Lịch Sử Trong Văn Chương, Hư Cấu Nhưng Không được Sai Lệch
Có thể bạn quan tâm
Tuổi trẻ Thủ đô tự hào về Đảng, viết tiếp bản anh hùng ca bất diệt | |
Đảng bộ thành phố Hà Nội, những dấu son lịch sử vẻ vang |
Đã nói đến “lịch sử” nghĩa là nói về quá khứ. Về phương pháp phản ánh của truyện lịch sử có hai xu hướng: Xu hướng thêm thắt để thi vị hóa các chi tiết, một số lời nói, hành động nhân vật, không làm thay đổi dòng chảy lịch sử, tiểu sử nhân vật; xu hướng giả lịch sử, hư cấu lịch sử - tức là chỉ mượn nhân vật, sự kiện lịch sử làm cái cớ để thỏa sức tô vẽ, thậm chí thay đổi sự kiện lịch sử. Ở xu hướng thứ hai này, nhiều người cho rằng đó là xuyên tạc, bóp méo lịch sử, nhưng cũng không ít người ủng hộ, xem đó chỉ là câu chuyện hư cấu, nếu ngăn cấm thì lịch sử chỉ còn là những con số khô khan.
Tiểu thuyết lịch sử |
Tiểu thuyết lịch sử kén người viết. Điểm lại những nhà văn đương đại được độc giả nhớ tên với các bộ tiểu thuyết lịch sử ấn tượng không nhiều. Có thể nhắc đến 2 bộ “Bão táp triều Trần” và “Tám triều vua Lý” của nhà văn Hoàng Quốc Hải; “Mẫu Thượng ngàn”, “Hồ Quý Ly”, “Đội gạo lên chùa” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh; “Gươm thần Vạn Kiếp”, “Uy Viễn tướng công”, “Lý Công Uẩn” của nhà văn Ngô Văn Phú; “Hội thề” của nhà văn Nguyễn Quang Thân; “Thông reo Ngàn Hống” của nhà văn Nguyễn Thế Quang; “Kim thiếp vũ môn” của Thâm Giang Trần Gia Ninh…
Gần đây, với sự xuất hiện của một số tác giả trẻ, địa hạt tiểu thuyết lịch sử trở nên phong phú hơn. Trong số đó, nếu nhà văn Lưu Sơn Minh ít nhiều gây ấn tượng với những tiểu thuyết như “Trần Quốc Toản”, “Trần Khánh Dư” thì những bộ tiểu thuyết mới như “Ngô Vương” của Phùng Văn Khai, “Hồ Dương” của Trường An, “Thiệu Bảo Bình Nguyên” của Hồng Thái… đã mang đến cho đời sống văn học những tác phẩm dày dặn.
Trong số những tác giả này có người viết tiểu thuyết để tái hiện lại bức tranh lịch sử thời kỳ nào đó, có người lại muốn mượn văn chương, mượn lịch sử để gửi gắm vào đó những tư tưởng, những xu hướng mang tính chính trị của riêng mình. Nhưng cũng có người thông qua tiểu thuyết để gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình với những con người, những cái tên, những dáng hình chỉ còn sót lại trong vài trang sách của quá khứ. Tiểu thuyết của họ, vì thế mà không vướng bận những ham muốn thực dụng, càng không trở thành công cụ để tuyên truyền giáo điều xơ cứng đương thời.
Đành rằng, sức mạnh của văn chương là hư cấu, đành rằng có sự không trùng khít giữa nội dung trong tác phẩm với chính sử nhưng hư cấu trong lịch sử luôn có điểm dừng.
Còn nhớ, vào năm 2017, dư luận dậy sóng về tác phẩm “Bắt đầu và kết thúc” của tác giả Trần Quỳnh Nga trên trên một tờ báo uy tín. Chính sử nước ta hết sức khách quan khi viết về Trần Ích Tắc: Đó là một người có tài và có bụng liên tài. Do đó ngoài việc trau dồi tài năng của mình, ông còn mở trường học, tập hợp và đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước. Nhưng chính sử cũng ghi rất rõ: Tháng 3/1285, Trần Ích Tắc đưa tất cả gia quyến sang hàng giặc và được phong là An Nam Quốc Vương. Khi quân Nguyên đại bại, Trần Ích Tắc cũng theo giặc về phương Bắc.
Gần một năm sau quân Nguyên lại sang xâm lược nước ta với chiêu bài là đưa An Nam Quốc Vương về nước, nhưng lại bị đánh cho đại bại. Một kẻ phản bội Tổ quốc đến cùng như thế, lại được tác giả truyện ngắn “úp úp mở mở” coi là người trung quân ái quốc, làm nội gián để cứu nước. Từ hàng trăm năm qua, Trần Ích Tắc vẫn bị xem là kẻ phản bội, chưa có tài liệu lịch sử chứng minh điều ngược lại. Cho nên, nhà văn không được phép hư cấu điểm này vì rõ ràng đó là sai sự thật lịch sử.
