Hướng Dẫn 855/HD-SGTVT Năm 2015 Về Phân Cấp Loại đường, Quy ...
Có thể bạn quan tâm
UBND TỈNH HÀ TĨNHSỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 855 /HD-SGTVT | Hà Tĩnh, ngày 31 tháng 03 năm 2015. |
HƯỚNG DẪN
V/V PHÂN CẤP LOẠI ĐƯỜNG, QUY MÔ KỸ THUẬT, QUY TRÌNH THỰC HIỆN TRONG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ BẢO TRÌ ĐƯỜNG GTNT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NTM GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở GTVT được quy định tại Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 04/6/2009 của UBND tỉnh Hà Tĩnh;
Căn cứ Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ GTVT về ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn2010- 2020 (QĐ 4927/QĐ-BGTVT); Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới ban hành kèm theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Văn bản số 573/UBND-GT1 ngày 04/02/2015 của UBND tỉnh về việc hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường GTNT phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM;
Căn cứ các ý kiến góp ý của các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở Giao thông Vận tải ban hành “Hướng dẫn về phân cấp loại đường, quy mô kỹ thuật, quy trình thực hiện trong xây dựng và quản lý bảo trì đường GTNT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020” như sau:
I. Phân cấp đường GTNT theo chức năng của đường.
1. Đường huyện: Có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là cầu nối chuyển tiếp hàng hóa, hành khách từ hệ thống đường quốc gia (quốc lộ, tỉnh lộ) đến trung tâm hành chính của huyện, của xã, cụm xã và các khu chế xuất của huyện; phục vụ sự đi lại và lưu thông hàng hóa trong phạm vi của huyện.
2. Đường xã: Có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã, kết nối và lưu thông hàng hóa từ huyện tới các thôn, làng, ấp, bản và các cơ sở kinh doanh của xã. Đường xã chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa trong phạm vi xã.
3. Đường thôn: Chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa trong phạm vi của thôn; kết nối và lưu thông hàng hóa tới các trang trại, ruộng đồng, nương rẫy, cơ sở sản xuất, chăn nuôi.
4. Đường dân sinh: Chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân giữa các cụm dân cư, các hộ gia đình và từ nhà đến nương rẫy, ruộng đồng, cơ sở sản xuất, chăn nuôi nhỏ, lẻ… Phương tiện giao thông trên các tuyến đường dân sinh chủ yếu là xe đạp, xe mô tô hai bánh, xe kéo tay, xe thồ.
5. Đường nối với các khu vực sản xuất (KVSX): Chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông nguyên vật liệu, hàng hóa đến các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, gia công, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản; vùng trồng cây công nghiệp; cánh đồng mẫu lớn; đồng muối; làng nghề; trang trại và các cơ sở tương đương.
II. Về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng
1. Quy mô kỹ thuật của đường
1.1. Lựa chọn quy mô kỹ thuật:
Việc lựa chọn quy mô kỹ thuật đường GTNT được quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT, dựa trên các yêu cầu cơ bản sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông đã được phê duyệt;
- Đáp ứng yêu cầu trước mắt và có xét tới định hướng phát triển bền vững;
- Xét đến phương án phân kỳ đầu tư để khi nâng cấp, cải tạo tận dụng được tối đa các công trình trên tuyến và xét đến phương án dự trữ đất dùng cho công trình hoàn chỉnh sau này;
- Kết hợp chặt chẽ mạng lưới giao thông với quy hoạch tưới tiêu của thủy lợi, hệ thống đường dây tải điện, đường dây thông tin...
1.2. Cấp kỹ thuật của hệ thống đường GTNT:
Hệ thống đường GTNT nói chung bao gồm 4 cấp kỹ thuật: cấp A, cấp B, cấp C và cấp D (theo TCVN 10380:2014). Việc lựa chọn cấp hạng kỹ thuật của tuyến đường phụ thuộc vào chức năng của đường và lưu lượng thiết kế.
