm của kịch là ông Vũ Đức, Giám đốc Công an thành phố, một lãnh đạo công an liêm khiết, chính trực, không khoan nhượng với sự sai trái vi phạm pháp luật, không chùn tay khi thực thi nhiệm vụ, kể cả khi phải đối diện với những người thân yêu, gần gũi nhất... Tác giả đã xây dựng hình tượng một người cán bộ công an rất gương mẫu, cứng rắn, trong sáng... thậm chí, đến mức... khó tin! Ông Vũ Đức rất cô đơn trong cuộc sống gia đình và rất đơn độc trong cuộc chiến phá án rất đặc biệt, khi mà nghi phạm chính là ông thông gia tương lai, và là ân nhân của gia đình ông (Trần Cảnh, Phó Giám đốc Sở Công thương) và người con rể tương lai của ông (Trần Hoạt, con trai ông Cảnh). Quanh câu chuyện phá án này đặt ra cho người xem hàng loạt câu hỏi: Tại sao với mối quan hệ chằng chịt như vậy mà lãnh đạo cấp trên lại giao phó cho ông Đức là người trực tiếp chỉ đạo phá án? Vì sao có mối thân tình gia đình từ lâu như vậy mà ông Đức không cảnh báo hay can ngăn bố con ông Cảnh từ khi đang điều tra, để gần đến lúc ông phải ký quyết định rồi mới nói? Trần Hoạt là một tay thanh niên ăn chơi sa đọa, không hề yêu con gái ông Đức mà muốn lấy cô chỉ vì cô là con gái của Giám đốc Công an thành phố, vậy vì sao Lệ Hằng lại yêu Trần Hoạt đến thế và hứa chờ đợi ngày Trần Hoạt ra tù trở về? Vì sao ông Đức lại chấp nhận cho con gái mình yêu và lấy một gã trai như Trần Hoạt, nếu chỉ vì cái ơn đã cưu mang Lệ Hằng ngày trước khi bị lạc gia đình thì có đáng không? Và còn nhiều điều khác nữa khiến người xem phải thắc mắc vì thấy nhiều chi tiết bất hợp lý, vừa không phù hợp với văn hóa, đạo lý, tâm lý của người Việt Nam, vừa không phù hợp cả về mặt chuyên môn nghiệp vụ ngành công an. Và điều này còn có thể bắt gặp ở một số vở diễn khác trong liên hoan. Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo. Thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ và bằng ngôn ngữ của nghệ thuật, hư cấu là yếu tố đương nhiên trong các tác phẩm sân khấu (và trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật nói chung). Nhưng sự hư cấu dù là ở thể loại nào, nghệ thuật nào cũng cần bảo đảm tính hiện thực, tính chân thực, để những thông điệp mà tác phẩm chuyển tải có thể thuyết phục và mang lại những giá trị thẩm mỹ cho người xem.

 LÊ THỊ HOÀI PHƯƠNG  

Tin đọc nhiều

Ra mắt cuốn sách dành cho bạn đọc trẻ về “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân”

Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”

Viết cả đời cũng không thể hết những điều muốn nói

Tìm hướng đúng cho sự đầu tư

Xem Hò Dô lại nhớ Gió mùa

Thời tiết Tỷ giá

Có thể bạn quan tâm

Viết cả đời cũng không thể hết những điều muốn nói

Viết cả đời cũng không thể hết những điều muốn nói

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, tỉnh An Giang, là di sản thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 4/12. Nguồn: Cục DSVH

Tìm hướng đúng cho sự đầu tư

Các đồng chí đại biểu, lãnh đạo Báo Nhân Dân và các em học sinh tham dự khai mạc triển lãm. Ảnh: THÀNH ĐẠT

Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”

Lễ hội âm nhạc quốc tế Hò Dô (Hozo music festival) mùa thứ 5 thu hút hàng vạn khán giả.

Xem Hò Dô lại nhớ Gió mùa

Hình ảnh trang bìa của cuốn sách. Nguồn: NXB Kim Đồng

Ra mắt cuốn sách dành cho bạn đọc trẻ về “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân”

Cảnh trong chương trình sân khấu thể nghiệm “Cuộc gặp gỡ của các vị thần - Cái chết của các vị tướng”. Nguồn: Zuni Icosahedron

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tăng cường hoạt động gắn kết trong châu lục

Nhạc sĩ Dương Cầm

Chúng tôi tự tin với nhạc kịch Việt

Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ bảy diễn ra từ ngày 29/11/2024 đến 6/2/2025, tại Trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom, Hà Nội. Ảnh: An Trung

Tín hiệu vui đang trở lại

Một nhóm học sinh từ Hà Nội đang tập trồng tre trong bầu đất theo sự hướng dẫn của cán bộ Trung tâm Khoa học lâm nghiệp vùng trung tâm Bắc Bộ, trong một chuyến điền dã tìm hiểu về tre.

Chuyện bên ngoài trang sách

Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo đảm an toàn giao thông cho giới trẻ ngày càng được quan tâm. Ảnh: MAI NGHIÊM

Bảo đảm an toàn giao thông bền vững

Nhóm nhảy B-boy SDG Crew đến từ Hàn Quốc tham dự Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt.

Những nguồn cảm hứng lớn

Với đặc thù lòng đường hẹp, chỉ cần một phương tiện dừng đỗ là đã có thể gây ùn tắc cho cả một đoạn phố cổ.

Khi phố cổ tắc đường

Có người mua báo là vì thấy minh họa đẹp

Có người mua báo là vì thấy minh họa đẹp

Robot tham gia công đoạn hoàn thiện bát phở, đưa đến tận tay thực khách tại Lễ hội ẩm thực Hà Nội, từ ngày 29/11 đến 1/12/2024. Ảnh: BTC

Từ “gia truyền” đến công nghiệp văn hóa

Bìa sách “Đi về phía bình yên”.

Những không gian ấm

HOZO hiện là Liên hoan Âm nhạc quốc tế định kỳ hằng năm do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, với nhiều hoạt động vệ tinh thu hút đông đảo nghệ sĩ và công chúng trẻ. Nguồn: Fanpage Hozo

Không thể tiếp tục mạnh ai người đó làm!

back to top

Từ khóa » Tính Hư Cấu Của Văn Học