Huấn Luyện An Toàn Lao động Nhóm 3: Người Làm Công Việc Nặng ...
Có thể bạn quan tâm
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là đào tạo kiến thức, kỹ năng về giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe và các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. Đối tượng của huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được chia thành 6 nhóm, bài viết dưới đây tập trung đề cập tới nhóm 3 – Nhóm người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động trong tổ chức, doanh nghiệp.
huấn luyện an toàn lao động nhóm 3
ĐỐI TƯỢNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA NHÓM 3
Nhóm 3 là nhóm những người làm côngviệc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Cụ thể là những người làm các công việc nằm trong Danh mục Công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động số 06/2020/TT-BLĐTBXH ngày 20/08/2020 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Nhìn chung nhóm 3 bao gồm những đối tượng sau đây:
- Người chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, vận hành, kiểm tra, giám sát hoạt động của máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động và mộ số loại máy móc chuyên dụng khác.
- Người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với hóa chất nguy hiểm, độc hại.
- Người làm việc trực tiếp với các lại thuốc nổ và phụ kiện nổ.
- Người trực tiếp làm các công việc chế biến và gia công kim loại, những công việc liên quan tới lò nung, lò thiêu, lò luyện.
- Người làm việc trên cao, cách mặt bằng từ 2 mét trở lên, trên sàn di động hoặc nơi cheo leo nguy hiểm.
- Người làm việc trên đường thủy và các phương tiện thủy.
- Người phải tiếp xúc với các loại bức xạ, phóng xạ, hạt nhân và điện từ trường cao.
- Người làm trong lĩnh vực khảo sát địa chất, khai thác khoáng sản, khai thác dầu khí.
- Người làm công việc xây dựng.
- Người làm việc trong không gian hạn chế, có khả năng sản sinh ra các loại khí độc.
- Người làm các công việc liên quan đến hệ thống điện và thiết bị điện.
- Người trực tiếp vận hành tàu hỏa, tàu điện; lái, sửa chữa, bảo hành xe ô tô các loại.
- Người trực tiếp sản xuất, chế biến vật liệu xây dựng, sành, sứ, thủy tinh, nhựa.
- Nhân viên cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp.
- Người trực tiếp sản xuất, chế biến da, lông vũ; công việc nhuộm; chế biến tơ tằm.
- Người trực tiếp làm công việc khai thác và chế biến gỗ.
- Người chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể từ 300 suất ăn một ngày trở lên.
- Người làm việc trong lĩnh vực dược phẩm, khám chữa bệnh, giám định pháp y.
- Người kiểm nghiệm, sản xuất thuốc thú y, bảo tồn gien, diệt khuẩn, khử trùng, kiểm định thực phẩm.
- Người chăn nuôi, huấn luyện, giết mổ, tiêu hủy các loại động vật.
- Người làm việc trực tiếp với xăng, dầu, khí hóa lỏng.
- Người trực tiếp chế biến mủ cao su, nhựa thông.
- Người trực tiếp vận hành sản xuất, chế biến bia, rượu, nước giải khát, thuốc lá, dầu ăn, bánh kẹo, sữa.
- Diễn viên xiếc, xiếc thú; vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên thể dục, thể thao chuyên nghiệp.
- Người kiểm soát không lưu, điều hành, điều khiển từ xa thông qua màn hình.
- Người trực tiếp làm hỏa táng, địa táng.
- Người làm các công việc đặc thù trong lĩnh vực quân sự thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Vì sao người lao động làm những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt cần được huấn luyện an toàn lao động?
- Tuân thủ quy định của pháp luật.
- Các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt là những công việc tồn tại nhiều rủi ro, nguy cơ, nguy hiểm cho người lao động và hệ thống sản xuất, bởi vậy mà việc trang bị các kiến thức an toàn cho những người làm việc trực tiếp là rất cần thiết để phòng tránh rủi ro, tai nạn trong quá trình lao động.
- Giúp người lao động giữ gìn sức khỏe cá nhân, hạn chế được các bệnh lý do tác động nghề nghiệp mang lại.
- Giúp người lao động nâng cao năng lực, có khả năng tự giải quyết được các sự cố phát sinh khi làm việc .
- Giúp công việc được tiến hành thuận lợi và hiệu quả công việc cao hơn.