1.3. Tổng hợp phân cấp kỹ thuật đường GTNT theo chức năng của đường và lưu lượng xe thiết kế:
Loại đường theo chức năng | Cấp kỹ thuật theo TCVN 4054:2005 | Cấp kỹ thuật theo TCVN 10380:2014 | Lưu lượng xe thiết kế (Nn) xqđ/nđ |
Đường huyện | Cấp IV, V, VI | - | ³ 200 |
Cấp VI | Cấp A | 100 ¸200 | |
Đường xã | - | Cấp A | 100 ¸200 |
- | Cấp B | 50 ¸<100 | |
Đường thôn | - | Cấp B | 50 ¸<100 |
- | Cấp C | <50 | |
Đường dân sinh | - | Cấp D | Không có xe ô tô chạy qua |
Đường KVSX | Cấp IV, V, VI | Cấp B | Xe có tải trọng trục lớn hơn 6 tấn đến 10 tấn chiếm trên 10% |
1.4. Lựa chọn cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch NTM
Loại đường theo quy hoạch NTM | Cấp kỹ thuật theo TCVN 4054:2005 | Cấp kỹ thuật theo TCVN 10380:2014 |
Đường huyện | Cấp IV, V, VI | Cấp A |
Đường trục xã, liên xã | - | Cấp A, Cấp B |
Đường trục thôn, xóm | - | Cấp B, Cấp C |
Đường ngõ xóm, nội đồng | - | Cấp C, Cấp D |
Đường KVSX (Khu vực kinh tế phát triển, lượng hàng hóa, hành khách lớn) | Cấp IV, V, VI | - |
Đường vào khu sản xuất, chăn nuôi tập trung (KVSX) có quy mô nhỏ | - | Cấp B |
2. Tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường theo các cấp A, B, C và D
Chỉ tiêu | Đơn vi | Cấp A | Cấp B | Cấp C | Cấp D |
Tốc độ tính toán | Km/h | 30 (20) | 20 (15) | 15 (10) | - |
Bề rộng mặt đường tối thiểu | m | 3,5 | 3,5 (3,0) | 3,0 (2,0) | 1,5 |
Bề rộng lề đường tối thiểu | m | 1,5 (1,25) | 0,75 (0,50) | - | - |
Bề rộng nền đường tối thiểu | m | 6,5 (6,0) | 5,0 (4,0) | 4,0 (3,0) | 2,0 |
Độ dốc siêu cao lớn nhất | % | 6 | 5 | - | - |
Bán kính đường cong nằm tối thiểu | m | 60 (30) | 30 (15) | 15 | 5 |
Bán kính đường cong nằm tối thiểu không siêu cao | m | 350 (200) | - | - | - |
Độ dốc dọc lớn nhất | % | 9 (11) | 5 (13) | 5 (15) | - |
Chiều dài lớn nhất của đoạn có độ dốc dọc lớn hơn 5% | m | 300 | 300 | 300 | - |
Tĩnh không thông xe | m | 4,5 | 3,5 | 3,0 | - |
(Ghi chú: Các giá trị ghi trong ngoặc đơn áp dụng đối với địa hình miền núi, địa hình đồng bằng đặc biệt khó khăn hoặc bước đầu phân kỳ xây dựng)
3. Kết cấu mặt đường GTNT bằng bê tông xi măng (BTXM) điển hình
Chỉ tiêu | Đơn vị | Cấp A | Cấp B | Cấp C | Cấp D |
Cường độ bê tông mặt đường (mác thiết kế) | Kg/cm2 | 250¸300 | ³250 | ³200 | ³200 |
Chiều dày mặt đường tối thiểu | cm | 18 ¸20 | 16 ¸18 | 14 ¸16 | 10 ¸14 |
Chiều dày lớp móng tối thiểu | cm | 15 | 12 | 10 | 10 |
Độ dốc ngang mặt đường | % | 2 ¸3 | 2 ¸3 | 2 ¸3 | 2 ¸3 |
Độ dốc ngang lề đường | % | 4 ¸5 | 4 ¸5 | 4 ¸5 | 4 ¸5 |
Ghi chú:
- Móng đường dùng đá 4x6 chèn đá dăm hoặc cấp phối đá dăm loại II hoặc có thể thay thế các vật liệu địa phương sẵn có đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như cuội suối, móng gia cố vôi, gia cố xi măng... với chiều dày tính toán đạt yêu cầu;
- Giữa lớp móng và mặt đường BTXM nên thiết kế 01 lớp bạt lót (bằng ni-lông hoặc bạt xác rắn, bạt dứa...) chống mất nước xi-măng khi thi công;
- Nền đường: Chiều cao của nền đắp phải đảm bảo mép của nền đường (vai đường) cao hơn mực nước đọng thường xuyên ít nhất 50cm đối với nền đắp đất sét và 30cm đối với nền đắp đất cát (mực nước đọng thường xuyên là khi nước đọng quá 20ngày/1năm). Khi đắp nền đường phải đắp thành từng lớp dày từ 20cm đến 30cm và đầm đạt độ chặt K ≥ 0,90. Trường hợp thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV, cấp V đối với mặt đường bê tông xi măng, thì lớp đất nền dưới đáy áo đường tối thiểu dày 30cm phải đầm đạt độ chặt K ≥ 0,98. Các trường hợp khác thì phải đảm bảo 30cm lớp trên cùng của nền đường phải được lu lèn chặt, độ chặt yêu cầu từ 93% đến 95%.
