Huấn Cao Mang Vẻ đẹp Lý Tưởng Của Nguyễn Tuân Trong Truyện ...

sach-giai-logo
  • Môn học
    • Toán học
    • Văn học
    • Vật lý
    • Hoá học
    • Lịch sử
    • Địa lý
    • Anh văn
    • Công nghệ
    • Sinh học
    • Tin học
    • Âm nhạc
    • Mĩ thuật
    • Thể dục
    • Công dân
    • Khoa học
    • Y khoa
    • Ngoại khoá
    • Gương sáng
    • Đề thi, đáp án
    • Thơ văn
    • Đề tài
    • Dạy và học
  • Sách
  • Hỏi đáp
  • Văn bản
  • Tìm kiếm
  • vnedu tra cứu điểm
  • Trang nhất
  • Văn học
Huấn Cao mang vẻ đẹp lý tưởng của Nguyễn Tuân trong truyện ngắn Chữ người tử tù. Theo anh chị đó là những vẻ đẹp gì? Hãy phân tích những vẻ đẹp đó của Huấn Cao và cho biết giá trị của chúng lúc bấy giờ. 2016-06-28T17:30:57+07:00 https://sachgiai.com/Van-hoc/huan-cao-mang-ve-dep-ly-tuong-cua-nguyen-tuan-trong-truyen-ngan-chu-nguoi-tu-tu-theo-anh-chi-do-la-nhung-ve-dep-gi-hay-phan-tich-nhung-ve-dep-do-cua-huan-cao-va-cho-biet-gia-tri-cua-chung-luc-bay-gio-4981.html /themes/whitebook/images/no_image.gif Sách Giải Thứ ba - 28/06/2016 17:22 Nguyễn Trãi vì gặp cảnh Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn, lòng người quanh tựa nước non quanh mà trở về Côn Sơn sống cuộc đời ẩn sĩ nằm ghế đá, ngâm thơ nhàn đã trở thành chuyện xưa cũ, đến lớp người như Nguyễn Khuyến muốn giữ cái tiết nghĩa của mình giữa thời loạn, đã phải bỏ về thú vui điền viên thì đã đến hồi kết thúc những tấn bi kịch chìm nổi của các nhà nho nước Nam ta. Những chuyện xưa tưởng phong kín, tưởng đã qua mà hóa vẫn còn in đậm dấu ấn, nó vẫn còn dùng dằng chưa dứt đối với cái nhìn của những người vốn không dễ thờ ơ với đời, với người. Nguyễn Tuân với cái duyên nợ của lòng mình đã viết tiếp trang sử cuối cùng của lớp nhà nho cuối mùa - những con người của một thời vang bóng. Ta gặp lại trong văn ông cái cốt cách của những bậc hiền giả hiền nhân tài hoa trong những thú vui thanh tao, thả thơ, chơi lan, uống trà... Cái chuyện thời thế không mang ra đàm đạo nữa, bây giờ nó là chuyện lối sống. Nghiêng mình mà chiêm ngưỡng thế giới văn chương Nguyễn Tuân, thấy cái không khí cổ kính và như được bao bọc bằng một lớp hoa cương để gìn giữ, đó là một lòng sông gương sáng bụi không mờ mà con mắt phàm tục chỉ biết bất lực và bị xua đuổi. Nguyễn Tuân dường như dựng lên những đấng bậc ấy, để mà tôn thờ họ, mà thành kính cúi đầu trước vẻ đẹp xưa giữa một xã hội đương thời không đáng để ông tin. Ông tận tụy giữ gìn viên ngọc trai quý báu ấy. Trong ánh mắt thoát ra từ tập Vang bóng một thời với những cụ Tú, cụ Nghè, ta bắt gặp một điểm sáng: Huấn Cao. Huấn Cao là truyện ngắn Chữ người tử tù là điếm sáng của chốn ngục tù và là điểm sáng muốn soi rọi những tâm hồn muốn tìm về với thiên lương. Nguyễn Tuân đã dồn tụ tất cả những quan niệm, lý tưởng của mình về cái đẹp của lớp người xưa mà dựng nên một Huấn Cao chói sáng. Nếu đã từng đọc tập Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, hẳn người đọc sẽ nhận ra trong thế giới đấng cao thượng ấy, Huấn Cao là một nhân vật đặc biệt. Cụ Tú, cụ Lan đã yên phận trở về với thế giới của mình, riêng Huấn Cao vẫn còn lận đận đối mặt với thời cuộc nhiễu nhương. Cuộc đối mặt