Huấn Luyện An Toàn Điện - Thuộc Nhóm 3

  • Trang chủ
  • Dịch vụ
  • Huấn luyện An Toàn Điện - Thuộc Nhóm 3
Huấn luyện An Toàn Điện - Thuộc Nhóm 3 18-04-2019 Theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2016 của Chính Phủ, công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được phân chia thành 6 nhóm đối tượng chính. Trong bài viết này AN TOÀN PHÍA NAM sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về chuyên đề AN TOÀN ĐIỆN. Để có những kiến thức và hiểu biết về điện cũng như an toàn điện. Các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất phải cho người lao động nên tham gia các lớp huấn luyện an toàn điện. Huấn luyện an toàn điện do AN TOÀN PHÍA NAM tổ chức dành cho những đối tượng quan tâm và muốn tìm hiểu về An toàn điện. Các khóa học thường xuyên được tổ chức, có những khóa học thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, cơ sở đặc thù riêng. I. TẠI SAO TÔI PHẢI CẦN HUẤN LUYỆN AN TOÀN ĐIỆN? Trong đời sống điện là thứ quan trọng trong cuộc sống hiện đại, cũng như trong sản xuất hiện nay. Bên cạnh đó, các mối nguy hiểm do điện cũng rất nhiều, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng chúng ta. Tất cả các cảnh báo về mất an toàn điện đã được các cơ quan chức năng đưa ra. Tại nạn điện xảy ra không ít, tuy nhiên không phải ai cũng đánh giá đúng được sự nguy hiểm của nó. Chúng ta cần đề phòng và ngăn ngừa kịp thời tất cả những rủi ro từ điện gây ra, và phải có kinh nghiệm đảm bảo an toàn hơn cho bản thân và những người xung quanh, có thể bạn là người lao động đang làm việc bên ngành điện hoặc bất cứ ai chỉ cần đang mong muốn đề phòng an toàn điện nên tham gia ngay khóa huấn luyện an toàn điện. Song song đó, tất cả doanh nghiệp, cơ sở, chủ lao động đang sử dụng lao động làm việc trong điều kiện có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động nói chung và kỹ thuật an toàn điện nói riêng thì cần thiết phải tuân thủ pháp luật đào tạo, huấn luyện lao động theo đúng quy trình đã quy định.

II. Cơ sở pháp lý của khóa học huấn luyện an toàn điện

  • Thông tư 13/2016/BLĐTBXH danh mục các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt huấn luyện nhóm 3
  • Thông tư 31/2014/BCT Quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện
  • Nghị định số 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện.
Huấn luyện an toàn điện thuộc an toàn lao động nhóm 3
Huấn luyện an toàn điện tại nhà máy bia HEINEKEN

III. Đối tượng tham gia khóa học huấn luyện an toàn điện

Khóa học huấn luyện an toàn điện của AN TOÀN PHÍA NAM phù hợp với các đối tượng công nhân viên trong các lĩnh vực sản xuất có liên quan đến điện như vận hành, bảo trì, sửa chữa, kiểm tra… như các cấp quản lý, cán bộ chuyên trách về an toàn trong lĩnh vực điện hoặc những người thường xuyên tiếp xúc và sử dụng thiết bị điện, quan tâm đến sự an toàn khi sử dụng điện… Với tất cả doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có sử dụng điện nên phải cho công nhân viên tham gia các khóa học huấn luyện an toàn điện. Một là để đảm bảo an toàn cho từng cá nhân nhân viên, hai là tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Lao động khi sử dụng lao động.

IV. Mục tiêu của lớp huấn luyện an toàn điện

  • Giảng dạy về chính sách Pháp luật trong An toàn vệ sinh lao động – An toàn điện.
  • Cung cấp kiến thức về đảm bảo an toàn điện.
  • Và các kiến thức vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện.
  • Nhận diện những nguy cơ do điện gây ra và có cách phòng tránh, xử lý phù hợp.
 Huấn luyện an toàn điện thuộc an toàn lao động nhóm 3
Huấn luyện an toàn điện tại nhà máy bia HEINEKEN