2. Các công trình trên đường
2.1. Công trình cầu
- Tuân thủ các quy định trong tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN272-05.
- Các loại cầu thông thường sử dụng: Cầu bê tông cốt thép (ưu tiên loại 1), cầu dầm thép hình chữ I liên hợp bản bê tông cốt thép (thường tận dụng dầm I có sẵn), cầu tràn bê tông cốt thép.
- Cho phép áp dụng các thiết kế điển hình thông thường khi xây dựng cầu bằng bê tông cốt thép như:
+ Bề rộng cầu bằng bề rộng nền đường, thông thường B = (4+2x0,25)m; B = (5+2x0,25)m; B = (6+2x0,25)m.
+ Kết cấu dầm bản bằng bê tông cốt thép, thông thường:
Khẩu độ cầu L=6,58m: Gồm các bản đặc bằng bê tông cốt thép, dài 6,58m, rộng 1,0m, đổ lắp ghép.
Khẩu độ cầu L=9,0m, L=10,0m, L=12,0m: Gồm một bản rỗng bằng bê tông cốt thép, đổ tại chỗ, có chiều cao tương ứng H=0,45m, H=0,5m, H=0,6m
+ Mố, trụ: Thông thường bằng đá hộc xây vữa xi măng M100#, bê tông xi măng M150# (đối với cầu có khẩu độ L≤6m, chiều cao mố, trụ thấp H≤4m); bằng bê tông cốt thép đối với các cầu còn lại.
+ Lan can, tay vịn: Gờ lan can bằng bê tông cốt thép, tay vịn bằng ống thép tráng kẽm.
2.2. Công trình cống
- Cống thông thường dùng loại cống bản theo thiết kế định hình 69-34X và cống tròn theo thiết kế định hình 69-37X; bằng bê tông cốt thép có khẩu độ, hoặc đường kính trong 0,5m; 0,75m; 1,0m; 1,25m; 1,5m … (chi tiết tham khảo tại tập bản vẽ đính kèm).
- Tường đầu cống thường dùng đá hộc xây vữa xi măng M100#, hoặc bằng bê tông xi măng M150#.
- Đối với cống tròn: Ống cống bằng bê tông cốt thép M200#, cốt thép dùng loại CT3, CT5. Chiều dài mỗi đốt cống bằng 1m.
- Đối với cống bản: Móng, thân cống bằng đá hộc xây vữa xi măng M100#, hoặc bằng bê tông xi măng M150#, hoặc bằng bê tông cốt thép M200#, đá 1x2 (đối với cống có thân cống cao > 4m); xà mũ, bản cống: Bằng bê tông cốt thép M200#, đá 1x2.
2.3. Tường chắn
- Trong trường hợp nền đường đắp trên sườn núi dốc hoặc nền đào, để giảm bớt khối lượng đào đắp thì có thể dùng tường chắn để giữ mái dốc của nền đường.