- Giúp máy móc, thiết bị được vận hành theo đúng quy định, đảm bảo công suất tối ưu và gia tăng độ bền cho máy móc, thiết bị.
- Không chỉ bảo vệ cá nhân người làm việc trực tiếp mà còn góp phần xây dựng một môi trường làm việc an toàn cho cả đơn vị, tổ chức.
NỘI DUNG ĐÀO TẠO VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG NHÓM 3
- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
- Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:
- Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động
- Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động
- Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn vệ sinh lao động
- Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh
- Nội quy an toàn vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân
- Nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp
- Nội dung huấn luyện chuyên ngành:
- Kiến thức tổng hợp về các loại máy móc, thiết bị, vật tư, hóa chất có hại hoặc gây nguy hiểm
- Phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm
- Quy trình làm việc an toàn vệ sinh lao động
- Kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động
THỜI HẠN ĐÀO TẠO AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA NHÓM 3
- Với lần huấn luyện lần đầu tiên: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất 24 giờ, tính cả thời gian kiểm tra (Dựa theo Nghị định 44/2016/NĐ – CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ tại Chương III – Mục 1 – Điều 19)
- Với huấn luyện định kỳ: Người tham gia huấn luyện phải ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng mới về an toàn, vệ sinh lao động ít nhất 2 năm/lần . Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất bằng 50% thời gian huyến luyện lần đầu. (Dựa theo Nghị định 44/2016/NĐ – CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ tại Chương III – Mục 1 – Điều 21)
- Khi có sự hay đổi công việc hoặc thay đổi thiết bị, công nghệ cần huấn luyện lại: Người được huấn luyện phải được đào tạo nội dung về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới hoặc thiết bị, công nghệ mới. Trường hợp đối tượng đã tham gia huấn luyện trong thời hạn dưới 12 tháng kể từ khi chuyển sang làm công việc mới hoặc kể từ khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ thì nội dung huấn luyện lại được miễn phần đã được huấn luyện. (Dựa theo Nghị định 44/2016/NĐ – CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ tại Chương III – Mục 1 – Điều 21)
- Với huấn luyện khi đi làm lại sau thời gian nghỉ việc: Nếu doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động cần được huấn luyện lại nội dung như huấn luyện lần đầu. Thời gian đào tạo lại bằng 50% thời gian đào tạo lần đầu. (Dựa theo Nghị định 44/2016/NĐ – CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ tại Chương III – Mục 1 – Điều 21)
THỜI HẠN CỦA THẺ AN TOÀN CHO NHÓM 3
Trong Nghị định 140/2018/NĐ – CP sửa đổi, bổ sung điều 25 – Khoản 1, Khoản 2 của Nghị định 44/2016/NĐ – CP có quy định: Thẻ an toàn có thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp. Trong vòng 30 ngày, trước khi thẻ an toàn hết hạn, người sử dụng lao động phải liệt kê danh sách những người được cấp kèm theo kết quả đào tạo hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn vệ sinh lao động gửi tổ chức huấn luyện hoặc doanh nghiệp tự huấn luyện để xin cấp lại thẻ an toàn.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM 3
Căn cứ vào Nghị định 140/2018/NĐ – CP sửa đổi, bổ sung tại điều 22 – Mục 1 – Chương 3 của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, người huấn luyện vệ sinh, an toàn lao động phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Với người huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật an toàn vệ sinh lao động: Tối thiểu 3 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn vệ sinh lao động (Với người có trình độ đại học trở lên) hoặc 4 năm kinh nghiệm tương đương (Với người có trình độ cao đẳng)
- Với người huấn luyện nội dung nghiệp vụ và kiến thức cơ bản về an toàn lao động: Tối thiểu 3 năm làm công việc xây dựng hoặc tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động (Với người có trình độ đại học trở lên) hoặc 4 năm kinh nghiệm tương đương (Với người có trình độ cao đẳng). Đặc biệt phải đạt 5 năm kinh nghiệm với người không thuộc cả 2 trường hợp trên
- Với người huấn luyện lý thuyết chuyên ngành: Tối thiểu 3 năm làm công việc xây dựng hoặc tổ chức triển khai về công tác an toàn vệ sinh lao động (Với người có trình độ đại học trở lên) hoặc 4 năm kinh nghiệm tương đương (Với người có trình độ cao đẳng)
4, Với người huấn luyện thực hành: Có trình độ trung cấp trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, tối thiểu 3 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về án toàn vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện
So với Nghị định 44/2016/NĐ – CP trước đây thì Nghị định 140/2018/NĐ – CP đã rút ngắn điều kiện kinh nghiệm về thời gian làm việc của người lao động, đồng thời quy định về trình độ học vấn của người lao động cũng có sự linh hoạt hơn, không còn bắt buộc phải là lao động có trình độ trên đại học trở lên ở một số điểm nữa mà có thể là lao động cao đẳng, thậm chí là lao động trung cấp, miễn là người lao động đáp ứng đủ tiêu chuẩn kinh nghiệm làm việc tối thiểu.
