Hướng Dẫn 3 Cách Nấu Cháo Cho Bé ăn Dặm 6 Tháng Tuổi
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
- 1. Cháo gạo tẻ
- 2. Cháo gạo lứt cho bé ăn dặm
- 3. Cháo yến mạch cho bé ăn dặm
- Những lưu ý khi nấu cháo ăn dặm cho trẻ?
- 1. Cháo gạo tẻ
- 2. Cháo gạo lứt
- 3. Cháo yến mạch
- 4. Lượng cháo và bữa ăn của bé
- 5. Một số thực phẩm có thể kết hợp với cháo cho bé 6 tháng tuổi
Nấu cháo cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm được xem là dễ và dường như bà mẹ nào cũng có thể nấu cho con. Tuy vậy, các mẹ vẫn có nhiều băn khoăn về việc chọn loại gạo, tỷ lệ nước | gạo, cách bảo quản sao cho phù hợp. Sau đây là những chia sẻ về cách nấu cháo cho bé ăn dặm đúng cách, hãy cùng tìm hiểu mẹ nhé.
Các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Cháo là món ăn dặm quen thuộc mà dường như mẹ nào cũng có thể nấu cho con. Tuy nhiên, đôi lúc có mẹ sẽ thắc mắc về chọn loại gạo để nấu cháo, tỉ lệ nước sao cho hợp lý hay cách bảo quản hay lượng cháo cho bé ăn các bữa như thế nào là phù hợp. Điều này cũng rất cần thiết bởi mỗi bé sẽ có nhu cầu ăn dặm khác nhau. Do đó nấu cháo ăn dặm đúng cách và nắm được liệu lượng, cách cho bé ăn, cách kết hợp cháo với các nguyên liệu sao cho phong phú sẽ giúp quá trình ăn của bé diễn ra thuận lượi và hiệu quả hơn. Vậy, hãy cùng tìm hiểu 3 món cháo ăn dặm phổ biến cho bé từ 6 tháng tuổi dưới đây nhé.
- Bé 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào đúng cách
- Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày | Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng
1. Cháo gạo tẻ
Để nấu được món cháo gạo tẻ, các mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Gạo tẻ
- Nước
Lưu ý: Tỷ lệ gạo và nước nấu cháo gạo tẻ cho bé 6 tháng là 1:10
Cách làm:
Bước 1: Đầu tiên, mẹ nấu cháo cho chín nhừ. Thời gian nấu khoảng 15- 20 phút. Tùy theo loại gạo mẹ chọn, có thể thêm lượng nước phù hợp trong quá trình nấu để cháo đủ chín nhừ, bung hạt.
Bước 2: Khi cháo chín, mẹ đổ cháo ra chén cho nguội bớt. Có thể chia nhỏ, đủ mỗi lần cho bé ăn. Mẹ đậy cháo và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng trong ngày.
Lưu ý: Tùy vào thời điểm ăn của bé mà mẹ điều chỉnh độ lỏng đặc, nhuyễn mịn sao cho phù hợp với bé.
- Với những bé bắt đầu ăn dặm (2 tuần đầu): rây cháo (hoặc xay), cháo cần nhuyễn mịn và lỏng, 1-2 thìa canh/ bữa, bữa phụ, 1 bữa/ ngày.
- Với những bé quen ăn dặm (2 tuần sau): rây cháo (hoặc xay), cháo cần nhuyễn mịn và tăng độ đặc, 2-3 thìa canh/ bữa, bữa phụ, 1 bữa/ ngày.
2. Cháo gạo lứt cho bé ăn dặm
Để nấu món cháo gạo lứt cho bé ăn dặm, các mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 15g gạo lứt mới (khoảng 1 nắm nhỏ)
- 180- 200 ml nước ấm
Nguyên liệu nấu món cháo gạo lứt cho bé đã chuẩn bị đầy đủ, bây giờ các mẹ cùng bắt tay vào thực hiện thôi nào.
Cách làm:
Lưu ý: Tỉ lệ gạo và nước (ít nhất) nấu cháo gạo lứt cho bé 6 tháng 1:15
Bước 1: Mẹ ngâm gạo với nước ấm 15-20 phút cho gạo mềm sẽ giúp cháo chín nhanh hơn.