- Tường chắn thông thường theo thiết kế định hình 86-06X; bằng đá hộc xây vữa xi măng M75# hoặc M100#, hoặc bằng bê tông xi măng M150#, hoặc bê tông cốt thép M200# (đối với tường chắn cao > 4m). Khi thiết kế tường chắn dài thì cứ từng đoạn 10m đến 15m phải có khe co dãn.
2.4. Đường ngầm, đường tràn và cầu tràn
Khi điều kiện giao thông cho phép gián đoạn tạm thời thì dùng đường ngầm, đường tràn kết hợp và cống tròn, cống bản hoặc cầu tràn.
Bề rộng đường ngầm và đường tràn rộng hơn bề rộng thiết kế nền đường 1,0m. Đường lên xuống phải có biển báo hiệu, cọc tiêu và cột thủy chí ở 2 bên đường. Cọc tiêu cao 0,5m và cách nhau 30m một cọc. Mặt đường ngầm và đường tràn phải lát đá to hoặc dùng bê tông. Mái dốc thượng lưu dùng 1/2, hạ lưu dùng từ 1/3 đến 1/5. Chân mái dốc hạ lưu phải bỏ đá to hoặc rọ đá để chống xói.
2.5. Công trình phòng hộ
Ở những đoạn đường nguy hiểm như đắp cao, đoạn cong ngoặt, đường bên vực lên núi, đoạn dốc nặng, đường lên xuống đầu cầu v.v.. đều phải bố trí các công trình phòng hộ như cọc tiêu, biển báo, hộ lan, tôn lượng sóng, tường phòng hộ.
- Cọc tiêu: Các cọc tiêu cách nhau từ 2m đến 3m (đối với đường cong có R=10m đến 30m), từ 4m đến 6m (đối với đường cong với 30m<R≤100m), từ 8m đến 10m (đối với đường cong có R>100m). Cọc bằng bê tông có tiết diện là hình vuông cạnh từ 10cm đến 12cm và cao trên mặt đất từ 0,5m đến 0,7m. Tim hàng cọc tiêu cách mép đường xe chạy tối thiểu 0,5m.
- Tường phòng hộ: Chỉ xây ở những đoạn có tường chắn hoặc nền đá. Tường bằng đá xây, gạch xây hay bê tông dài 2m, dày 0,4m và cao 0,5m÷0,6m. Khoảng cách giữa các đoạn tường là 2m (cự ly tĩnh).
2.6. Rãnh thoát nước
- Thoát nước nền đường là điều hết sức quan trọng đối với tuổi thọ của đường. Do đó, nền đường nói chung phải được bố trí rãnh dọc ở hai bên đường. Áp dụng cho đường ở các đoạn nền đường đào, nửa đào nửa đắp, nền đường đắp thấp hơn 0,6m.
- Kích thước của rãnh:
+ Rãnh dọc có dạng hình thang: có đáy rộng tối thiểu 0,4m, chiều sâu là 0,3m, mái dốc rãnh theo mái dốc nền đường đào (thường áp dụng đối với nền đất).
+ Rãnh dọc có dạng hình tam giác: chiều sâu 0,3m; độ dốc của mái không lớn hơn 1:3 (thường áp dụng đối với nền đất cứng, nền đá).
+ Độ dốc của rãnh dọc không được nhỏ hơn 0,5%.
3. Thiết kế định hình trong xây dựng GTNT
3.1. Thiết kế định hình trong xây dựng GTNT
3.1.1. Đường GTNT: Thiết kế theo TCVN 4054-2005; TCVN 13080:2014; Quyết định 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ GTVT, cụ thể:
- Thiết kế điển hình áp dụng cho đường trục xã, liên xã.
- Thiết kế điển hình áp dụng cho đường trục thôn, xóm.
- Thiết kế điển hình áp dụng cho đường ngõ, xóm.
- Thiết kế điển hình áp dụng cho đường trục chính nội đồng.
3.1.2. Cống bản: Thiết kế định hình 69-34X (Tải trọng H13-X60).
- Bố trí chung cống bản L0=0,75m.
- Bố trí chung cống bản L0=1,0 ÷ 6,0m.
3.1.3.Cống tròn: Thiết kế định hình 69-37X, khẩu độ D = 0,5 ÷ 1,5m (Tải trọng H13-X60).
