Thực đơn ăn Dặm Với Cháo Bổ Sung Dinh Dưỡng Cho Trẻ Em Từ 6-12 ...

Bé nào cũng bắt đầu thời kỳ ăn dặm của mình với món cháo dinh dưỡng. Cháo là món ăn phù hợp, được chứng minh là vô cùng ngon miệng và là món ăn dinh dưỡng cho trẻ từ 6-12 tháng. Tại sao lại là cháo? Cháo được nấu từ gạo, đây là nguồn thực phẩm ngon và lành không khiến bé bị dị ứng so với các thực phẩm khác như lúa mì, ngô, và đậu (đậu phộng). Chất dinh dưỡng trong gạo là carbohydrate phức hợp được tiêu hóa và hấp thu chậm và giữ lượng đường trong máu được cân bằng. Đặc biệt, nếu mẹ nấu cháo cho con bằng những loại gạo giàu chất xơ như gạo lứt thì rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho những bé có nguy cơ bị bệnh tiểu đường (type 2). Tuy nhiên mẹ cũng không nên cho bé ăn thứ gạo này thường xuyên. Cháo nấu từ gạo rất giàu chất dinh dưỡng, nhưng dĩ nhiên trẻ không chỉ ăn cháo không mà còn có nhiều thực phẩm khác kèm theo. Đặc biệt, khi cho con ăn dặm bằng cháo, mẹ phải thêm một muỗng cà phê dầu ăn dành cho em bé. Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ. Gợi ý một số món cháo ăn dặm bổ dưỡng cho bé 1. Cháo rây nấu với nước rau (dành cho trẻ bắt đầu ăn dặm) Thành phần - 2-3 muỗng canh cháo nấu chín.- 1 chén nước luộc rau- Đồ rây cháo. Cách làm Mẹ rây cháo cho mịn, lưu ý là rây chứ không nên xay cháo bằng máy xay sinh tố nhé các mẹ. (Tôi sẽ đề cập về vần đề rây hay xay cháo cho bé ở một bài viết khác). Cháo sau khi rây bỏ vào nồi. Thêm một ít nước luộc rau rồi đun sôi quấy đều cho đến khi nhuyễn. Trước khi cho bé ăn, mẹ kiểm tra lại xem liệu cháo có quá đặc với con không thì cho thêm nước rau và đun sôi lại. Khi ở giai đoạn đầu mới ăn dặm, việc cho bé ăn cháo loãng sẽ giúp bé dễ nuốt hơn. Lời khuyên: - Mẹ không nên nêm nếm gia vị vào những chén cháo đầu tiên của con, bởi vì nội cháo nấu từ gạo đã giàu dinh dưỡng cho con rồi và bé không nên ăn mặn quá sớm.- Ban đầu có thể con không hợp tác vì con chưa có thao tác nuốt, mẹ tập dần dần con sẽ ăn giỏi. 2. Cháo gạo lứt nấu với trứng cung cấp nhiều năng lượng cho bé (dành cho trẻ từ 8-9 tháng). Thành phần - 3-4 muỗng canh cháo gạo lứt đã nấu chín.- 1 chén nước dùng- Các loại rau lá xanh như bầu, bí, rau muống hoặc rau cải bó xôi... Mẹ cắt nhỏ rau với lượng 2-3 muỗng canh rau.- ½ lòng đỏ trứng gà Cách làm Cho cháo gạo lứt vào nồi, thêm chút nước dùng vừa đủ độ đặc của cháo rồi đun sôi. Cho rau vào nồi sau đó, đun nhỏ lửa cho đến khi cháo mềm. Thêm lòng đỏ trứng và khuấy đều cho tan trứng. Đảo đều cháo cho đến khi trứng chín. Mẹ thêm nước dùng nếu cháo quá đặc. Lời khuyên: - Giai đoạn này mẹ vẫn nên cho bé ăn cháo nhạt.- Gan động vật và lòng trắng trứng chỉ nên cho bé ăn khi bé đã được 7 tháng tuổi.- Đừng quên rằng mỗi khi mẹ bắt đầu cho bé làm quen với một món mới, mẹ nên nấu riêng để đo lường vấn đề dị ứng thực phẩm ở bé. 3. Cháo gạo nấu thịt (Đối với trẻ em từ 9-10 tháng) Thành phần - Gạo Jasmine nâu, gạo lứt: mỗi thứ 1 muỗng canh.- Cà rốt xắt hạt lựu: 1-2 muỗng canh.