Hư Không Tạng Bồ Tát Là Ai? Kiến Thức Phật Giáo Nên Biết
Hư Không Tạng Bồ Tát được biết đến là vị Phật Bản Mệnh của tuổi Sửu và tuổi Dần. Ngài là biểu tượng của trí tuệ và phước lành. Ngài mang đến sức mạnh bảo vệ và đem lại bình an cho nhân loại. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị những kiến thức Phật Giáo liên quan đến Ngài. Bao gồm các sự tích, điển cố cùng những ý nghĩa về hình tượng Phật Hư Không Tạng.
Table of Contents
- Hư Không Tạng Bồ Tát là ai?
- Truyền thuyết về cuộc đời Phật Hư Không Tạng
- Ý nghĩa của hình tượng Hư Không Tạng
- Thần chú Hư Không Tạng Bồ Tát
Hư Không Tạng Bồ Tát là ai?
Phật Hư Không Tạng còn có nhiều tên gọi khác như Hư Không Dựng, Hư Không Quang. Trong tiếng Phạn thì tên của Ngài là Akasagarbha. Phật Hư Không Tạng là một trong tám vị Bồ Tát của Mật Tông với hình tượng chân thực, giảng giải chính pháp. Trong bát đại Bồ Tát, nhiệm vụ của Phật Hư Không Quang là ban bố bình an cho chúng sinh.
Truyền thuyết về Ngài được lưu truyền trong dân gian với nhiều mẫu chuyện huyền diệu. Theo đó, Ngài có rất nhiều thân phận và mỗi hóa thân đều có ý nghĩa riêng. Những thân phận được biết đến nhiều nhất là chủ tôn Viện Hư KHông, Bồ Tát thị giả và là một trong 16 vị bản tôn Kim Cương Giới.
Truyền thuyết về cuộc đời Phật Hư Không Tạng
Cuộc đời của Hư Không Tạng Bồ Tát được ghi chép lại với nhiều chi tiết huyền diệu. Dưới đây, mời quý vị tìm hiểu về cuộc đời Phật Pháp và sự thần kỳ của Ngài.
Theo các ghi chép, Ngài là con trai của Chuyển Luân Thánh Vương Công Đức Trang Nghiêm. Hai người vợ của Đức Vua sinh hạ hai người con trai đều có căn tính là hóa sinh từ nguyện lực.
Đức Vua vui mừng khôn xiết và quyết định cúng dường chư Phật để bày tỏ lòng biết ơn. Sau nay, hai vị hoàng tử lớn lên đều xuất gia tu hành, một người chính là Đức Phật Thích Ca và người còn lại chính là Phật Hư Không Tạng Bồ Tát.
Chuyện kể rằng, hai người con trai của Đức Vua tên là Sư Tử Tiến và Sư Tử Dũng Bộ. Khi lớn lên, hai vị xuất gia tu hành và đều đạt được những thành tựu Phật Pháp cao thâm. Có một lần Đức Vua được nghe Giảng Phật và gặp lại hai người con của mình.
Vị Sư Tử Dũng Bộ đã đưa tay lên, tức thì hư không tam thiên lục giới rung chuyển. Ngài tiếp tục vẫy tay thì xuất hiện thanh âm êm ái trong trời đất. Ngài lại vẫy tay thêm một lần nữa thì đầy trời hoa thơm nở rộ, rơi xuống cùng với pháp khí quý báu, phủ khắp cả tam thiên.
Cùng lúc đó, một vị thiên thần đã hát: Vị Bồ Tát này đạt được nhiều thành tựu công đức, xứng đáng với danh xưng Hư Không Khố Tạng, đáp ứng nguyện vọng và cứu giúp chúng sinh”. Đó là lý do Phật hiệu Hư Không Tạng Bồ Tát ra đời.
Ý nghĩa của hình tượng Hư Không Tạng
Hư Không Tạng có rất nhiều thân phận, hình tượng của Ngài cũng sẽ biến đổi tùy vào thân phận. Dưới đây là những hình tượng được mô tả trong sách:
- Quán Hư Không Tạng Bồ Tát kinh: Ngài có hình tướng sắc thân màu tím ánh kim, trên đầu đội thiên quan gắn Ngọc Như Ý.
- Mạn Đà La Kim Cương giới: Ngài có thân phận là một trong 16 vị Bản tôn hiền kiếp với Mật hiệu là Viên Mãn Kim Cương. Hình tướng của Ngài có thân màu trắng của da người, tay trái nắm lại được đặt bên hông. Tay phải cầm hoa sen có bảo châu. Tam muội da với hình dạng ngọc 3 múi.