- Tổng thể cống tròn đầu cống kiểu tường cánh.
- Tổng thể cống tròn đầu cống kiểu tường đầu.
(Chi tiết tại tập bản vẽ đính kèm)
3.2. Bảng tính thành phần cấp phối bê tông xi măng
Loại xi măng trong Kế hoạch làm đường GTNT và kiên cố hóa kênh mương nội đồng do xã quản lý năm 2015 (ban hành kèm theo QĐ số 637/QĐ- UBND ngày 12/02/2015 của UBND tỉnh) là PCB40 (vì sử dụng loại XM PC40 có giá thành 1m3 bê tông thấp hơn sử dụng loại XM PC30); thông thường cấp phối như sau:
Thành phần cấp phối cho 1m3 | Bê tông xi măng (độ sụt 2÷4, Đá dmax=40mm) | |||
M150# | M200# | M250# | M300# | |
Xi măng PCB40 (kg) | 221 | 266 | 309 | 354 |
Cát (m3) | 0,511 | 0,496 | 0,479 | 0,464 |
Đá (m3) | 0,902 | 0,891 | 0,882 | 0,870 |
Nước (lít) | 175 | 175 | 175 | 175 |
3.3. Hao phí vật liệu làm mặt đường BTXM cho 01km theo từng loại đường theo từng thiết kế điển hình:
- Đường huyện, đường trục xã, liên xã, đường vào khu sản xuất, chăn nuôi tập trung, đường KVSX: Xây dựng 1km với tiêu chuẩn Bnền=6,5m, Bmặt=3,5m, mặt đường bằng BTXM dày 18cm đá Dmax =40, mác 250#, độ sụt 2÷4 có khối lượng vật liệu phần mặt đường BTXM sử dụng gồm: Xi măng 194,67 tấn (xi măng PCB40), đá: 555,7 m3, cát: 301,8 m3.
- Đường trục thôn, xóm: Xây dựng 1km với tiêu chuẩn Bnền=5,0m, Bmặt= 3,5m, mặt đường BTXM dày 16cm đá Dmax = 40, mác 250#, độ sụt 2÷4 có khối lượng vật liệu phần mặt đường BTXM sử dụng gồm: Xi măng PCB40: 173,04 tấn, đá: 493,9 m3, cát: 268,2 m3.
- Đường ngõ, xóm: Xây dựng 1km với tiêu chuẩn Bnền = 4,0m, Bmặt=3,0m, mặt BTXM dày 14cm, đá Dmax =40, mác 200#, độ sụt 2÷4 có khối lượng vật liệu phần mặt đường BTXM sử dụng gồm: Xi măng 111,72 tấn (xi măng PCB40), đá: 374,2 m3, cát: 208,3 m3.
- Đường trục chính nội đồng: Xây dựng 1km với tiêu chuẩn Bnền=4,0m, Bmặt=3,0m, mặt đường BTXM dày 14cm, đá Dmax =40, mác 200#, độ sụt 2÷4 có khối lượng vật liệu phần mặt đường BTXM sử dụng gồm: Xi măng 111,72 tấn (xi măng PCB40), đá dmax=40mm: 374,2 m3, cát:208,3 m3.
- Đường vào khu sản xuất, chăn nuôi tập trung: Xây dựng 1km với tiêu chuẩn Bnền=5,0m, Bmặt= 3,0m, mặt đường BTXM dày 16cm đá Dmax =40, mác 200#, độ sụt 2÷4 có khối lượng vật liệu phần mặt đường BTXM sử dụng gồm:
Xi măng PCB40: 127,68 tấn, đá: 427,7 m3, cát: 238,1 m3.