- Thịt gà, thịt bò bằm nhỏ: 1 muỗng canh. Cách làm Gạo Jasmine và gạo lứt trộn lẫn với nhau và đun sôi cho đến khi chín. Khi cháo đã chín, mẹ thêm cà rốt thái hạt lựu và tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến gạo và cà rốt mềm rục, kết dính vào nhau. Thêm thịt gà hoặc thịt heo đã băm nhuyễn sau đó đun sôi cho đến khi thịt chín là được. Lời khuyên: - Mẹ nên chọn thêm các loại rau khác để tô cháo lên màu rực rỡ, thu hút sự chú ý của bé. Ví dụ: cà chua màu cam-đỏ, bông cải màu xanh hoặc các loại rau lá xanh.- Giai đoạn này nếu mẹ nêm nếm cho con thì chỉ dùng một chút mắm nguyên chất, không nên dùng hạt nêm, bột ngọt và nhớ là nêm nhạt. 4. Cháo cá gạo lứt giàu vitamin A (cho trẻ em từ 10-12 tháng) Thành phần - Cháo gạo lứt: 1 chén nhỏ.- Bí ngô hấp rồi nghiền nhuyễn: 1-2 muỗng canh.- 1 chén nước dùng- Thịt cá nấu chín nghiền nhuyễn: 1-2 muỗng canh. Cách làm Dùng cháo gạo lứt nghiền nát sau đó trộn với bí ngô nghiền, cho hỗn hợp này vào nồi. Thêm một chút nước dùng, sau đó hấp cách thủy khoảng 5 phút. Sau khi hấp cách thủy hỗn hợp này, cho cá nghiền nhuyễn vào trang trí bên trên. Thêm một chút nước dùng rau đun sôi (hoặc mẹ có thể nấu canh rau thái nhuyễn) rồi thêm vào chén cháo để cháo lên màu đẹp, con cảm thấy hào hứng khi ăn và giúp tô cháo có đủ chất dinh dưỡng từ rau lá xanh. Lời khuyên: - Ở trẻ 10-12 tháng tuổi,mẹ có thể sử dụng các loại thịt – cá cho bé, ngoại trừ hải sản có vỏ vì chúng có thể khiến trẻ em bị dị ứng thực phẩm.- Số lượng cháo cho bé ăn dặm tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Mẹ có thể nấu cháo trắng trước, rồi bỏ tủ lạnh dùng dần. Ngoài cháo nấu từ gạo, phụ huynh cũng có thể lựa chọn các hạt ngũ cốc như đậu lăng, các loại đậu màu xanh lá cây để nấu cháo cho con rất tốt. Lời khuyên khi cho trẻ bắt đầu ăn dặm: - Quan sát các phản ứng dị ứng mỗi khi mẹ bắt đầu cho bé thử món mới liên tục ít nhất 3-5 ngày trước khi thay đổi món khác hoạc chế độ ăn khác. Không bao giờ cho bé làm quen với nhiều loại thức ăn mới cùng một lúc. Do các triệu chứng phản ứng với thực phẩm có thể khác nhau, bao gồm phát ban da, tiêu chảy, chảy nước mũi… - Trẻ luôn chú ý đến những thứ nhiều màu sắc nên khi nấu cháo cho con, mẹ chú ý sáng tạo cho tô cháo của con hấp dẫn hơn với các màu bắt mắt. - Mẹ nên tạo cho con thói quen ăn trái cây và rau quả từ nhỏ. - Một chế độ ăn thiếu chất béo có thể khiến trẻ khó hấp thụ vitamin D dẫn đến còi xương, chậm lớn, chậm tăng cân nên nhất thiết mẹ phải thêm một muỗng dầu ăn trẻ em vào cháo cho con mình. Theo http://www.momypedia.com/ Những chia sẻ hữu ích về việc cho con ăn dặm: Súp rau củ dành cho trẻ ở độ tuổi bắt đầu ăn dặm Mẹ cẩn thẩn khi cho bé 6-12 tháng ăn những món này 4 món cháo hải sản thơm ngon dễ tiêu cho bé ăn dặm Những thực phẩm “cấm kỵ” tuyệt đối với trẻ dưới 1 tuổi Bí kíp hữu ích khi chuẩn bị thức ăn cho bé ăn dặm 10 món đầu tiên dành cho bé tập ăn dặm tự chỉ huy (Baby Led Weaning) Xem clip: Sự thật khiến các mẹ giật mình về bột ăn dặm http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2016/04/muA0aHMBvK-480x270.jpg

Từ khóa » Các Món Cháo Gạo Lứt Cho Bé ăn Dặm