Để được Huấn luyện an toàn lao động chuyên nghiệp nhất xin liên hệ thuvienthieuchuan.org theo số 0948.690.698
Bài viết khácHướng dẫn thực hiện Kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018
Kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018 là một phần quan trọng trong Hệ thống. . .
Mục tiêu của ISO 45001 là gì?
ISO 45001 là một tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống Quản lý An toàn và Sức. . .
8 lợi ích của ISO 45001 đem lại cho doanh nghiệp
Việc áp dụng ISO 45001 – tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và. . .
Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 45001 – Mối liên kết với Chu trình PDCA
Tiêu chuẩn ISO 45001 được xây dựng dựa trên cấu trúc chung của hệ thống. . .
8 Bước chuyển đổi OHSAS 18001 sang ISO 45001
Việc chuyển đổi OHSAS 18001 sang ISO 45001 là một bước quan trọng giúp doanh. . .
So sánh ISO 45001 và OHSAS 18001 | Những điểm khác biệt chính
ISO 45001 và OHSAS 18001 là hai tiêu chuẩn quan trọng trong việc quản lý an toàn và. . .
Trả lời HủyEmail của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận
Tên *
Email *
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Tiêu chuẩn hệ thốngTrách nhiệm xã hội Tiêu chuẩn hợp quy Các công cụ cải tiến Tiêu chuẩn nhãn hàng Sở hữu trí tuệ An toàn lao độngVề chúng tôi
- Dịch vụ Đào Tạo – Tư Vấn – Chứng Nhận
- Dịch Vụ Chuyên Nghiệp – Hiệu Quả – Chi Phí Hợp Lý
- Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế
Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
0948.690.698
thuvientieuchuan.org@gmail.com
thuvientieuchuan.org
Danh mục nội dung
Dịch vụ Tư Vấn
Dịch vụ Đào tạo
Dịch vụ Chứng nhận
- Newsletter
Tra cứu tiêu chuẩn
Đăng ký tư vấn miễn phí
Tiêu chuẩn nào bạn đang muốn tư vấn? Tiêu chuẩn ISOTiêu chuẩn Trách Nhiệm Xã HộiHợp Chuẩn - Hợp QuyTiêu chuẩn khác Nội dung cần tư vấn?Từ khóa » Nhóm 3 An Toàn
-
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM 3 - KNA Cert
-
Huấn Luyện An Toàn Nhóm 3 - Người Làm Công Việc Có Yêu Cầu ...
-
Huấn Luyện An Toàn Lao động Nhóm 3 Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP
-
Huấn Luyện An Toàn Nhóm 3 - Dành Cho Người Vận Hành
-
Mẫu Chứng Chỉ An Toàn Nhóm 3
-
Huấn Luyện An Toàn Lao động Nhóm 3 – An Toàn điện
-
Huấn Luyện An Toàn, Vệ Sinh Lao động Nhóm 3 - MMT
-
Huấn Luyện An Toàn Lao động Nhóm 3 - Làm Công Việc Yêu Cầu ...
-
Chứng Chỉ An Toàn Lao động Nhóm 3 - Những Thông Tin Cần Biết
-
Nhóm 3 - Sổ Tay An Toàn - Sức Khỏe - Môi Trường
-
Đào Tạo An Toàn Lao động Nhóm 3 | Cấp Thẻ An Toàn - Vinacontrol CE
-
Huấn Luyện An Toàn Điện - Thuộc Nhóm 3
-
Tư Vấn Cấp Chứng Chỉ An Toàn Nhóm 3 Uy Tín - Nghị Định 44CP