III. Quy trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình
Thực hiện theo Mục 4 “Quy trình thực hiện đầu tư” trong Kế hoạch làm đường GTNT và kiên cố hóa kênh mương nội đồng do xã quản lý năm 2015 (ban hành kèm theo QĐ số 637/QĐ-UBND ngày 12/02/2015 của UBND tỉnh). Ngoài ra Sở GTVT hướng dẫn thêm về công tác giám sát cộng đồng như sau:
UBND cấp xã thành lập Ban Giám sát cộng đồng với sự tham gia của đại diện HĐND, Mặt trận, các tổ chức đoàn thể, đại diện cộng đồng dân cư hưởng lợi. Ban giám sát cộng đồng thực hiện công việc theo quy định tại Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng và Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT- KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 của liên bộ hướng dẫn thực hiện Quyết định 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Trách nhiệm của Ban giám sát cộng đồng:
- Kiểm tra khối lượng, chất lượng, tiến độ, an toàn, môi trường của công trình, hạng mục công trình thi công xây dựng.
- Tổ chức nghiệm thu công trình, các hạng mục công trình hoàn thành.
- Giúp Chủ đầu tư dừng thi công, lập biên bản khi đơn vị thi công vi phạm chất lượng, an toàn, môi trường xây dựng.
- Từ chối nghiệm thu các sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
- Một số nội dung giám sát cơ bản:
+ Giám sát vật liệu đầu vào (đá, cát, xi măng, sắt thép, nước . . .) đảm bảo về chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác.
+ Giám sát về thiết bị thi công: Để thi công mặt đường bê tông xi măng cần có máy trộn bê tông, thường dùng máy trộn dung tích 250 lít; đầm dùi thường dùng công suất 1,5kW; thước 3m để tạo phẳng; hộc đong vật liệu (dung tích thường 0,4m3). Thi công móng đường đá 4x6 tiêu chuẩn, đá 4x6 chèn đá dăm, cần có các máy móc, thiết bị: Lu bánh thép tự hành - trọng lượng 8,5 tấn và 10 tấn; ô tô tưới nước 5m3.
+ Kiểm tra trong quá trình thi công: Kiểm tra về chiều dày, rộng, độ bằng phẳng các lớp kết cấu; tỷ lệ phối trộn vật liệu bê tông xi măng (qua thùng đong).
+ Bảo dưỡng bê tông sau khi đổ: Thông thường, sau khi đổ bê tông 4 giờ, phải tiến hành giữ ẩm bề mặt, 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần.
IV. Công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
1. Công tác quản lý hồ sơ, quản lý hiện trường
1.1. Quản lý Hồ sơ công trình GTNT
UBND các xã có trách nhiệm: Điều tra, khảo sát, lưu trữ và quản lý hồ sơ các công trình giao thông được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa cụ thể:
a) Đối với đường: Gồm các tài liệu trích từ hồ sơ hoàn công như bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, hệ thống thoát nước, hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng, hồ sơ mốc lộ giới;
b) Đối với cầu: Gồm các tài liệu trích từ hồ sơ hoàn công của cầu, bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang cầu, mặt cắt địa chất, hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng, hành lang an toàn cầu, lập sổ lý lịch cầu;
c) Đối với hành lang ATGT: Hồ sơ quản lý hành lang an toàn đường bộ bao gồm tình trạng sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ, các công trình ảnh hưởng đến an toàn đường bộ, an toàn giao thông; vi phạm, thời điểm vi phạm và quá trình xử lý vi phạm.
1.2. Công tác kiểm tra, quản lý hiện trường
a) Tổ chức tuần tra, kiểm tra thường xuyên, phát hiện kịp thời hư hỏng và các hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tiến hành xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị UBND các cấp xử lý theo quy định.
b) Kiểm tra tình trạng kỹ thuật định kỳ tháng, quý, năm; kiểm tra đột xuất sau mỗi đợt lụt, bão hoặc các tác động bất thường khác.
c) Trực đảm bảo giao thông; theo dõi tình hình thời tiết, ngập lụt, các sự cố công trình, xử lý và báo cáo theo quy định.
d) Thực hiện quản lý tải trọng xe gây ảnh hưởng công trình đường bộ.
2. Quản lý hành lang an toàn giao thông
2.1. Xác định đất dành cho đường bộ
a) Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ:
- Đất của đường bộ bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ (gọi tắt phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ là phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ).
Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường, được xác định từ mép ngoài cùng của công trình đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ ra mỗi bên như sau: 02 mét đối với đường cấp III; 01 mét đối với đường từ cấp IV trở xuống.