đã gây nên một tình thế, mâu thuẫn gay gắt giữa hai lối sống, giữa hai quyền lực. Nguyễn Tuân đã có dịp gửi tất cả lòng mình, cái nhìn của mình với đương thời vào Huấn Cao - Một Huấn Cao có rất nhiều thách thức, phá bỏ mọi luân lý của xã hội, nhưng lại lấy cái đạo sống của những người tài tử mà rọi sáng chốn ngục tù đen tối. Huấn Cao không đủ sức thay đổi thời cuộc, không thể dành cho mình một giang sơn để vùng vẫy đầy cao ngạo, nhưng bây giờ, bao giờ Huấn Cao cũng luôn tỏa sáng bên cái tài, cái thiên lương của mình. Khi để tâm đến nhân vật Huấn Cao, tôi cũng đồng thời để tâm đến viên quản ngục và thầy thơ lại. Đọc Chữ người tử tù chỉ thấy cái chói sáng của Huấn Cao, mà không thấy cái kiểu trọng tài của viên quản ngục và thầy thơ lại, e người đọc chưa nhận hết cái hay của tác phẩm. Nguyễn Tuân biết tìm đến người biết giá trị của người mà trọng thì hợp với lẽ đời thay, ấy là thước đo giá trị của Huấn Cao vậy. Nên chăng lấy cái nhìn của thầy thơ lại và viên quản ngục đối với Huấn Cao là chuẩn mực cho cái nhìn của Nguyễn Tuân đối với những nhân vật lý tưởng của mình? Huấn Cao là một tên phiến loạn, một kẻ tử tù, một kẻ thất thế, thầy thơ lại, viên quản ngục là những người của công lý, nắm trong tay mình vận mệnh của Huấn Cao. Cái mở của câu chuyện bắt đầu từ đó. Nó bắt đầu từ một sự đảo lộn thực tế, nó không theo mạch chảy thông thường của suy tưởng, nó làm đảo lộn cả thế giới của chốn công lý này. Nguyễn Tuân đã rất táo bạo khi đặt vào giữa chốn công lý một sự đảo lộn công lý mà trong đó người điều hành công lý lại chịu quy phục, lại tự cúi đầu trước một tên phiến loạn. Sự thắng đã thuộc về người thất thế. Trước khi đi vào tác phẩm, người đọc nên nhận thức một điều: Nguyễn Tuân không bao giờ câu nệ vào khuôn phép của thời cuộc. Nguyễn Tuân tôn sùng vẻ đẹp xưa và dựng dậy sức sống mãnh liệt của nó. Huấn Cao là hình mẫu nhân vật lý tưởng của Nguyễn Tuân, tuy thất thế, nhưng những giá trị của con người Huấn Cao vẫn tỏa sáng, Nguyễn Tuân đã đi tìm chỗ đứng cho những giá trị đáng trọng ấy. Trong tác phẩm, bao giờ cũng vậy, dù đã thất thế hay còn tung hoành, Huấn Cao vẫn giữ cái đẹp của thiên lương mình, mang cái đạo sống đẹp của mình mà đối đáp với mọi thế lực. Lòng tin vào mình, vào thiên lương của Huấn Cao rất bền vững không thay đổi. Cái đẹp của thiên lương đã đi theo Huấn Cao trong suốt hành trình của đời mình. Sức mạnh của thiên lương và tài hoa đã tạo cho Huấn Cao một thế đứng - thế đứng của người quân tử - một cây thông đứng giữa trời mà reo. Huấn Cao như mang trong mình sức mạnh huyền thoại, ngang nhiên thay đổi cả bộ mặt của chốn ngục tù. Ta có cảm giác như Huấn Cao giẫm đạp dưới chân mình là cả ngục tù u tối. Thái độ lạnh lùng, khinh bạc của Huấn Cao được Nguyễn Tuân khai thác một cách triệt để. Trong tác phẩm Huấn Cao nói rất ít, mà mỗi lời nói ra là một mệnh lệnh, một sự sai khiến. Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn một điều! Là nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây, sự cự tuyệt dữ dội và gay gắt, như gạt bỏ quanh mình tất cả những dấu vết của ngục tù, của phàm tục tiểu nhân. Ngay cả câu nói cuối cùng của Huấn Cao với quản ngục, chân tình, ân nghĩa mà cũng đầy ắp sự điều khiến như một lời dẫn đường ban ơn của bề trên: ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi (...). Tôi bảo thực đấy, thầy quản tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát nghề nay đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Nhưng ở đây tôi chưa muốn nói tới sức mạnh, tôi chỉ muốn khẳng định, Huấn Cao đã gìn giữ thiên lương của mình như thế nào. Vào ngục tù, cũng là giây phút Huấn Cao đóng sập cánh cửa tâm hồn mình, không mảy may cho bóng tối lọt vào. Nguyễn Trãi xưa chỉ mới là Khép phòng văn cho khách tục không ai bén mảng gần, nhưng ở Huấn Cao mang cả sự cự tuyệt quyết liệt, bởi Nguyễn Trãi đã yên thân với quê nhà thanh bạch, mà Huấn Cao lại còn đối mặt, còn những ám khí bủa vây xung quanh trước bọn quản lý nhà ngục, dường như Huấn Cao luôn tạo cho mình một bộ mặt lạnh lùng đến tàn nhẫn. Phần đầu của tác phẩm, hẳn người đọc còn nhớ, sau câu nói đùa của tên lính áp giải, Nguyễn Tuân đã miêu tả Huấn Cao: Huấn Cao lạnh lùng chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá đánh thuỳnh một cái. Đến lúc viên quản ngục ngỏ lời muốn giúp đỡ thì đáp lại bằng một câu nói tỏ ra khinh bạc đến điều. Huấn Cao rào quanh vẻ đẹp thiên lương của mình bằng hàng rào kẽm gai chằng chịt, thường trực bên mình tư thế của người tự vệ. Điều duy nhất, cần kíp nhất đối với Huấn Cao là không để bất cứ kẻ tiểu nhân phàm tục nào chạm vào thế giới của riêng mình. Dẫu biết rằng khi nói câu ấy, ông Huấn Cao đã đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của quản ngục bị sỉ nhục. Kết thúc cái giá trị còn lại của Huấn Cao thất thế là thiên lương tài hoa. Nhưng tài hoa thì không có người tri kỉ, chỉ còn biết lấy thiên lương mà đấu tranh với tù ngục, mà tỏa sáng mà cao ngạo với tư thế của riêng mình. Không một tì vết của nhà tù có thể chạm vào Huấn Cao. Sự hòa trộn, sự tác động của hoàn cảnh, không đủ sức leo tới bậc thang chói lọi là Huấn Cao. Nguyễn Tuân tách bạch như chia ra từng tầng, thành lớp chỗ đứng của nhân vật trong tác phẩm. Nhà tù bị Huấn Cao giẫm đạp, bị Huấn Cao thản nhiên biến thành giang sơn nhà mình làm chủ, thản nhiên nhận rượu và thịt, coi như đó là việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh lúc chưa bị giam cầm, và lại sẵn sàng xua đuổi viên quản ngục. Ngươi đừng đặt chân vào đây. Điều phi lý đặt ra trong tác phẩm: một tên tù làm chủ tù ngục, nhưng lại rất hợp lý với sợi dây đo lòng người. Trước công lý, Huấn Cao là một tử tù, nhưng trước thiên lương, Huấn Cao trở thành một bậc thánh. Tất cả cái đạo sống, lối sống và nhân cách của mình, Huấn Cao đều bộc lộ thản nhiên giữa chốn ngục tù. Phong thái ung dung đến ngông nghênh ấy, chỉ có thể có ở một người tin vào mình, kiêu hãnh vào mình. Chưa bao giờ ta bắt gặp giây phút cúi đầu của Huấn Cao, lúc nào ông cũng thản nhiên, đĩnh đạc đến kiêu ngạo. Bởi vì Huấn Cao đã đủ sức gạt bỏ tất cả những bộ mặt, dáng vẻ, thế lực quanh mình, nhìn vào mình mà sống, chỉ duy nhất đáp ứng, nâng niu thiên lương và tài hoa của mình giữ gìn thiên lương trong sạch trong ngục tù chỉ có mánh khóe, có lừa lọc là một điều khó, nhưng lại có thể tỏa sáng hiên ngang