- Mạn Đà La Thai Tạng giới: Ngài là chủ tôn của Viện Hư Không Tạng với Mật hiệu là Như Ý Kim Cương. Hình tướng của Ngài là thân màu da người, trên đầu đội mũ Ngũ Phật. Tay phải được gập lại và cầm bảo kiếm có ngọn lửa trên lưỡi kiếm. Tay trái được đặt bên hông và cầm nhành hoa sen có Ngọc Như Ý. Ngài ngồi trên một bảo tọa bằng hoa sen.
- Hư Không Tạng còn là thị giả bên cạnh Phật Thích Ca với Mật hiệu là Vô Tận Kim Cương. Trong thân phận này, hình tướng của Ngài là tay phải giơ thẳng với Phất Trần màu trắng. Tay trái đặt bên rốn, cầm hoa sen có gắn tam muội da là Ngọc Như Ý màu xanh. Thân Ngài khoát thiên y, đứng trên một bảo tòa bằng hoa sen, mặt nghiêng nhẹ về bên trái.
Thần chú Hư Không Tạng Bồ Tát
Phật Hư Không Tạng chính là Phật Bản Mệnh của tuổi Sửu và tuổi Dần. Những người cầm tinh hai con giáp này có thể mang theo mặt ngọc hình Phật Hư Không Tạng để được phù hộ, độ trì.
Trong Phật giáo, Hư Không Tạng có ứng với một câu thần chú. Khi muốn cầu qua nạn kiếp, xin Ngài phù hộ độ trì thì nhẩm câu thần chú này. Nội dung như sau:
- Trong tiếng Phạn, câu thần chú được đọc là Om Vaja ratna om trah svaha
- Trong tiếng Nhật, câu thần chú được đọc là On bazara aratano on taraku
- Đối với người Việt, Phật tử sẽ nhẩm câu “ Nam Mô Hư Không Tạng Bồ Tát” để cầu nguyện.
Chỉ cần thành tâm niệm chú nhiều lần thì Phật Hư Không Tạng sẽ hiển linh độ trì. Tuy nhiên, Phật Pháp giáo hóa chúng sinh hướng thiện, tu thân, tích đức.
Nếu quý vị muốn được Phật Hư Không Tạng phù hộ thì phải tích nhiều phước đức, tích cực hành thiện. Sống đẹp, sống tốt, không gây ra những điều ác, không tạo nghiệp. Có thể nói, phúc báo của mỗi người chính là do bản thân tu tập mà có được.
Vậy là qua bài viết này, quý vị đã hiểu rõ hơn về Phật Hư Không Tạng Bồ Tát. Những ai là tuổi Sửu và tuổi Dần thì nên mang theo mình hình tượng Phật Hư Không Tạng. Bên cạnh đó thì quý vị cũng nên thường xuyên niệm chú để cầu xin được Ngài ban phúc lành, bình yên và may mắn.
Từ khóa » Bồ Tát Hư Không Tạng Là Ai
-
Hư Không Tạng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hư Không Tạng Bồ Tát Là Ai? Sự Tích Và ý Nghĩa Tượng Của Ngài
-
Hư Không Tạng Bồ Tát Là Ai - Kho Nội Thất đẹp
-
Hư Không Tạng Bồ Tát Là Ai? - Phật Giáo - Văn Hóa Tâm Linh
-
Kiến Thức Tổng Hợp Về Phật Hư Không Tạng Bồ Tát - Viễn Chí Bảo
-
Hư Không Tạng Bồ Tát - Ngài Là Ai
-
Kiến Thức Hay – Sự Tích Hư Không Tạng Bồ Tát
-
HƯ KHÔNG TẠNG BỒ TÁT Là Ai? Có ý Nghĩa Gì? - RIOGEMs
-
Thần Chú Hư Không Tạng Bồ Tát - Phật Bản Mệnh Tuổi Dần Và Sửu
-
Ý NGHĨA CỦA PHẬT HƯ KHÔNG TẠNG BỒ TÁT-PHẬT HỘ MỆNH ...
-
Hư Không Tạng Bồ Tát - Vị Phật Bản Mệnh Tuổi Sửu Và Tuổi Dần
-
Hư Không Tạng Bồ Tát Là Vị Phật đại Diện Cho Phước Lành
-
Tự điển - Ngũ đại Hư Không Tạng Bồ Tát - .vn