- Phạm vi hành lang an toàn của đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra hai bên là: 13 mét đối với đường cấp III; 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V; 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.
b) Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang: Đối với công trình cột ăng ten viễn thông, đường dây thông tin, đường dây tải điện: Tính từ chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào đến chân cột tối thiểu bằng 1,3 lần chiều cao của cột và không được nhỏ hơn 05 mét.
2.2. Công tác cắm mốc chỉ giới đường giao thông nông thôn
Công tác cắm mốc chỉ giới được thực hiện theo quy định của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể:
a) Vị trí cắm mốc được tính như sau: Gồm phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường, được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên + phạm vi hành lang an toàn của đường có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra hai bên là:
- Đối với đường cấp I, II: 03m + 17m = 20m;
- Đối với đường cấp III: 02m + 13m = 15m;
- Đối với đường cấp IV, V: 01m+09m = 10m;
- Đối với đường cấp thấp hơn cấp V (Cấp VI, A, B, C, D): 01m+04m = 05m;
Ghi chú:
- Giá trị trên được tính từ chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào, không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào ra mỗi bên.
- Đối với các đoạn tuyến đường không đào không đắp, không có rãnh dọc cách xác định như sau: Nếu xác định được lề thì tính từ mép lề ra hai bên, nếu không xác định được mép lề thì tính từ mép đường BTXM, đường nhựa… ra mỗi bên 0,75-1,0m + dự kiến rãnh dọc mỗi bên 1-1,5m + đất hành lang đường bộ theo quy định trên.
- Ngoài việc cắm mốc theo cấp đường thì việc cắm mốc cũng cần bám theo đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt để cắm phù hợp.
- Đối với việc đầu tư xây dựng có thể phân kỳ đầu tư theo kế hoạch vốn; nhưng đối với công tác cắm mốc chỉ giới quy hoạch phải cắm dứt điểm từ đầu theo đúng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Quy định mốc chỉ giới:
- Kích thước mốc theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ mang số hiệu QCVN 41:2012 ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/6/2012 của Bộ GTVT, quy định 20x20x100cm (khuyến cáo nên áp dụng theo tiêu chuẩn quy định), nhưng với kích thước mốc như trên sẽ mất rất nhiều kinh phí vì vậy đối với đường giao thông nông thôn các đơn vị có thể làm mốc có kích thước (dài, rộng, cao) nhỏ hơn kích thước tiêu chuẩn quy định như sau: (12,12,100)cm ; (15,15,100)cm; (18,18,100)cm; Mốc được làm bằng bê tông cốt thép.
- Mặt trước cột mốc (phía quay ra đường) ghi chữ "MỐC LỘ GIỚI", chữ chìm, nét chữ màu đen cao 6cm, rộng 1cm, sâu vào trong bê tông 3 ÷ 5mm;
- Cột được sơn (hoặc quét vôi) màu trắng. Phần trên cùng cao 10cm (từ đỉnh cột trở xuống) sơn màu đỏ;
- Khoảng cách cắm mốc: Mốc được cắm theo chiều dọc đường với khoảng cách hai mốc cùng chiều (cùng mỗi bên đường) bình quân 100m/1cọc mốc đối với khu đông dân cư, thị xã, làng bản và bình quân 200-300m/1cọc mốc đối với khu vực đồng ruộng, đồi thấp, ngoài khu đông dân cư. Việc cắm mốc chọn các vị trí đất ổn định, dễ quan sát. Đối với các tuyến đường có chiều dài <100m thì việc cắm mốc cùng chiều mỗi bên đường (cùng mỗi bên đường) tối thiểu 2 cọc mốc.
- Quy cách cắm: Mốc được chôn sâu bình quân 50cm, bệ mốc bằng BTXM, phần trên mặt đất khi cắm mốc có chiều cao bình quân 50cm (chi tiết tại tập bản vẽ kèm theo).
- Sau khi cắm mốc lộ giới trên các tuyến đường, các xã phải lập hồ sơ bình đồ duỗi thẳng sơ họa các cọc mốc trên tuyến để quản lý phần đất hành lang an toàn đường bộ.