Bước 2: Sau khi ngâm xong, mẹ gạn bỏ nước rồi mang gạo đi nấu cháo. Thời gian nấu khoảng 30-35 phút. Trong quá trình nấu, mẹ có thể thêm nước ấm để cháo đủ nước chín nhừ.
Bước 3: Cũng như cháo gạo tẻ, mẹ nấu xong chia nhỏ thành từng bữa bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho bé ăn trong ngày.
- Với những bé bắt đầu ăn dặm (2 tuần đầu): rây cháo (hoặc xay), cháo cần nhuyễn mịn và lỏng, 1-2 thìa canh/ bữa, bữa phụ, 1 bữa/ ngày.
- Với những bé quen ăn dặm (2 tuần sau): rây cháo (hoặc xay), cháo cần nhuyễn mịn và tăng độ đặc, 2-3 thìa canh/ bữa, bữa phụ, 1 bữa/ ngày.
3. Cháo yến mạch cho bé ăn dặm
Để nấu được món cháo yến mạch, các mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 1 thìa canh yến mạch (loại đã cán mỏng)
- 120 ml nước
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bây giờ các mẹ cùng bắt tay vào nấu món cháo yến mạch cho bé thôi nào.
Cách làm:
Bước 1: Mẹ ngâm yến mạch với nước khoảng 10- 15 phút cho mềm.
Bước 2: Sau thời gian ngâm, mạng yến mạch đi nấu chín. Thời gian nấu yến mạch khoảng 7-12 phút, hoặc mẹ thử thấy cháo đã chín thì tắt bếp. Khi nấu, mẹ nhớ khuấy đều để yến mạch không bị khê nhé.
Bước 3: Cháo chín, mẹ nấu xong chia nhỏ thành từng bữa bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho bé ăn trong ngày.
- Với những bé bắt đầu ăn dặm (2 tuần đầu): rây cháo (hoặc xay), cháo cần nhuyễn mịn và lỏng, 1-2 thìa canh/ bữa, bữa phụ, 1 bữa/ ngày.
- Với những bé quen ăn dặm (2 tuần sau): rây cháo (hoặc xay), cháo cần nhuyễn mịn và tăng độ đặc, 2-3 thìa canh/ bữa, bữa phụ, 1 bữa/ ngày.
Những lưu ý khi nấu cháo ăn dặm cho trẻ?
1. Cháo gạo tẻ
- Mẹ chọn gạo ngon, thơm, mưới để nấu cháo cho bé.
- Một số loại gạo gợi ý để mẹ lựa chọn: gạo tám thơm, gaoh tám thơm Điện Biên, gạo tám thơm Hải Hậu…
- Tỉ lệ gạo và nước nấu cháo: theo tỉ lệ 1 gạo: 10 nước (ít nhất) để loại bỏ tối đa lượng chất độc asen có trong gạo.
- Nên nấu cháo với nước ấm, để cháo ngon và mau nhừ hơn.
- Nấu cháo gạo tẻ khá nhanh, không mất nhiều thời gian nên mẹ nấu cho bé dùng trong ngày.
2. Cháo gạo lứt
- Mẹ chọn gạo mới để nấu cháo cho bé.
- Trước khi nấu, nên ngâm với nước ấm 15- 20 phút, để gạo sạch và mềm hơn trước khi nấu.
- Tỉ lệ gạo và nước nấu cháo 1:15 (ít nhất), nấu lửa nhỏ để đảm bảo cháo được nhừ.
3. Cháo yến mạch
- Mẹ chọn yến mạch mới, loại cán mỏng để nấu cháo cho bé.
- Thời gian khui túi yến mạch sử dụng tối đa trong vòng 1 tháng.
- Ngâm yến mạch cho mềm trước khi nấu, để thời gian nấu cháo nhanh hơn. Kho nấu thường xuyên khuấy để cháo không bị khê.