Các chuyên gia văn hóa đều cho rằng, văn chương và lịch sử là cặp phạm trù luôn song hành, văn chương làm tăng tính thẩm mỹ, thêm phần lãng mạn khi truyền tải thông điệp lịch sử. Còn lịch sử cung cấp cho văn chương một nguồn cảm hứng dồi dào không bao giờ cạn. Những tác phẩm văn học có yếu tố lịch sử là những tác phẩm vừa truyền tải được thông điệp lịch sử vừa có tư tưởng, triết lý của nhà văn.
Theo Tiến sĩ Trần Trọng Dương (Viện nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam), việc hư cấu lịch sử trong văn chương là điều cần thiết. Mỗi nhà văn khi viết một tác phẩm văn chương có chất liệu lịch sử thì điều quan trọng không phải là yếu tố hư cấu hay sự thực lịch sử, mà điều quan trọng nhất là nhà văn đó nhìn về lịch sử và viết về lịch sử ấy như thế nào sao cho thật tinh tế và khéo léo. Dưới góc độ một nhà dân tộc học, tiến sĩ Tạ Đức cho rằng, nhà văn có quyền hư cấu để thuyết phục người đọc. Khi viết lịch sử phải dùng một tư duy khác, cách viết khác, phải “nói có sách, mách có chứng”, nhiều khi có quyền suy luận nhưng trong một giới hạn nhất định.
Theo Tiến sĩ Trần Trọng Dương (Viện nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam), việc hư cấu lịch sử trong văn chương là điều cần thiết. Mỗi nhà văn khi viết một tác phẩm văn chương có chất liệu lịch sử thì điều quan trọng không phải là yếu tố hư cấu hay sự thực lịch sử, mà điều quan trọng nhất là nhà văn đó nhìn về lịch sử và viết về lịch sử ấy như thế nào sao cho thật tinh tế và khéo léo. |
Có thể nói, nếu trong tiểu thuyết thông thường, nhà văn có thể thoải mái hư cấu, thoải mái tưởng tượng thì với tiểu thuyết lịch sử, sự ràng buộc của nhiều ghi chép lịch sử với các sự kiện và nhân vật lịch sử… đã buộc nhà văn phải có sự tính toán, cân nhắc... Nếu vắng bặt tính hư cấu, thiếu vắng cá tính sáng tạo của nhà văn thì tiểu thuyết lịch sử sẽ trở nên rất khô khan, như thế, cần gì đến tài năng và sự dấn thân của nhà văn. Song hư cấu đến đâu, tưởng tượng đến mức nào để tiểu thuyết lịch sử không trở nên sai lệch, không làm độc giả chệch hướng mới là cái “tài” của nhà văn.
Luật Xuất bản năm 2012 quy định những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản, trong đó điểm d có quy định cấm xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Mọi sự tác phẩm phải có trách nhiệm với xã hội, không vi phạm những chuẩn mực, quy định của cộng đồng, của chế độ chính trị. Vậy nên, tác phẩm văn học có quyền hư cấu, khỏa lấp những “điểm tối” lịch sử mà nhà sử học chưa có tài liệu chứng minh, chưa được ghi vào sử sách; có quyền sử dụng truyền thuyết, dã sử, giai thoại, thần thoại… nhưng chắc chắn không thể đảo lộn sự thật lịch sử. Sự thật lịch sử ở đây đã được cộng đồng tin tưởng, được chế độ chính trị thừa nhận.
Suy cho cùng, để viết truyện lịch sử có giá trị cần tài năng, vốn sống của nhà văn để qua lịch sử rút ra bài học, cảm hứng, nhận thức nhằm kết nối quá khứ với hiện tại, suy tưởng về tương lai.
Bảo Thoa
Từ khóa » Tính Hư Cấu Của Văn Học
-
Tính Hư Cấu Và Phi Hư Cấu Trong Văn Học - Bút Bi
-
Hư Cấu – Wikipedia Tiếng Việt
-
SỰ HƯ CẤU, SÁNG TẠO CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI (Học Viên ...
-
Tính Hư Cấu Của Văn Chương Trong Chân Trời Siêu Hư Cấu
-
HƯ CẤU, PHI HƯ CẤU VÀ BẢN CHẤT CỦA SÁNG TẠO VĂN HỌC
-
Nhận định Về Hư Cấu Và Tưởng... - Văn Học Và Những Cảm Nhận
-
Văn Học Hư Cấu Là Nghệ Thuật Sống
-
Hư Cấu Nghệ Thuật - đâu Là Giới Hạn? - Báo Nhân Dân
-
Về Hiện Thực Trong Văn Chương - Hànộimới
-
Về Vấn đề Sự Thật Lịch Sử Và Sự Hư Cấu Nghệ Thuật - Ngô Tộc
-
Hư Cấu Và Không Hư Cấu - Văn Học & Nghệ Thuật
-
Hư Cấu - Wiki Là Gì
-
YEU TO HU CAU Trong CO TICH THAN KI - YẾU TỐ HƯ CẤU ...
-
Tính Chất Hai Mặt Của Hư Cấu Lịch Sử - Báo Văn Nghệ Việt Nam