3. Công tác quản lý duy tu, bảo dưỡng
Thực hiện theo Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 23/11/2011 của UBND tỉnh về Ban hành quy chế quản lý nhà nước trong duy tu, bảo dưỡng và bảo trì đường GTNT Hà Tĩnh.
4. Tổ chức thực hiện quản lý hệ thống giao thông nông thôn
- Ủy ban nhân dân các xã có trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác quản lý, bảo trì hệ thống công trình giao thông trên địa bàn thuộc phạm vi do mình quản lý; bố trí cán bộ có năng lực trình độ chuyên môn phù hợp để thực hiện công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng và bảo trì công trình giao thông.
- Hằng năm UBND cấp xã phải bố trí đủ nguồn theo quy định để thực hiện quản lý, bảo trì các tuyến đường xã quản lý và chỉ đạo các thôn, xóm lập kế hoạch huy động công sức của nhân dân địa phương để duy tu, bảo dưỡng công trình cùng với Ngân sách Nhà nước hỗ trợ hằng năm theo Nghị quyết 112/2009/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về duy tu, bảo dưỡng đường GTNT.
- Thành lập Tổ giám sát cộng đồng, giám sát duy tu, bảo dưỡng để giúp Ủy ban nhân dân xã quản lý, thực hiện;
- Tiến hành triển khai tổ chức thực hiện công tác quản lý và bảo trì hệ thống công trình giao thông, xây dựng kế hoạch và lập dự toán chi tiết các danh mục duy tu bảo dưỡng hàng năm các tuyến đường đơn vị mình quản lý.
Trên đây là Hướng dẫn của Sở GTVT về phân cấp loại đường, quy mô kỹ thuật, quy trình thực hiện trong xây dựng và quản lý bảo trì đường GTNT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 cho các công việc có tính chất chung nhất và thay thế Hướng dẫn số 1182/SGTVT-KH ngày 24/4/2013, Văn bản số 523/SGTVT- KHTC ngày 13/02/2014 (có thể truy cập từ trang Web của Sở theo địa chỉ gtvthatinh.gov.vn để tải về). Trong quá trình triển khai thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc hoặc cần quan tâm thêm đề nghị các đơn vị liên hệ trực tiếp với Sở GTVT để được hướng dẫn chi tiết./.
Nơi nhận: - UBND tỉnh (báo cáo); - Các Sở: Xây dựng, Tài chính, KH&ĐT, NN&PTNN; - Văn phòng Điều phối NTM tỉnh; - Tổng Cty KS&TM Hà Tĩnh; - Giám đốc, các Phó GĐ Sở; - UBND các huyện, thị xã, thành phố; - UBND các xã, phường, thị trấn (huyện sao gửi); - Văn phòng Sở (đăng tải lên website); - Lưu: VT, KH, QLGT, KTTĐ. | KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Trần Quang Tuấn |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |
Từ khóa » đường Trục Xã Là Gì
-
Phân Loại đường Giao Thông Nông Thôn - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Phân Loại đường Giao Thông Nông Thôn - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Số: 41/2013/TT-BNNPTNT - Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
-
Đường Trục Xã: Là Gì - Hàng Hiệu
-
Nguyên Tắc Phân Loại đường, Vị Trí Khu Vực đất Tại Các Huyện, Thành ...
-
Phân Biệt Quốc Lộ Và 5 Loại đường Bộ - CÔNG AN TRÀ VINH
-
Hỏi: Đường Giao Thông Nông Thôn được Phân Loại Như Thế Nào?
-
Quy định Về Khoảng Cách Từ đường Giao Thông đến Nhà Dân
-
Tư Vấn Mở đường Nông Thôn Mới Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện ...
-
Quy định Về Lề đường Tối Thiểu? Hành Lang An Toàn Giao Thông?
-
Việt Yên: Mở Rộng đường Làng - Việc Cần Làm Ngay
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 10380:2014 Đường Giao Thông Nông Thôn
-
Quảng Ngãi Nỗ Lực Bê Tông Hóa đường Giao Thông Nông Thôn
-
Vân Hồ đẩy Mạnh Phát Triển Giao Thông Nông Thôn - Báo Sơn La