V. Nội dung khóa huấn luyện an toàn điện của chúng tôi

1. Chính sách, Pháp luật về huấn luyện an toàn điện
  • Mục tiêu và ý nghĩa của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.
  • Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về an toàn vệ sinh lao động, an toàn điện.
  • Các chế độ và chính sách của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động.
  • Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, nguy hại gây tai nạn lao động.
  • Những vấn đề về bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa.
  • Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động.
2. Tổng quan về an toàn điện
  • Nguyên lý vận hành của mạch điện, các yêu cầu đảm bảo an toàn cho hệ thống điện.
  • Khái quát cơ bản về dòng điện, mạch điện, điện trở, vật dẫn, nối đất, cách điện.
  • Tất cả các biện pháp tổ chức để đảm bảo an toàn điện trước khi tiến hành công việc. VD: Như khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần), lập kế hoạch, đăng ký công tác. Tổ chức đơn vị công tác. Giám sát an toàn trong thời gian làm việc. Thủ tục kết thúc công việc và đóng điện trở lại.
  • Tất cả các giải pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn, ngắt điện và ngăn chặn điện trở lại nơi làm việc. Kiểm tra tiếp đất, làm rào chát, treo biển cấm, thiết lập vùng an toàn.
3. Nhận diện nguy hiểm và đánh giá rủi ro khi làm việc với điện
  • Các yếu tố nguy hiểm, có hại liên quan đến điện
  • Đánh giá các nguy cơ do các yếu tố nguy hiểm, nguy hại đó gây ra.
  • Giúp học viên nắm được hiện tượng, nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của các tai nạn điện Ví dụ: điện giật, bỏng do điện, ngã do điện giật, gây nổ do điện.
  • Kỹ thuật an toàn điện
  • Kỹ năng ứng phó với tình huống khẩn cấp, sơ cấp cứu tại chỗ
4. Nội dung huấn luyện cho người lao động từng công việc cụ thể Người lao động làm công việc vận hàng đường dây dẫn điện. a. Đối với đường dây dẫn điện.
  • Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đường dây dẫn điện.
  • An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện. An toàn khi làm việc trên đường dây dẫn điện đã ngắt hay vẫn đang mang điện. Chặt, tỉa cây trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện. Làm việc trên cao
b. Đối với thiết bị điện
  • Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn điện cho thiết bị điện, trạm điện.
  • An toàn khi kiểm tra thiết bị điện. Đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành. An toàn khi làm việc với các thiết bị điện, hệ thống điện.
  • Phòng cháy chữa cháy cho thiết bị điện và trạm điện.
c. Nội dung dành cho người làm công việc xây lắp điện
  • An toàn khi đào, đổ móng cột, đào mương cáp ngầm
  • An toàn khi lắp, dựng cột điện
  • An toàn khi rải, căng dây dẫn, dây chống sét
  • An toàn khi lắp đặt thiết bị điện
d. Nội dung dành cho người làm công việc thí nghiệm điện
  • Giới thiệu quy trình vận hành và xử lý sự cố, quy định an toàn cho các thiết bị của các trạm thử nghiệm, phòng thí nghiệm. Biện pháp tổ chức đảm bảo an toàn khi thử nghiệm điện.
  • An toàn khi tiến hành các loại thử nghiệm riêng biệt như thử nghiệm máy điện, máy biến điện áp, biến dòng điện. Cách điện của cáp điện.
e. Cho người làm công việc sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị điện.
  • Đối với đường dây dẫn điện: An toàn khi sửa chữa trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện đi độc lập hoặc trong vùng ảnh hưởng của đường dây khác đang vận hành.
  • Đối với thiết bị điện: an toàn khi làm việc với từng loại thiết bị điện như máy biến áp, máy cắt, máy phát điện. Các động cơ điện cao áp, tụ điện, hệ thống điện một chiều.
f. Cho người làm công việc leo trèo, tháo, kiểm tra hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt.
  • An toàn khi trèo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt khi có điện hoặc khi không có điện.
5. Huấn luyện phần thực hành
  • Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm các trang thiết bị an toàn. Phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
  • Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện. Sơ cứu người bị tai nạn điện.
  • Những nội dung, thao tác liên quan đến việc đảm bảo an toàn phù hợp với công việc người lao động.
 Huấn luyện an toàn điện thuộc an toàn lao động nhóm 3
Huấn luyện an toàn điện tại nhà máy bia HEINEKEN

VI. Thời gian huấn luyện an toàn điện

1. Thời gian huấn luyện Nhóm 3 theo nghị định 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2016 của Chính Phủ
  • Thời gian huấn luyện lần đầu là 24 giờ gồm cả lý thuyết và thực hành, kể cả thời gian kiểm tra.
  • Thời gian huấn luyện định kỳ bằng nữa thời gian huấn luyện lần đầu
2. Thời gian huấn luyện an toàn điện theo thông tư 31/2014/TT-BCT ban hành ngày 02/10/2014 của Bộ Công Thương
  • Huấn luyện lần đầu: Thực hiện khi người lao động mới được tuyển dụng. Thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất 24 giờ.
  • Huấn luyện định kỳ: Thực hiện hàng năm. Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất 08 giờ.
  • Huấn luyện lại: Khi người lao động chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay đổi bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ; khi kết quả kiểm tra của người lao động không đạt yêu cầu hoặc khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên. Thời gian huấn luyện lại ít nhất 12 giờ.

V. Liên hệ để được huấn luyện An Toàn Điện

CÔNG TY TNHH HUẤN LUYỆN AN TOÀN KHU VỰC PHÍA NAM Địa chỉ: 197/10 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: 0903 102 555 - 0943 993 777 Email: [email protected] Website: www.antoanphianam.vn

Thông tin khác

  • » Huấn Luyên Sơ Cứu Trong Công Việc (02.07.2018)
  • » Huấn luyện an toàn trong xây dựng - thuộc nhóm 3 (02.07.2018)
Messenger Zalo

Từ khóa » Nhóm 3 An Toàn