Quy định Về Khoảng Cách Từ đường Giao Thông đến Nhà Dân
Có thể bạn quan tâm
Khoảng cách từ đường giao thông đến nhà dân được hiểu là quy định về giới hạn hành lang an toàn đường bộ. Khoảng cách được luật quy định cụ thể và rõ ràng trong nghị định 11/2010/NĐ-CP nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường bộ cũng như khoảng cách đến nhà của người dân.
Căn cứ pháp lý:
– Luật giao thông đường bộ năm 2008
– Quyết định 640/QĐ-BGTVT
– Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Mục lục bài viết
- 1 1. Phân loại đường bộ:
- 2 2. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ:
- 3 3. Giới hạn về hành lang an toàn đường bộ:
- 4 4. Quy định về hành lang đường bộ:
1. Phân loại đường bộ:
Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống, gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng, quy định như sau:
-Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, khu vực;
-Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh;
– Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện;
-Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của xã;
-Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị;
– Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ:
– Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.
-Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
-Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.
-Chính phủ quy định cụ thể phạm vi đất dành cho đường bộ, việc sử dụng, khai thác đất hành lang an toàn đường bộ và việc xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
3. Giới hạn về hành lang an toàn đường bộ:
Về hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quy định như sau:
Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:
a) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;
b) 13 mét đối với đường cấp III;
c) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;
d) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.
-Đối với đường đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Đối với đường cao tốc ngoài đô thị:
a) 17 mét, tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên;
b) 20 mét, tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm;
c) Trường hợp đường cao tốc có đường bên, căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bên để xác định hành lang an toàn theo Khoản 1 Điều này nhưng không được nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này.
– Đối với đường cao tốc trong đô thị:
a) Không nhỏ hơn 10 mét tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với hầm và cầu cạn;
b) Là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hầm và cầu cạn có đường bên và đường cao tốc có đường bên;
c) Từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ, nhưng không nhỏ hơn 10 mét đối với đường cao tốc không có đường bên.
– Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ.
Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.
-Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.
-Xử lý hành lang an toàn đường cao tốc đã được xác định theo quy định trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
4. Quy định về hành lang đường bộ:
Tóm tắt câu hỏi:
Ở chỗ em đang làm con đường du lịch. Con đường này đi sát vào hè nhà em, bước ra khỏi hè là đường. Theo em biết con đường rộng 9m, mép đường cách nhà em 1,25m. Vậy quy định về hành lang đường như thế nào? Mong Luật sư giúp đỡ.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 42 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
1.Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định tại quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định và quản lý quỹ đất dành cho dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy hoạch đã được phê duyệt’
2.Tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải bảo đảm từ 16% đến 26%. Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ quỹ đất phù hợp với loại đô thị.
Ngoài ra tại nghị định 11/2010/NĐ-CP có giải thích về
Điều 8. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là quỹ đất dành cho xây dựng các công trình giao thông đường bộ được xác định tại quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định và quản lý quỹ đất dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Đối với đô thị xây dựng mới, tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải bảo đảm theo loại đô thị như sau:
a) Đô thị loại đặc biệt: 24% đến 26%;
b) Đô thị loại I: 23% đến 25%;
c) Đô thị loại II: 21% đến 23%;
d) Đô thị loại III: 18% đến 20%;
đ) Đô thị loại IV, loại V: 16% đến 18%.
Quỹ đất dành cho giao thông đô thị là diện tích đất dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, không bao gồm diện tích sông, ngòi, ao, hồ và các công trình giao thông xây dựng ngầm.
Điều 15 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về giới hạn hành lang an toàn đường bộ như sau:
‘Hành lang đường bộ là phần đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ được quy định như sau:
1. Đối với đường ngoài đô thị: căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn của đường có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra hai bên là:
a) 47 mét đối với đường cao tốc;
b) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;
c) 13 mét đối với đường cấp III;
d) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;
đ) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.
2. Đối với đường đô thị, bề rộng hành lang an toàn được tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng của đường theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với đường cao tốc đô thị, bề rộng hành lang an toàn là 40 mét.’
Do bạn không nêu cụ thể khu vực nhà bạn ở đâu nên chưa thể xác định rõ trong trường hợp này phạm vi của hành lang đường bộ là bao nhiêu? Bạn cần xác định đường ở khu vực nhà bạn là loại I, II, III, IV, V theo quy định tại Quyết định 640/QĐ-BGTVT để xác định khoảng cách. Ngoài ra, tùy từng địa phương sẽ có quy hoạch riêng về giao thông, bạn nên tìm hiểu rõ địa phương bạn có quy hoạch này hay không để biết chính xác khoảng cách này.
Từ khóa » đường Trục Xã Là Gì
-
Phân Loại đường Giao Thông Nông Thôn - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Phân Loại đường Giao Thông Nông Thôn - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Số: 41/2013/TT-BNNPTNT - Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
-
Đường Trục Xã: Là Gì - Hàng Hiệu
-
Hướng Dẫn 855/HD-SGTVT Năm 2015 Về Phân Cấp Loại đường, Quy ...
-
Nguyên Tắc Phân Loại đường, Vị Trí Khu Vực đất Tại Các Huyện, Thành ...
-
Phân Biệt Quốc Lộ Và 5 Loại đường Bộ - CÔNG AN TRÀ VINH
-
Hỏi: Đường Giao Thông Nông Thôn được Phân Loại Như Thế Nào?
-
Tư Vấn Mở đường Nông Thôn Mới Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện ...
-
Quy định Về Lề đường Tối Thiểu? Hành Lang An Toàn Giao Thông?
-
Việt Yên: Mở Rộng đường Làng - Việc Cần Làm Ngay
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 10380:2014 Đường Giao Thông Nông Thôn
-
Quảng Ngãi Nỗ Lực Bê Tông Hóa đường Giao Thông Nông Thôn
-
Vân Hồ đẩy Mạnh Phát Triển Giao Thông Nông Thôn - Báo Sơn La