thì sức mạnh đã đạt đến vị trí của một bậc thánh. Nguyễn Tuân khi miêu tả hình ảnh nhân vật đáng kính của mình, đã khéo léo bọc quanh đó một thứ ánh sáng lung linh. Bao nhiêu giả dối, đen tối, lừa lọc thường nhật của nhà lao, cái mánh khóe đã trở thành câu cửa miệng của bọn lính coi tù: Khi nói đến chữ để tâm mấy tên lính có ý nhắc viên quan coi ngục còn chờ đợi gì nữa mà không giở những mánh khóe hành hạ thường lệ ra... Những mớ hỗn tạp, lộn xộn, bỗng dưng khi Huấn Cao xuất hiện đều trở thành trật tự, ngăn nắp từ trên xuống dưới. Có lẽ lần đầu tiên ở chốn ngục tù này người ta ngạc nhiên nhìn thấy cảnh đối xử với kẻ dưới kính trọng đến vậy. Nguyễn Tuân đã đặt Huấn Cao lên một bệ cao mà ở dưới là những cái quỳ, những cử chỉ chắp tay cúi lạy, những câu nói bẩm, thưa, cách xưng hô ngài của thầy thơ lại, viên quản ngục liên tiếp xuất hiện. Huấn Cao là bề trên, là người điều khiến chốn ngục tù này, Huấn Cao không muôn ai chạm đến cách sống của mình và tất cả không ai dám quấy rầy ông. Khôi phục lại vẻ đẹp trong người Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã khẳng định giá trị của lớp nhà văn thất thế. Đọc các tác phẩm của Nguyễn Tuân, đọc riêng tác phẩm Chữ người tử tù, ta có thể tóm gọn trong một câu: Vẻ đẹp của thiên lương và tài hoa trong con người thất thế tức là đã phá bỏ đi công dụng của nhà văn vậy. Thất thế nhưng những giá trị tinh thần còn vĩnh cửu. Nguyễn Tuân đã khẳng định những vẻ đẹp đó trong con người Huấn Cao. Một vẻ đẹp rọi sáng ngục tù, nâng đỡ những tâm hồn yếu ớt, có đức nhưng không đủ mạnh và một vẻ đẹp phá vỡ cả luân lý của thời cuộc. Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm bao giờ cũng với phong thái chọc trời khuấy nước. Những lời nói chỉ có sai khiến, đề nghị, dứt khoát, rắn rỏi: ta chỉ cần một điều, rệp cắn tôi đỏ cả cổ rồi phải dỗ gông đi. Trước đồng đội, ông là tên đứng đầu bọn phản nghịch, trước những người như thầy thơ lại, viên quản ngục ông là một vị thánh. Sức mạnh trong Huấn Cao dường như trở thành một điển hình đối với cả những người làm loạn và những người của công lý. Mỗi con người đều nhìn vào ông làm mẫu mực cho con người lý tưởng của mình. Nguyễn Tuân dường như bao giờ cũng tạo cho Huấn Cao cái thế: đứng riêng ra một cõi. Cái bầu trời đêm khi đưa Huấn Cao đến chỉ dành riêng cho Huấn Cao: một ngôi sao hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân trời không định. Chỉ duy nhất một ngôi sao lóe sáng rồi vụt tắt, phải chăng Huấn Cao, một phiến loạn đứng trên thiên hạ, giẫm đạp lên thiên hạ đã đến hồi kết thúc. Và mặc dù tác phẩm xây dựng lên cả hai đối tượng của cái đẹp, nhưng Nguyễn Tuân cũng phân cấp, tách bạch giá trị. Khoảng cách giữa Huấn Cao với quản ngục, thầy thơ lại như những bậc thang cao thấp. Nhà tù không được đem ra so sánh với Huấn Cao mà chỉ là thứ cho Huấn Cao giẫm lên, Huấn Cao phá bỏ, ung dung nhận rượu và thịt, sẵn sàng đuổi khỏi phòng giam viên quản ngục và lạnh lùng bỏ qua những lời vớ vẩn của tên lính canh. Nhưng Nguyễn Tuân lại đem so sánh Huấn Cao với thầy thơ lại và viên quản ngục. Chỉ hai con người ấy được Huấn Cao giang tay nâng đỡ mà thốt lên một lời tiếc nuối thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Khi đọc tác phẩm này, tôi tưởng tượng quản ngục và thầy thơ lại là bầy tôi tớ trung thành của Huấn Cao, không đủ sức cứu chủ nhưng biết phục tùng chủ. Những cử chỉ khép nép, những cái chắp tay, lời dạ, bẩm và tất cả những buổi hầu cơm rượu chu tất chỉ để nhận một chút ban ơn đã là quá đủ với hai con người cần một chút thiên lương trong khốn khổ. Nhưng tất cả ý nghĩa của câu chuyện, tất cả sức mạnh chói lòa của Huấn Cao, chỉ được xây dựng thành lâu đài ở đoạn cuối tác phẩm. Một giây phút cuối đời đầy bi tráng, không ầm ĩ mà vẫn vang xa, vang và sâu thăm thẳm. Tác phẩm đã tạo được không khí linh thiêng, cổ xưa trong ngần như tấm pha lê. Một sự kết hợp và phô bày tất cả tài hoa và thiên lương, hai nét đẹp hài hòa vào nhau nâng con người tới một tầm vĩ mô. Thực ra cả tác phẩm ta đã nói tới chữ thiên lương trong Huấn Cao cũng chỉ bằng những lời đồn đại, bằng thái độ của bọn coi tù, cái giây phút cuối đời này nó vỡ òa ra, nó hừng hực như lửa, nó là ánh sáng huy hoàng, sáng giá cuối cùng của bậc trượng phu Huấn Cao. Đó là một Cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Viết câu ấy hẳn Nguyễn Tuân đã không hề giấu giếm thái độ chủ quan của mình, cái lý tưởng về con người trong mắt Nguyễn Tuân đã lộ rõ rồi. Dường như là một giấc mơ. Những con người ở đây đang xây dựng một câu chuyện cổ tích của Bụt, của tiên chứ không phải chuyện xảy ra giữa tù ngục. Không gian như trồi lên ở một tầng thác - tầng thứ bảy. Cái đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu, cái sáng lòa của tấm lụa bạch nó như chạm vào nhau mà tưởng như khua lên cả một tiếng lanh canh, như dát bạc, dát vàng. Nhớ nhất là chi tiết một người tù cố đeo gông, chân vướng xiềng đang tô đậm nét chữ trên tấm lụa trắng tinh giống như cái cảnh viết dưới giá treo cổ của Phuxích. Trong cái hào tỏa ra của cảnh tượng kỳ lạ nhưng Nguyễn Tuân không quên đi chi tiết đời thực - một Huấn Cao tù ngục. Nhưng chính cái lẽ đó đã tạo ra cho ta một liên tưởng, đó là cảnh trao ngôi, một cảnh truyền ngôi báu của một vị vua đã đến hồi kết thúc cuộc đời. Một cảnh tượng linh thiêng, như nhìn thấy cái nghiêm trang trông giây phút Huấn Cao tô nét chữ trên tấm lụa trắng, trong cái vẻ run run bưng chậu mực của thầy thơ lại và cái vẻ nghẹn ngào chắp tay vái của viên quản ngục, khẽ khàng đến từng cái run nhẹ trong thớ thịt của con người. Nguyễn Tuân miêu tả từng cử động, từng xê dịch trong mỗi con người, để thấy cái tĩnh lặng như chốn linh thiêng. Ba con người như in hình trong ánh sáng giữa chốn ngục tù đen tối. Đó là những bức tạc tượng để dâng cho cuộc đời bộn bề và lộn xộn. Mặc dù Nguyễn Tuân không nói Huấn Cao viết gì lên bức lụa bạch, nhưng ông cho trí tưởng tượng của người đọc được bay bổng, một chiêm nghiệm, lẽ sống của Huấn Cao đã được gửi vào đó. Có thể đó là hai chữ Thiên lương lấp lánh chăng? Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Lời gan ruột của mình đã được Huấn Cao trân trọng trao vào tấm lụa bạch, trang trọng truyền lại cho viên quản ngục. Đời thất thế của Huấn Cao đã kịp lóe sáng trước khi tàn và hơn thế nữa, nó đã kịp được vĩnh cửu hóa ở tấm lụa bạch, ở lòng những người như quản ngục. Tài hoa, thiên lương là những giá trị thuộc về tâm hồn, nhưng đọc ở đoạn văn này, cảm giác như có thể chạm khắc được Huấn Cao đĩnh đạc và trang nghiêm trao lại và quản ngục thì như đang cúi xuống mà giơ đôi bàn tay run rẩy vì xúc động của mình để nhận lấy. Mỗi lời nói, mỗi cử chỉ của Huấn Cao dường như đậm đặc một chút hương của tài thiên lương cao cả. Huấn Cao là một bức tượng tạc sừng sững giữa chốn ngục tù, mạnh mẽ, uy nghi. Huấn Cao đã thay đổi cả mảnh đời nhỏ bé của viên quản ngục, một con người yêu cái đẹp đến khổ hạnh, tận tụy với cái đẹp như một tôi tớ. Ba con người duy nhất trong thế giới hỗn tạp này dường như đã khắc sâu vào cái nhìn của mỗi người đọc, xung quanh họ là bóng tối, là những ẩm ướt chật hẹp nhưng họ đã tỏa sáng, ánh sáng ngọn lửa xóa tan đi tối tăm của nhà tù. Một thế giới đóng khung được bao bọc bởi ngọn lửa đỏ dữ dội. Phải chăng lửa chính là hàng lính canh, ngọn lửa như bao bọc lại ba con người không để lọt vào một bóng tối, một sự phàm tục nào. Ngọn lửa đã tạo được không khí đầy linh thiêng, đầy dữ dội và như tôn vinh lên sức mạnh của con người. Những tâm hồn mang lửa trong một nhà tù đầy lửa. Cái đẹp thiên lương, tài hoa đã gạt phăng đi mọi tì vết của ngục tù, đó là cái đẹp cao cả trong suốt như pha lê. Cái đẹp chỉ dành riêng cho ba con người. Huấn Cao, ngay trong đêm cuối cùng của cuộc đời mình đã được tái sinh. Sự tái sinh của Huấn Cao đã được gửi vào quản ngục, thì ắt cái đẹp trong Huấn Cao sẽ được nâng niu, chăm sóc. Lời cuối cùng của Huấn Cao là lời khẳng định duy nhất chỉ có một bức tượng về thiên lương và tài hoa, cũng là lời phủ định cả thời cuộc đương thời: Thầy quản nên tìm về quê mà ở đã, hãy thoát khỏi cải nghề này đi đã rồi hãy nghĩ tới chuyện chơi chữ. Ở dây, khó giữ thiên lương cho lành vững, rồi cũng đến nhem nhuốc cái đời lương thiện đi. Xã hội này không có chỗ cho cái đẹp, muốn đẹp, cần phải phá bỏ những luân lý thời đại, muốn đẹp cần phải xây dựng cho mình một lâu đài riêng để mà giữ gìn. Cái đẹp tồn tại trong một thế giới trong suốt. Cuộc đời của Huấn Cao muốn giữ thiên lương phải thành kẻ tử tù. Và quản ngục muốn tôn thờ cái đẹp, phải làm một người dân thường không ai chạm đến. Với Chữ người tủ tù, Nguyễn Tuân đã lên tiếng về một thời cuộc không còn tìm thấy cái đẹp. Nguyễn Tuân làm sống lại Huấn Cao, vì tiếc nuối cho một thời xưa và vì chán chường với đương thời. Nguyễn Tuân yêu cái đẹp và tôn thờ cái đẹp, Nguyễn Tuân thường trở về với thời xưa mà sống lại với cảnh cụ Nghè, cụ Tú ung dung với những thú vui tao nhã, không vướng việc đời, bởi trong mỗi tâm hồn cao cả ấy không có chỗ cho niềm tin vào thời thế xô bồ. Huấn Cao đã lên tiếng mạnh mẽ cho Nguyễn Tuân, Huấn Cao không chỉ thoát khỏi chốn phàm tục mà phá bỏ cả luân lý thời đại và tự đứng lên mà dựng một bức tượng về vẻ đẹp của mình, của lớp người như mình, cái đẹp mang ý nghĩa sâu sắc, có khả năng cứu vớt những con người muốn trở về thiên lương. Những bậc tài hoa của một thời vang bóng, là tất cả tình yêu của Nguyễn Tuân - Huấn Cao là một trong những đấng bậc đó. Bản quyền bài viết thuộc về Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích

Theo dòng sự kiện

    /assets/news/2023_10/tin-hoc-11-ung-dung.jpg Soạn giảng Bài 16. Công việc quản trị cơ sở dữ liệu, Tin học 11 ứng dụng KNTT

    /assets/news/2023_10/tin-hoc-11-ung-dung.jpg Soạn giảng Bài 15. Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu, Tin học 11 ứng dụng KNTT

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

    /uploads/sach-giai-com.jpg Bình luận lời khuyên của Huấn Cao khi cho chữ viên quản ngục:

    /uploads/sach-giai-com.jpg Có kiến cho rằng Nguyễn Tuân không chỉ thành công khi phác họa nhân vật người tử tù Huấn Cao mà còn thành công khi xây dựng nhân vật viên quản ngục.

Những tin cũ hơn

    /uploads/sach-giai-com.jpg Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, từ đó nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của nhà văn.

    /uploads/sach-giai-com.jpg Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã do ứng dụng xác thực cung cấp Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký

MÔN HỌC

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Trung cấp Cao đẳng Đại học

SÁCH HỌC

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Tuyển sinh Thơ Truyện Tử vi
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ https://s666hn.com/Kênh 90Phut TV full HD ⇔ Gemwinhttps://nhatvip.rockshttps://doanhnhanvang.com/xem bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ https://789bet.kitchen/truc tiep bong da xoilac tv mien philink trực tiếp bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ jun88https://104.248.99.177/8Daylink trực tiếp bóng đá xoilactv tốc độ cao ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nayFB88 ⇔ ⇔ shbetGo88https://868cwin.com/EE88BetvisaBJ88sin88.runTDTC789BETGo88BJ88VIPwinBJ88https://789betcom0.com/https://hi88.baby/https://choangclub.barhttps://vinbet.funhttps://uk88.rocks789Bet789 Bet789BETVn88link 188betRAYbet789 BET789BEThttps://hi88.garden/bet88https://glowieparty.com/Hb88NEW 88NEW8833WINhi88shbetkuwinhttps://f8bets2.com/23winBJ88 ⇔ ⇔ hi8877win tosafeabc8bb comhttps://okvipno1.com/https://glowieparty.com/https://j88info.com/69VN33winjun888 เครดิตฟร79kinghttps://789bethv.com/https://88clb.promo/https://meijia789.com/BK8 © 2023 Sách Giải. All Right Reserved. Đối tác:x8bet com Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Giới thiệu bài viết cho bạn bè

Từ khóa » Thiên Lương Trong Chữ Người Tử Tù Là Gì