4. Lượng cháo và bữa ăn của bé
– Khi bé tập ăn dặm với cháo (2 tuần sau):
- 1 bữa/ ngày, bữa phụ, mỗi bữa dùng khoảng 1- 2 thìa canh (khoảng 30g)
- Yêu cầu cháo nhuyễn mịn, lỏng (có thể rây hoặc xay)
- Tập cho bé quen với từng loại cháo, mới kết hợp các nguyên liệu rau, củ, quả.
– Khi bé đã quen ăn dặm với cháo (2 tuần sau):
- 1 bữa/ ngày, bữa phụ, mỗi bữa dùng khoảng 2- 3 thìa canh (khoảng 60g)
- Yêu cầu cháo nhuyễn mịn, tăng độ đặc (rây hoặc xay)
- Kết hợp các nguyên liệu rau, củ, quả khác để đổi vị cho bé
5. Một số thực phẩm có thể kết hợp với cháo cho bé 6 tháng tuổi
– Rau, củ, quả: Khoai lang, cà rốt, bí đỏ, bí ngòi, đậu cô ve, súp lơ, củ cải trắng, đậu Hà Lan, cà chua, lê, bơ, táo… (Nên dùng tuần thứ 2- 3 sau tuần tập ăn dặm).
- Tham khảo: Hướng dẫn mẹ cách chế biến rau củ cho bé 5 – 6 tháng tuổi ăn dặm
– Thực phẩm giàu đạm và chất sắt: ức gà, cá quả, thịt nạc heo, thịt lạc bò, trứng gà và đậu hũ. (Nên dùng vào tuần thứ 4- tuần cuối của tháng thứ 6 và sang đầu tháng thứ 7).
Như vậy, Blog đã giới thiệu cho các mẹ cách nấu các loại cháo cho bé ăn dặm và những lưu ý khi nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Hy vọng, những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều lựa chọn trong thực đơn ăn dặm cho bé. Chúc các mẹ thành công.
Có thể mẹ quan tâm:
- 5 món ăn dặm chế biến từ thịt gà cho bé ăn ngon thun thút
- [Gợi ý] 10 thực đơn ăn dặm với cháo thịt bò giàu dinh dưỡng
- [Gợi Ý] 10 thực đơn ăn dặm với cháo trứng gà thơm ngon, bổ dưỡng
Từ khóa » Các Món Cháo Gạo Lứt Cho Bé ăn Dặm
-
3 Cách Nấu Cháo Gạo Lứt Cho Bé Giúp Bổ Sung Dưỡng Chất Từ Ngũ Cốc ...
-
Cách Nấu Cháo Gạo Lứt Cho Bé ăn Dặm Ngon Miệng Và Giàu Dinh ...
-
Cách Nấu Cháo Gạo Lứt Cho Bé ăn Dặm Siêu Siêu Ngon Miệng!
-
Cách Nấu Cháo Gạo Lứt Cho Bé Thơm Ngon Bổ Dưỡng - Nubeauty
-
30 Món Cháo Gạo Lức Ngon Miệng Dễ Làm Từ Các đầu Bếp Tại Gia
-
Cách Nấu Cháo Gạo Lứt Cho Bé ăn Dặm Cực Ngon Mà Lại đơn Giản
-
Có Nên Cho Trẻ Em ăn Gạo Lứt Thường Xuyên? | Vinmec
-
Cách Sử Dụng Gạo Lứt Cho Bé ăn Dặm Tốt Nhất - Tin Sức Khỏe
-
Cách Nấu Cháo Gạo Lứt Cho Bé ăn Dặm đơn Giản - Tin Tức Việt Nam
-
Món Cháo Gạo Lứt Cho Bé ăn Dặm Ngon Miệng Giàu Dinh Dưỡng
-
Thực đơn ăn Dặm Với Cháo Bổ Sung Dinh Dưỡng Cho Trẻ Em Từ 6-12 ...
-
CHÁO CÁ HỒI GẠO LỨT CHO BÉ TỪ 6 ĐẾN 9 THÁNG TUỔI
-
Công Thức Nấu Cháo Gạo Lứt Nhật Cho Bé ăn Dặm Cực đơn Giản
-
Cách Nấu Cháo Gạo Lứt Cho Bé ăn Dặm đơn Giản - ALONGWALKER